Các nhân tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 85)

CHƯƠNG 4 : HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB

4.2.1. Phân tích qua một số tiêu tài chính cơ bản

Đánh giá HQHĐ VCB TNB qua một số chỉ tiêu chính:

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA): Đây

là một chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của Hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay khơng hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả khi thu nhập ròng trên tổng tài sản tối thiểu phải đạt từ 0.9-1%. Đồ thị (hình 4.7) cho thấy hầu hết các CN trong khu vực đều đạt mức ROA khá lớn, đặc biệt các CN Cần Thơ, Phú Quốc đạt mức ROA tốt vào năm 2018. Tuy vậy một số CN như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Châu Đốc, Trà Vinh có mức ROA thấp, hoạt động chưa hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do các CN này có tỷ lệ nợ q hạn cao và phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều nên chênh lệch thu nhập-chi phí nhỏ hơn 0. CN Cần Thơ mặc dù có mức hiệu quả tốt nhưng xu hướng lại không ổn định, tăng dần từ năm 2015-2017, nhưng bước sang năm 2018 tỷ lệ ROA của CN này lại giảm. Nguyên nhân có thể là do chịu sự ảnh hưởng từ nhịp phát triển kinh tế của Tp. Cần Thơ năm 2018.

Hình 4. 8: Tỷ lệ ROA VCB TNB

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Các CN khác đều có mức ROA tốt, có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy các CN VCB trong khu vực đã nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực quản lý, giữ vững vị thế trong lòng khách hàng.

Chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí:

Tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động: Đây là thước đo phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác là khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng. Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên biên độ biến động khơng ổn định. Trung bình năm 2018 để tạo ra một đồng doanh thu thì các CN VCB khu vực TNB chỉ phải bỏ ra 0.45 đồng, giảm 0.03 đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy trung bình các CN VCB khu vực TNB đã sử dụng các yếu tố đầu vào ngày càng hiệu quả, tối thiểu hóa các chi phí hoạt động tốt. Dù hầu hết các CN như An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Phú Quốc, Tiền Giang, … đều cho thấy hoạt động có hiệu quả. Tuy vậy một số CN khác như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh lại tỏ ra hoạt động không hiệu quả.

Hình 4. 9: Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính:

Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê) để nghiên cứu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tín dụng. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ VCB TNB được thể hiện trong đồ thị hình 4.9 dưới đây.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Kết quả cho thấy, hầu hết các CN VCB của khu vực TNB có chất lượng tín dụng càng ngày càng cao, bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu của tồn khu vực có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2015-2018, tuy nhiên có dấu hiệu suy giảm nhẹ về chất lượng tín dụng. Thực vậy, tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2015 của các CN trong khu vực là 0.096%, đến năm 2017 giảm xuống còn 0.093%, nhưng đến năm 2018 con số này lại tăng nhẹ lên mức 0.0946%. Điều này có thể là do mặc dù hầu hết các CN trong khu vực đều duy trì được

chất lượng nợ tín dụng tốt như Cần Thơ, Phú Quốc, Trà Nóc, Tiền Giang nhưng số lượng các CN có mức chất lượng tín dụng thấp với tỷ lệ nợ xấu cịn cao là khá nhiều như các CN Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh. Thêm vào đó, một số CN như Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang cũng cho thấy có sự tăng nhẹ từ năm về tỷ lệ nợ xấu ở năm 2018 so với năm 2017, dù vẫn có xu hướng giảm cho tồn giai đoạn. Khi nợ xấu gia tăng sẽ khiến ngân hàng nói riêng bị thiệt hại đáng kể và làm giảm tính cạnh tranh của cả hệ thống ngân hàng nói chung do các tác động sau:

+ Tăng dự phòng rủi ro: Gia tăng nợ xấu sẽ kéo theo việc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ này.

+ Giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Không phải ngân hàng nào cũng công bố con số nợ xấu thực tế của đơn vị mình, nợ xấu tiềm ẩn của ngân hàng Việt Nam đuợc đánh giá là khá lớn so với con số cơng bố. Theo đó, số liệu tuyệt đối về lợi nhuận có thể tăng nhung tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tại một số ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh huởng.

+Rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống gia tăng: Nợ xấu sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng.

Hình 4. 10: Sự khác nhau về HQHĐ bán lẻ ở các CN theo các yếu tố về môi trường địa phương-mô tả cắt ngang năm 2018

Nguồn: Tính tốn của đề tài

Hình 4.7 mơ tả sự khác nhau về HQHĐ bán lẻ VCB TNB theo các yếu tố về môi trường địa phương như tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, tiềm năng thị trường. Độ lớn của đường tròn thể hiện độ lớn của chỉ số HQHĐ bán lẻ của các CN, màu của các địa phương thể hiện trên đồ thể hiện mức độ lớn của các yếu tố khi màu càng ngả về đậm. Kết quả thu được cho thấy, những tỉnh có tăng trưởng kinh tế lớn hơn, quy mơ dân số lớn hơn và tiềm năng thị trường bán lẻ lớn hơn thì có vịng trịn hiệu quả cũng lớn hơn so với các CN khác. Trong đó đáng kể có các CN như Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Nóc, Phú Quốc, An Giang cho thấy chúng có chỉ số hiệu quả lớn hơn so với các CN khác.

4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Qua các phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý các CN cho thấy có đến 90% số cán bộ được hỏi đều trả lời rằng mảng kinh doanh NHBL tại CN họ đang quản lý hầu hết còn tiềm năng lớn để phát triển trong những năm tới.

Tín dụng bán lẻ vừa có tài sản đảm bảo vừa có số dư nợ thấp hơn trên mỗi món vay nên thu nợ thuận tiện hơn. Do đó tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm, trong đó đáng chú ý tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm mạnh.

Các nhà quản lý cho rằng kết quả xử lý nợ xấu và kiểm sốt chất lượng tín dụng như vậy đã đạt được mục tiêu của đề án tái cơ cấu của toàn hệ thống sau ba năm triển khai. Tuy nhiên các nhà quản lý cũng nhận định rằng các chiến lược phát triển dịch vụ NHBL như gia tăng dịch vụ ngân hàng số, cho vay qua cơng nghệ cịn tồn tại một thách thức khá lớn đó quản trị rủi ro.

Các nhà quản lý cho rằng các hoạt động NHBL hiện nay của CN họ dù có nhiều khởi sắc và đạt được các thành tựu trong các triển khai chính sách của tồn hệ thống, nhưng về mặt hiệu quả vẫn chưa đảm bảo được tính ổn định, cịn nhiều biến động về hiệu quả qua các năm.

Các nhà quản lý cho rằng phần lớn các biến động về mặt hiệu quả chủ yếu xuất phát từ một số mặt tồn tại của các CN như trình độ quản lý của các nhà điều hành chưa xứng tầm với địa bàn CN quản lý và tiềm năng của thị trường tại khu vực đó. Hơn thế mặt quản trị rủi ro còn nhiều điểm cần nghiên cứu và đánh giá lại. Sự thay đổi liên tục trong các vấn đề liên quan đến rủi ro khiến cho hiệu quả của mảng hoạt động bán lẻ cần phải tiếp tục có nhiều giải pháp nâng cao hơn nữa.

4.2.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt qua mơ hình định lượng

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hầu hết các yếu tố đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng đáng kể lên HQHĐ bán lẻ của ngân hàng. Trong đó cụ thể:

