6. Kết cấu luận văn:
3.2 Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH
3.2.2. Giải pháp nâng cao động lực làm việc thông qua yếu tố thương hiệu và văn hóa cơng
và văn hóa cơng ty
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tảng của tổ chức do đó việc chia sẽ những chiến lược cũng như mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về tồ chức cũng như sẽ giúp cho họ hiểu rõ được vai trò của bản thân mình trong sự phát triển của doanh nghiệp, để từ đó sẽ nỗ lực vì tương lai của tổ chức
Tăng cường phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ
Tiếp tục phát huy và đẩy mạnh việc nhận diện thương hiệu. Xây dựng hình ảnh là một doanh nghiệp chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ cung cấp thị thực.
Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng qua nhiều kênh như tổng đài, emai, mạng xã hội để có thể giải quyết kịp thời những yêu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Định kỳ tổ chức các chương trình khảo sát dành cho khách hàng về chất lượng phục vụ cũng như dịch vụ của doanh nghiệp nhằm có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
3.2.3. Giải pháp nâng cao động lực làm việc thông qua yếu tố cấp trên trực tiếp
Lắng nghe nhân viên đồng thời phải luôn tôn trọng những quan điểm của họ Để nhân viên tiếp tục cống hiến cũng như nhiệt huyết với công việc lãnh đạo nên tạo cho người lao động niềm tin vào ban lãnh đạo của công ty, tin tưởng vào chính sách và phương hướng phát triển của cơng ty.
Bên cạnh đó việc thấu hiểu về năng lực ưu và nhược điểm của nhân viên cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, vì chỉ khi hiểu rõ được năng lực của người lao động mới có thể phân cơng cơng việc hợp lý, cũng như hiểu rõ nhược điểm để tổ chức cho họ các buổi đào tạo nhằm khắc phục những nhược điểm này.
Hàng tuần nên có những buổi trao đổi giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên để lắng nghe những chia sẻ thêm về những khó khăn đang gặp phải trong cơng việc và tìm cách hỗ trợ khắc phục, đồng thời đây cũng là giải phá để truyền đạt những phương hướng phát triển của công ty đến cho các nhân viên nhằm giúp cho mọi người có một định hướng rõ ràng, để cùng hướng về một mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Khi nhân viên phạm phải sai lầm, lãnh đạo cần khéo léo khi phê bình nhân viên, một mặt giúp họ nhận ra sai lầm của mình để rành mắc phải trong lần sau, mặt khác tạo niềm tin cho họ khắc phục sai lầm đó. Hiện tại cơng ty đang thực hiện việc phê bình qua email đến tồn thể nhân viên, việc này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhân viên, cần nhanh chóng thay thế cách thức phê bình khác nhu có thể gặp trực tiếp để trao đổi với nhân viên mắc sai lầm và đồng thời cũng cảnh báo rủi ro đến cho toàn thể nhân viên tuy nhiên khơng nêu đích danh nhân viên đó.