Sơ lược về COSO 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng tại công ty TNHH XNK đại dương xanh (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Sơ lược về COSO 2013

Tác giả chọn khung kiểm soát nội bộ COSO 2013 làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này vì một số lý do sau:

- Thứ nhất, KSNB hiện nay đang trong giai đoạn phát triển khơng cịn bó hẹp trong phạm vi như kiểm sốt tiền, kiểm sốt kế tốn, hay kiểm sốt tài chính, kiểm sốt công nghệ thông tin riêng biệt…mà hệ thống KSNB cần được xem xét toàn diện liên quan đến tất cả hoạt động kinh doanh và công tác quản trị trong DN khung COSO đáp ứng được điều này, cụ thể COSO 2013 khơng chỉ liên quan đến kiểm sốt BCTC mà COSO 2013 còn được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động và tuân thủ, quản trị rủi ro.

- Thứ hai, Báo cáo COSO 2013 được sử dụng phổ biến trong các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước.

- Thứ ba, Báo cáo COSO 2013 mang tính hướng dẫn cao. Báo cáo COSO 2013 nêu cụ thể và chi tiết các nguyên tắc, các yếu tố, các chỉ báo phục vụ cho việc thiết kế, vận hành và đánh giá hệ thống KSNB và chi tiết cho từng thành phần.

- Thứ tư, COSO 2013 thể hiện được tính gắn kết giữa KSNB và quản trị doanh nghiệp. Như đã đề cập KSNB hiện nay cần mang tính tồn diện, khung COSO 2013 đã thể hiện điều này khi xác định đánh giá rủi ro là một trong 5 bộ phận của hệ thống KSNB. Ngoài ra, một trong những điểm cập nhật của báo cáo COSO 2013 là mở rộng phần thảo luận về quản trị DN. Do vậy, khung kiểm soát COSO 2013 với sự kết hợp KSNB và quản trị rủi ro giúp tăng thêm kỳ vọng về hiệu quả hoạt động quản trị DN.

HTKSNB là công cụ quan trọng giúp DN giám sát toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế các DN đã ngày càng quan tâm đến KSNB toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về KSNB để giúp các đơn vị có thể xây dựng HTKSNB hữu hiệu. Năm 2013, sau 20 năm kể từ khi báo cáo COSO lần đầu tiên được ban hành, với đòi hỏi từ môi trường kinh doanh biến động, sự phụ thuộc ngày càng cao vào công nghệ thông tin, sự thay đổi của các chuẩn mực, quy định,… báo cáo COSO 2013 đã ra đời với nhiều điểm mới quan trọng và đáp ứng, liên kết với hoạt động quản trị DN.

Các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO 2013:

Môi trường kiểm sốt

Theo COSO 2013, mơi trường kiểm soát là một loạt các tiêu chuẩn, quá trình, cấu trúc cung cấp cơ sở cho việc thực hiện KSNB dọc khắp tổ chức. Hội đồng quản trị và nhà quản trị cấp cao thiết lập tinh thần chung, triết lý quản trị căn cứ vào tầm quan trọng của KSNB và các tiêu chuẩn đạo đức.

- Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức: là yếu tố quan trọng trong mơi

trường kiểm sốt, có tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của KSNB. Cam kết về tính chính trực là việc khẳng định và thực thi sự minh bạch, tôn trọng và công bằng trong mối quan hệ, các ứng xử của nhà quản trị DN với các bên liên quan như người lao động, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan quản lý, cộng đồng và xã hội … Hình thành tính chính trực sẽ giúp nhân viên, người lao động trong tổ chức tin tưởng, gắn kết và nỗ lực hết mình trong q trình thực hiện cơng việc. Duy trì tính chính trực trong mối quan hệ với khách hàng sẽ gây dựng nên danh tiếng, giá trị thương hiệu riêng của DN và dần sẽ có được sự trung thành của khách hàng.

- Triết lý quản trị và phong cách điều hành: Triết lý quản trị là tập hợp niềm tin và

thái độ mô tả cách thức nhà quản trị giải quyết công việc từ việc phát triển và thực thi các kế hoạch chiến lược đến các hoạt động hàng ngày. Triết lý quản trị phản ánh các giá trị ảnh hưởng tới văn hóa của tổ chức và phong cách điều hành và trực tiếp quyết định đến hiệu quả tổ chức, thực thi và duy trì kiểm sốt nội bộ ở DN

đó. Triết lý quản trị và phong cách điều hành của ban quản trị thể hiện trên khía cạnh như: quan điểm chấp nhận rủi ro, quan điểm về lập và trình bày BCTC, quan điểm chức năng xử lý thơng tin, kế tốn và nhân sự kế toán.

- Sự tham gia của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên và ủy ban kiểm soát: mơi

trường kiểm sốt chịu ảnh hưởng lớn bởi hành động của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm soát với nguyên tắc hội đồng quản trị, hội đồng thành viên phải đảm bảo sự độc lập khỏi việc điều hành và thực hiện việc giám sát sự phát triển và hiệu quả của KSNB.

- Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn: cơ cấu tổ chức phải quy định cụ thể và

rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và thiết kế hoạt động kiểm soát tránh sự chồng chéo cũng như khả năng bỏ sót lĩnh vực ngồi sự kiểm sốt. Đồng thời, cơ cấu tổ chức cần đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, chức năng cũng như đảm bảo sự tách biệt giữa các chức năng phê chuẩn.

- Chính sách nhân sự và cam kết về năng lực: Về chính sách nhân sự, nhà quản trị

ở tất cả các cấp nên quy định chính sách, thủ tục, cấu trúc và q trình để thu hút, đào tạo, đánh giá và duy trì cá nhân có năng lực phù hợp.

Đánh giá rủi ro

Xác định mục tiêu công ty: Cần xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu chi tiết, mục

tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực.

Nhận dạng rủi ro: Cần nhận diện và xác định được từng loại rủi ro từ bên trong và

bên ngồi cơng ty.

Đánh giá rủi ro: Cần thực hiện tốt quy trình phân tích và đánh giá rủi ro để xác định

được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của công ty, xác định rủi ro nào nên tránh, rủi ro nào cần giảm thiểu hoặc chấp nhận. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng đối với những nhân viên đề xuất các biện pháp hữu hiệu đối phó với các rủi ro.

Xây dựng kế hoạch phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro: Đưa ra các biện pháp phịng ngừa,

kiểm sốt rủi ro, thiết lập các thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro. Quy định người chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro.

Giám sát việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro: Cần xây dựng hệ thống báo cáo,

kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ quy trình quản lý rủi ro.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được thiết lập thơng qua các chính sách, thủ tục để giúp đảm bảo rằng các chỉ thị quản trị được thực hiện nhằm hạn chế rủi ro và đạt được mục tiêu của cơng ty.

Hoạt động kiểm sốt được thực hiện ở tất cả các mức độ trong tổ chức, ở tất cả các giai đoạn trong quá trình của DN và trên mọi môi trường công nghệ. Hoạt động kiểm sốt về bản chất có thể là bảo vệ và phát hiện nó có thể bao gồm một loạt các hoạt động tự động hay bằng tay như phân quyền, phê chuẩn, xác minh, điều chỉnh và xem xét lại hoạt động trong DN. Phân chia trách nhiệm thường được xây dựng trên cơ sở lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát.

Hoạt động kiểm sốt của các cơng ty khác nhau là hồn toàn khác nhau, và phụ thuộc vào bản chất, tình hình thực tế, phạm vi hoạt động và mục tiêu quản lý của cơng ty. Cần duy trì và hồn thiện tốt hoạt động kiểm soát tổng quát, kiểm soát các hoạt động trọng tâm, được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ. Trước hết các nguyên tắc kiểm soát cần phải thực hiện tốt như phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn ủy quyền. Cần bố trí cán bộ nhân viên thực hiện hoạt động kiểm sốt có năng lực và đủ thẩm quyền.

Thông tin và truyền thông

Là điều kiện khơng thể thiếu trong việc thiết lập duy trì và nâng cao năng lực kiểm sốt của DN thơng qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về các hoạt động cho các đối tượng sử dụng cả bên trong và bên ngồi DN. Trong đó, hệ thống thơng tin kế tốn là một phân hệ quan trọng với mục tiêu hướng đến BCTC. Truyền thơng là một thuộc tính của hệ thống thơng tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trị của của việc truyền đạt thơng tin, đảm bảo các kênh thông tin trong nội bộ được tổ chức một cách hữu hiệu, đồng thời các thơng tin bên ngồi cũng được tiếp nhận, phản hồi trung thực, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Là quá trình nhà quản lý đánh giá chất lượng hoạt động của KSNB trong từng giai đoạn. Điều quan trọng trong giám sát là phải đánh giá KSNB có được thiết lập và vận hành hữu hiệu hay khơng, và có cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không. Để đạt hiệu quả tốt, nhà quản lý cần thực hiện giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.

Kết luận chương 2

Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây là bước rất quan trọng trong qua trình nghiên cứu của tác giả. Qua đó tác giả học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm khi vận hành, triển khai hồn thiện KSNB một chu trình cụ thể - chu trình mua hàng.

Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm như các hạn chế, nguyên nhân, giải pháp rút ra từ các nghiên cứu trước đây, đã cung cấp cho tác giả cơ sở để dự đoán nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của hệ thống KSNB chu trình mua hàng hiện tại của Đại Dương Xanh ở chương 3. Ngoài ra, dựa trên các giải pháp đã được các nghiên cứu trước đề xuất cũng sẽ cho tác giả có cơ sở để xây dựng giải pháp và kế hoạch hành động ở chương 4 và chương 5.

CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng tại công ty TNHH XNK đại dương xanh (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)