Quy mô CN được đại diện bởi hai biến quymo được tính từ logarithm của tổng tài

sản của CN và biến số sodiemgd được lấy bằng cách đếm số điểm giao dịch của CN đó tính cả trụ sở chính của CN. Kết quả cho thấy, trái với kỳ vọng lý thuyết, quy mơ CN có tương quan âm ở mức ý nghĩa 5% đối với điểm hiệu quả bán lẻ của CN. Điều này hàm ý

rằng những CN có quy mơ tài sản càng lớn thì có HQHĐ bán lẻ càng giảm, hay những CN này đang sử dụng tài sản một cách lãng phí, quá nhiều điểm giao dịch khơng làm cho các CN có hiệu quả cao hơn mà ngược lại nhiều điểm giao dịch quá khiến cho các CN lãng phí nguồn lực, dẫn đến nguồn thu về khơng đủ để bù đắp chi phí cho các hoạt động dàn trải. Kết quả này cũng hàm ý, đối với các CN VCB tại khu vực TNB cần phải tiến hành ra soát lại hệ thống, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản để giảm thiểu các lãng phí do đầu tư quá dàn trải. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước của (Stewart, et al., 2016; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997).

Yếu tố an tồn vốn được đo lường bằng cách tính tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản của CN. Kết quả thu được cho thấy mức an tồn vốn càng tăng thì mức HQHĐ bán lẻ của các CN càng tăng. Kết quả này có ý nghĩa thống kê một cách đáng kể ở mức 1% với hệ số hồi quy là 1.59. Điều này ngụ ý rằng khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì HQHĐ bán lẻ sẽ tăng lên 1.59 điểm. Như vậy, để nâng cao HQHĐ bán lẻ, các CN khu vực TNB cũng nên lưu ý và việc nâng tỷ lệ an toàn vốn của CN. Kết quả tương đồng với các nghiên cứu khác của (Kaparakis và cộng sự, 1990; Elyasani et al, 1994; Mester, 1993; Mester, 1996) và Girardone et al, 2004).

Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy

Tên biến Hệ số Sai số chuẩn

Kiểm định đa cộng tuyến Hệ số VIF Kiểm định giải thuyết hệ số T-test quymo -0.1121** (0.049) 1.79 0.0214 sodiemgd -1.4417*** (0.435) 1.98 0.0009 antoanvon 1.5923*** (0.447) 2.38 0.0004 tylenoxau -476.0608*** (119.352) 2.69 0.0001 rchinhanvien -1.1547** (0.562) 2.07 0.0399 rchikhauhao -0.1551 (0.535) 1.49 0.7719 rchi_thu_hd -0.6491*** (0.222) 1.81 0.0035 tuoicn 1.5559*** (0.436) 2.51 0.0004 tangtruong 0.5468 (0.768) 1.78 0.4766 thunhap 0.0114 (0.009) 3.36 0.2082 rdanso 330.7291*** (94.233) 3.54 0.0004

Yếu tố đặc thù thời gian

2016.year 1.3823*** (0.450)

Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Kiểm định đa cộng tuyến Hệ số VIF Kiểm định giải thuyết hệ số T-test 2018.year 4.4185*** (1.336) Yếu tố đặc thù địa lý 2.Bac Lieu.idprovince 7.2731*** (1.919) 3.Ben Tre.idprovince 14.4187*** (3.957) 4.Ca Mau.idprovince 13.1127*** (3.689) 5.Can Tho.idprovince 13.5801*** (3.803) 6.Dong Thap.idprovince 16.1425*** (4.404) 8.Kien Giang.idprovince 23.2369*** (6.646) 9.Long An.idprovince 16.9042*** (4.627) 10.Soc Trang.idprovince 7.3323*** (2.028) 11.Tien Giang.idprovince 19.1479*** (5.540) 12.Tra Vinh.idprovince 6.9485*** (1.890) 13.Vinh Long.idprovince 8.1067*** (2.304) Hệ số 7.2554*** (1.778) /sigma_u 0.0000 (0.012) /sigma_e 0.0876*** (0.009) Số quan sát 60 60 Số CN quan sát 15 15 Số năm quan sát 4 4 Mơ hình 2.31 0.0003

Kiểm định Wald test Wald chi2(25)

= 635.88

Prob > chi2 = 0.0000

Ghi chú mức ý nghĩa: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.10 - Kết quả chi tiết xem phụ lục 3 Nguồn: Tính tốn của đề tài

Yếu tố chất lượng cho vay hay chất lượng tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu

trên tổng dư nợ. Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tương quan ngược chiều với điểm số HQHĐ bán lẻ ở mức ý nghĩa 1% với hệ số hồi quy khá lớn. Điều này hám ý rằng tỷ lệ nợ xấu càng tăng cao thì HQHĐ bán lẻ càng giảm. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước đó như (Molyneux et al., 1996; Intarachote, 2001; Berger & Mester, 1997; Kwan và Eisenbeis, 1996; Stewart, et al., 2016).

