Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công lập trường hợp bệnh viện y học cổ truyền đồng tháp (Trang 66 - 68)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

“Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với bệnh viện công hiện nay chủ yếu là khai thác các nguồn thu mà chưa có biện pháp kích thích tăng trưởng, ni dưỡng và phát triển nguồn thu bền vững. Theo quy định hiện nay, nguồn thu giá dịch vụ được dùng để chi trả cho các khoản chi thường xuyên (chi chuyên môn, chi lương, chi hành chính, chi thưởng cho CBNV, nộp về NSNN) mà chưa được sử dụng cho đầu tư cho nâng cấp tài sản cố định, mua sắm lớn tài sản nhằm nâng cao năng lực hoạt động của bệnh viện.”

Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về cơ chế tài chính của bệnh viện có nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, thiếu các quy định về cho phép bệnh viện cơng được nhận vốn góp hoặc tham gia góp vốn đầu tư, đi vay, sử dụng vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế và cá nhân.

Các tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước ban hành không đầy đủ, thiếu rõ ràng, chậm điều chỉnh theo sự thay đổi của xã hội. Các định mức chi tiêu hiện nay chưa tính đầy đủ chi phí nhân cơng, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố định.

Những năm qua tỉnh Đồng Tháp có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng do xuất phát điểm thấp nên chi tiêu cho y tế của người dân trên địa bàn cũng còn thấp, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của các bệnh viện trên địa bàn nói chung và Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp nói riêng.

“Các kế hoạch tài chính của bệnh viện chủ yếu được xây dựng theo từng năm. Bệnh viện chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng, chưa xác định được chiến lược cạnh tranh và hợp tác cơ bản trong q trình phát triển. Do đó, các kế hoạch, giải pháp về tài chính để thực hiện các mục tiêu đã đề ra chưa phù hợp với kinh tế thị trường, dẫn đến hiệu quả thấp.

Số lượng cán bộ, nhân viên của Bệnh viện còn thiếu so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân dẫn đến tình trạng quá tải ở hầu hết các khoa, bộ phận. Cán bộ nhân viên bệnh viện phải thường xuyên làm thêm giờ, trực đêm, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và khả năng tái tạo sức lao động.

Mức thu nhập của CBNV tại Bệnh viện tuy có nhiều cải thiện trong thời gian qua, nhưng chưa tương xứng với đặc thù của nghề y. Thu nhập của bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm khoảng 10 triệu đồng/tháng, tương đương với nhân viên có thâm niên 3 - 5 năm tại doanh nghiệp, chỉ đảm bảo cho các nhu cầu tối thiểu của bản thân người bác sĩ. Do đó, để có thể ni sống gia đình, bác sĩ phải làm thêm ở các phòng khám tư nhân. Áp lực thời gian làm việc, áp lực thu nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến sức lực và tinh thần làm việc của đội ngũ bác sĩ.

Lãnh đạo các khoa đều là các bác sĩ giỏi về chuyên môn nhưng am hiểu chưa nhiều về quản lý tài chính tại bệnh viện theo cơ chế tự chủ tài chính tồn bộ, từ đó dẫn việc triển khai gặp một số khó khăn.”

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã tập trung phân tích thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018. Kết quả cho thấy, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp đã đáp ứng được các điều kiện theo lộ trình đảm bảo tự chủ tồn bộ chi phí thường xun. Đến cuối năm 2018, Bệnh viện đã hoàn toàn tự chủ 100% chi phí thường xuyên. Nguồn thu sự nghiệp y tế ngày càng lớn, thu nhập của người lao động được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được người dân đánh giá khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công lập trường hợp bệnh viện y học cổ truyền đồng tháp (Trang 66 - 68)