Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Stiglitz (1995) nghiên cứu về tài chính của bệnh viện cơng tại Hoa Kỳ. Stiglitz
(1995) cho rằng tính hiệu quả và tính công bằng trong hoạt động của bệnh viện công là vấn đề cần phải giải quyết. Theo Stiglitz (1995),”để giải quyết vấn đề nêu trên, quản lý tài chính đối với bệnh viện cơng phải tính đến nhiều mối quan hệ phức tạp: quan hệ Chính phủ với bệnh viện, bệnh viện với người sử dụng dịch vụ y tế, Chính phủ với người dân, thị trường với sự can thiệp của Chính phủ. Đây được xem là cách tiếp cận mang tính tổng quát khi nghiên cứu về tài chính ở bệnh viện cơng tại các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển.”
Ikegami (2013) nghiên cứu về tự chủ tài chính tại bệnh viện ở Nhật Bản. Theo
Ikegami (2013) những nội dung chủ yếu cần thiết cho tự chủ tài chính tại bệnh viện là: Nguồn thu của tất cả các bệnh viện đều từ việc cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở thu phí dịch vụ; Chính phủ quy định mức phí và điều kiện về thanh toán đối với tất cả bệnh viện.
Thanasas (2013) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của
bệnh viện: Trường hợp bệnh viện Đại học Hy Lạp. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của Bệnh viện Đại học Cơng lập. Các chi phí hoạt động được đưa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm các loại chi phí: chi phí vật tư tiêu hao, chi phí vật tư dược phẩm, chi phí vật liệu chỉnh hình, chi phí thuốc thử phịng thí nghiệm, chi phí vệ sinh, chi phí phục vụ, chi phí thiết bị cơ điện, chi phí sửa chữa và bảo trì, chi phí dịch vụ của bên thứ ba, chi phí tiền lương và cuối cùng là các chi phí khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến chi phí hoạt động của bệnh viện gồm có số lượng bệnh nhân và thời gian nằm viện trung bình.”