Các yếu tố liên quan đến chi tiêu đều cho thấy các mức chi tiêu càng tăng thì HQHĐ

càng giảm, trong đó yếu tố chi nhân viên và tỷ lệ chi hoạt động so với tổng thu hoạt động có ý nghĩa đáng kể lần lượt ở mức 5% và 1% trong ảnh hưởng lên HQHĐ bán lẻ. Điều này

ngụ ý rằng khi các CN tăng tỷ lệ chi cho lao động lên 1% và tăng tỷ lệ chi hoạt động trong tổng thu hoạt động lên 1% thì HQHĐ bán lẻ giảm lần lượt 1.15 điểm và 0.6 điểm. Kết quả này đưa ra gợi ý về các chính sách cắt giảm chi tiêu và quản lý chi tiêu hiệu quả của các CN. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó của (Berger và Mester, 1997; Bauer et al., 1998).

Yếu tố tuổi của CN được đại diện bằng số năm hoạt động của CN đó. Kết quả thu

được cho thấy tuổi của CN có tương quan dương đối với HQHĐ bán lẻ với mức ý nghĩa 1%. Điều này hàm ý rằng những CN càng có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trên địa bàn thì càng hoạt động hiệu quả hơn trong kinh doanh dịch vụ NHBL. Kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước đó của Mester (1994, 1996). Kết quả này cho thấy trong việc xây dựng các chiến lược nâng cao HQHĐ của các CN tại khu vực TNB, yếu tố kinh nghiệm của CN là một trong những yếu tố đáng chú ý, rằng kinh nghiệm làm việc lâu năm cho thấy các CN am hiểu rõ hành vi, văn hóa của khách hàng tại khu vực đó và do đó các khâu chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng trong hoạt động bán lẻ được thực hiện hiệu quả hơn, nâng cao tín nhiệm của CN tại địa phương hơn và chiếm được lòng trung thành của khách hàng hơn.

Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh như tăng trưởng kinh tế, thu nhập và

dân số theo kỳ vọng sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ của các CN. Tuy nhiên kết quả hồi quy thu được lại cho thấy không tồn tại bằng chứng cho rằng tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân của người dân địa phương có ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ như kỳ vọng lý thuyết. Điều này có thể do các dữ liệu về tăng trưởng và thu nhập thu thập trong giai đoạn nghiên cứu là các chuỗi dữ liệu thời gian quá ngắn, các thay đổi trong tăng trưởng, hay khác biệt tăng trưởng giữa các địa phương trong cùng một khu vực kinh tế là chưa nhiều và thu nhập bình qn đầu người cũng khơng có nhiều biến động hay khác biệt lớn giữa các địa phương và do đó phần nào chưa đủ bằng chứng mạnh mẽ để cho thấy tồn tại sự ảnh hưởng của những yếu tố này lên HQHĐ bán lẻ của các CN. Tuy nhiên yếu tố dân số được đo lường bằng tỷ lệ dân số địa phương nơi CN hoạt động trong tổng dân số trong khu vực thì lại cho thấy có bằng chứng đáng kể về ảnh hưởng của quy mô dân số đối với HQHĐ bán lẻ. Yếu tố này cho đại diện cho ý nghĩa tiền năng thị trường bán lẻ của các CN.

Những CN hoạt động ở những địa phương có quy mơ dân số lớn hơn đồng nghĩa với việc tiềm năng khai thác thị trường lớn hơn thì có HQHĐ bán lẻ lớn hơn. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của (Noulas, et al., 2008; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997). Cuối cùng, từ kết quả thu được về yếu tố quy mô dân số cho thấy việc xây dựng các chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)