Một số nghiên cứu về động lực làm việc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ thị thực 24h vietnam visa (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu luận văn:

1.5 Một số nghiên cứu về động lực làm việc:

1.5.1 Mơ hình 10 yếu tố tác động nhằm tạo động lực của Kovach -1987

Mơ hình này được đưa ra vào năm 1987 bởi Kenneth S.Kovach. Theo Kovach thì yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động là có 10 yếu tố:

(1) Công việc thú vị (interesting work) : Thể hiện sự đa dạng, sự sáng tạo và thách thức trong công việc cũng như cơ hội để sử dụng năng lực của bản than nhân viên. (2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm (appreciation and praise for work done) : Là sự ghi nhận về việc hồn thành tốt cơng việc, sự ghi nhận về những đóng góp, góp phần vào sự thành cơng của công ty

(3) Sự tự chủ trong công việc (feeling of being in on things) : Nhân viên được quyền kiểm sốt cũng như chịu trách nhiệm với cơng việc của họ

(4) Công việc ổn định (Job security) : Công việc ổn định, người lao động không phải lo lắng đến giữ việc làm

(5) Lương cao (good wage) : Thể hiện người lao động nhận được tiền lương tương xứng với kết quả công việc của họ.

(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp (opportunities for advancement and development) : Thể hiện những cơ hội thăng tiến, phát triển dành cho nhân viên trong doanh nghiệp.

(7) Điều kiện làm việc tốt (good working conditions) : Thể hiện vấn đề an toàn, vệ sinh và thời gian làm việc.

(8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên (personal loyalty to employee) : Nhân viên luôn được tôn trọng tin cậy và được coi là một thành viên quan trọng.

(9) Xử lý kỹ luật khéo léo, tế nhị (Tactful discipline) : Thể hiện sự tế nhị, khéo léo của cấp trên khi góp ý và phê bình nhân viên.

(10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân (sympathetic help with personal problems) : Thể hiện việc cấp trên quan tâm, hỗ trợ khi giải quyết các vấn đề cá nhân của nhân viên.

1.5.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hửởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp của TP.HCM của Trần Kim Dung và Lê Thị viên tại các doanh nghiệp của TP.HCM của Trần Kim Dung và Lê Thị Bích Phụng (2011)

Mục tiêu nghiên cứu : Nhằm đo lường sự tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp ở TP.HCM . Cụ thể : (1) Xác định và kiểm định thang đo các yếu tố tạo động lực cho nhân viên. (2) Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố này đến động lực làm việc,

(3) Đề ra giải pháp nhằm tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp ở tại TP.HCM

Phương pháp nghiên cứu: Được thực hiện qua hai bước : Nghiên cứu sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ : bao gồm thảo luận nhóm, xem xét các yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) và điều chỉnh các yếu tố cho hợp lý. Nghiên cứu chính thức : Sử dụng phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá về các yếu tố tạo động lực cho nhân viên tại các doanh nghiệp Tp.HCM . Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Từ đó đề ra giải pháp cho các nhà quản trị trong việc tạo ra động lực làm việc cho nhân viên.

Kết quả nghiên cứu : qua phân tích đã xác định có 06 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại TP.HCM là :

(1) Công việc: là công việc phù hợp với người lao động, sự đa dạng, sáng tạo, thách thức trong công việc để người lao động có cơ hội phát huy năng lực cá nhân, các biến quan sát yếu tố này như sau: công việc phù hợp, có thú vị nhiều thách thức,

được giao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm, được tham gia vào việc ra quyết định

(2) Thương hiệu văn hóa cơng ty: Là hình ảnh của cơng ty trong nhận thức của nhân viên, trong nhóm này có các biến quan sát là chất lượng sản phẩm dịch vụ của cơng ty, văn hóa cơng ty, sự tự hào về thương hiệu của công ty,…

(3) Cấp trên trực tiếp: Các mối quan hệ với lãnh đạo cấp trên trực tiếp , chia sẽ hỗ trợ dành cho nhân viên. Bao gồm các biến quan sát như cấp trên khéo léo trong ứng xử với nhân viên, hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên, ghi nhận những đóng góp của nhân viên với cơng ty

(4) Đồng nghiệp: là khía cạnh giúp đỡ lần nhau chia sẽ các kinh nghiệm trong công việc, phối hợp để cũng hoàn thanh nhiệm vụ, Bao gồm các biến quan sát như: đồng nghiệp cởi mở , phối hợp trong công việc, chia sẽ những kinh nghiệm làm việc và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.

(5) Chính sách đãi ngộ: Các chính sách về khen thưởng, thăng tiến, các cơ hội được học tập, đào tạo, được công ty ghi nhận năng lực về những đóng góp của cá nhân, với các biến quan sát như: cơng ty có cơ chế khen thưởng rõ ràng, công bằng và kịp thời, có cơ hội thăng tiến công bằng cho những người có năng lực, được tưởng thưởng xứng đáng về những thành quả mà nhân viên đã đạt được, và nhân viên có cơ hội phát triển bản thân.

(6) Thu nhập và phúc lợi: là số tiền mà người lao động nhận được như các khoản thu nhập, trợ cấp, bảo hiểm….Yếu tố này bao gồm các biến quan sát: Cơng ty có chính sách phúc lợi đa dạng, nhân viên hài lịng với chính sách phúc lợi này, mức lương phù hợp năng lực của nhân viên

1.5.3 Nghiên cứu của Teek- Hong và Waheed (2011)

Teek – Hong và Waheed dựa trên nghiên cứu của thuyết hai nhân tố cả Herzberg, sử dụng các nhân tố tác động đến động lực làm việc để tiến hành cuộc khảo sát với nhân viên bán hàng tại Malaysia. Nghiên cứu đã xác định có 11 yếu tó tác động đến động lực làm việc của nhân viên: (1)Động lực làm việc, (2) sự công nhận, (3)Chính sách cơng ty, (4) Tiền, (5)Thăng tiến, (6)Thành đạt, (7) Công việc ổn định, (8)Quan

hệ với cấp trên, (9)Quan hệ với đồng nghiệp, (10)Phát triển sự nghiệp, (11)Bản chất công việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến có ảnh hưởng đến động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc, kế đến là được cơng nhận, tiếp theo là chính sách cơng ty và các yếu tố tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ thị thực 24h vietnam visa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)