Các nghiên cứu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công lập trường hợp bệnh viện y học cổ truyền đồng tháp (Trang 28 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam

Trần Thu Hà (1997), nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp có thu.“Đề tài này là một cơng trình khoa học nghiên cứu tương đối tổng quát về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, đã tổng kết, đánh giá khá toàn diện về thực trạng hoạt động sự nghiệp và tình hình quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường (giai đoạn 1991-1995). Đã đánh giá được những vướng mắc, hạn chế trong chính sách như: về quản lý phí, lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp chưa thống nhất, chưa phù hợp với các loại hình hoạt động sự nghiệp.”

Phạm Chí Thanh (2011), nghiên cứu về đổi mới chính sách tài chính đối với

khu vực sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam.”Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ, tức là Nhà nước mua các

dịch vụ của đơn vị này. Do vậy, đơn vị được quyền quyết định trong quản lý, sử dụng kinh phí và chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp cần đổi mới theo hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và hoạt động của đơn vị sự nghiệp cơng lập.””

“Từ đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp,”trong đó có những giải pháp có tính đột phá: chuyển chính sách phí, lệ phí hiện nay sang chính sách quản lý giá dịch vụ, theo hướng ĐVSN thực hiện hạch tốn đầy đủ chi phí hoạt động bao gồm cả chi phí khấu hao; chuyển cơ chế chi NSNN cho đơn vị sự nghiệp cơng lập mang tính bao cấp hiện nay sang quản lý chi theo kết quả hoạt động, có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách.”

Ngân hàng thế giới (2011), nghiên cứu về“chính sách tự chủ bệnh viện tại

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế tự chủ tài chính đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của bệnh viện công ở Việt Nam, thể hiện ở các chỉ tiêu như tổng nguồn thu, thu nhập của người lao động đều tăng, chi phí được sử dụng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực làm tăng chi phí điều trị, quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhân sự dịch chuyển từ tuyến dưới lên tuyến làm thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện vùng nơng thơn, vùng cịn nhiều khó khăn.”

Nguyễn Phương Quỳnh (2017), nghiên cứu tự chủ tài chính trong các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã có hiệu ứng tích cực đối với hoạt động của Bệnh viện. Nguồn thu, đặc biệt là thu từ sự nghiệp y tế có sự tăng trưởng dẫn đến cơ cấu nguồn thu dịch chuyển theo hướng tích cực; Các khoản chi tăng lên nhằm đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên của bệnh viện, đặc biệt là thu nhập của người lao động có sự cải thiện rõ rệt. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng có sự cải thiện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc như: Giá giá dịch vụ quá thấp, chưa phù hợp với thực tế; Một số cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ; Hệ thống tin học phục vụ quản lý chưa được

nâng cấp, dẫn đến quản lý chưa chặt chẽ.

Thơng qua lược khảo các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu tác giả nhận thấy nhìn chung đề tài nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cơng nói chung và các bệnh viện cơng nói riêng là đề tài tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mặc dù có rất nhiều bệnh viện cơng nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện. Hơn nữa, tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Tháp từ khi thành lập đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá thực tế tình hình thực hiện tự chủ tài chính. Chính vì thế, tác giả cho rằng đây cũng là một điểm mới, khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công lập trường hợp bệnh viện y học cổ truyền đồng tháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)