Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số TTTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống trung tâm thương mại sense city (Trang 47 - 50)

2.5.5.1 Kinh nghiệm của AEON MALL

Hơn 29 năm qua, Tập đoàn AEON đã thành lập và vận hành nhiều chi nhánh kinh doanh tại Nhật Bản và nhiều nước như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Cam-pu-chia.

Bên cạnh việc luôn mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như trau dồi kinh nghiệm trong suốt q trình hoạt động, “Tập đồn AEON đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc của mình. Danh hiệu gần đây nhất mà tập đoàn nhận được là do Hội đồng Trung tâm thương mại quốc tế đã được trao cho AEON Lake Town – một trung tâm thương mại đặt tại Koshigaya, Nhật Bản. AEON Lake Town đã giành được cả hai giải thưởng: Giải thưởng cho Mơ hình kinh doanh bền vững và Giải thưởng vàng ở hạng mục Mơ hình kinh doanh tiên tiến và phát triển trung tâm bán lẻ mới với diện tích hơn 500.000 feet vuông không gian bán lẻ.

Được biết đến như “Trung tâm mua sắm quốc gia”, AEON Lake Town hiển nhiên là trung tâm thương mại lớn nhất tại Nhật Bản. AEON Lake Town cũng mở đường cho ngày càng nhiều các trung tâm mua sắm áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường qua việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến như tấm quang điện mặt trời, hệ thống điều hịa khơng khí sử dụng khí gas hybrid thân thiện với mơi trường và một trạm tiếp năng lượng tốc độ nhanh cho xe ô tô chạy bằng điện. Điều này đã làm cho AEON Lake Town thực sự trở thành một trung tâm thương mại thân thiện với môi trường một cách đúng nghĩa nhất.

Với sứ mệnh hoạt động là mang lại sự đầy đủ cho cuộc sống sinh hoạt của khách hàng, Tập đồn AEON đã đóng góp khơng ít cho cộng đồng địa phương

thông qua các hoạt động xã hội cũng như môi trường nhằm xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc.

Chuỗi các TTTM của AEON hiện đang được vận hành thành công tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Các TTTM AEON mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, bao gồm đa dạng các ngành hàng, từ quần áo, thực phẩm đến các mặt hàng đồ gia dụng. Các mặt hàng này được lựa chọn và giám định một cách kỹ lưỡng, đáp ứng một cách hoàn hảo về khẩu vị, và thị hiếu của người dân địa phương, cũng như sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.

Tại Việt Nam, khi đến với TTTM AEON, các khách hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm và vẫn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và có nhiều sự lựa chọn hơn cho ẩm thực với hàng trăm món ăn phù hợp khẩu vị người Việt Nam.

AEON hiện đang rất tích cực trên con đường phát triển các Trung Tâm Mua Sắm dựa trên tiêu chí hài hịa với cộng đồng xung quanh khơng chỉ tại Nhật Bản mà cịn ở các nước khác. AEON đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ và các tiện ích nhằm đáp lại sự thay đổi theo thời gian, môi trường cũng như những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tại Việt Nam, dưới mơ hình Trung Tâm Mua Sắm tiên tiến nhất, AEON mang đến cho khách hàng một “Điểm mua sắm tổng hợp” – nơi khách hàng có được những trải nghiệm mua sắm thú vị và vui vẻ, đặc biệt được tận hưởng những giờ phút thư giãn cùng gia đình, người thân và bạn bè với nhiều hoạt động giải trí và ẩm thực phong phú.”

Khác biệt với các TTTM khác, AEON không tập trung vào giảm giá thành làm lợi thế cạnh tranh mà tập trung tăng cường chất lượng dịch vụ của TTTM. Nhờ đó, AEON là một trong các TTTM thu hút đơng khách hàng tới nhất tại Việt Nam hiện nay.

2.5.5.2 Kinh nghiệm của Vincom Retail

Mơ hình kinh doanh của “CTCP Vincom Retail (Mã: VRE – do Tập đoàn Vingroup sở hữu 18,37% vốn điều lệ) bao gồm nhiều loại hình trung tâm thương mại khác nhau nhằm tiếp cận nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Có tổng cộng bốn loại hình, bao gồm Vincom Megamall, Vincom Center, Vincom Plaza và Vincom+.

Từ năm 2015, Vincom Retail nhanh chóng mở rộng tại các tỉnh thành cấp 2 và 3. Với vị trí tại trung tâm của các tỉnh thành và gần như khơng có sự cạnh tranh được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế tuyệt đối cho công ty.

Bảng 2.2. Một số thơng tin về mơ hình bán lẻ của Vincom Retail

(Nguồn: Vincom Retail, RongViet Securities tổng hợp)

Các TTTM Vincom Center và Megamall, Vincom Retail thu hút các thương hiệu nhằm thu hút khách hàng đến các trung tâm mua sắm như H&M, Zara, Old Navy, Massimo Dutti, Pull & Bear, Stradivarious…

Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài khác cũng đang nhắm vào thị trường bán lẻ Việt Nam như Uniqlo, F21, và có thể đang trong quá trình đàm phán với Vincom Retail về hợp đồng cho thuê.

Hiệu quả rõ ràng nhất là từ khi Vincom Retail hợp tác với những thương hiệu lớn như Zara hoặc H&M tại Vincom Đồng Khởi, sự hợp tác này mang lại sự đột biến về lưu lượng khách. Ngoài ra, nhiều thương hiệu nước ngoài trở thành “cửa hàng chính” (flagshop store), chẳng hạn như Armani Exchange và Adidas.

Tại các tỉnh cấp 2 và 3, hai mơ hình kinh doanh cịn lại bao gồm Vincom Plaza và Vincom+, nhắm đến các khách hàng có thu nhập thấp hơn. Kết quả là khách thuê tại các trung tâm mua sắm này sẽ là các thương hiệu cấp thấp hơn, phù hợp hơn với

thu nhập người tiêu dùng địa phương. Tại các thị trường này, nhiều thương hiệu bán lẻ có kế hoạch mở rộng “dạng chuỗi”, chủ yếu trong ngành bán lẻ và thực phẩm, như Canifa hoặc Highlands Coffee…

Ngồi ra, điểm độc đáo trong mơ hình kinh doanh của Vincom Retail so với các đối thủ khác là hệ sinh thái tồn diện.

Đó là sự kết hợp giữa nền tảng trực tuyến, cụ thể là Adayroi (4,4 triệu thành viên vào tháng 6/2018) và hệ thống khách hàng thân thiết VinID, cung cấp giải pháp toàn diện cho cả người bán hàng và đối tượng khách hàng khác.

Vincom Retail có kế hoạch mở 20-30 trung tâm mua sắm mỗi năm, dự kiến phủ khắp hơn 50 tỉnh và tăng mạng lưới trung tâm lên 200 vào năm 2022. Tính đến tháng 7/2018, có tổng cộng 55 trung tâm thương mại đang hoạt động phủ 32 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

Về diện tích sàn bán lẻ, theo số liệu từ Savills, CTCP Chứng khốn Rồng Việt (VDSC) tính tốn Vincom Retail chiếm 30% thị phần tại TP HCM và 55% thị phần tại Hà Nội. Hai thành phố lớn này vẫn là hai thị trường lớn nhất của Vincom Retail, chiếm 70-80% tổng doanh thu. Tuy nhiên, cơng ty có kế hoạch tăng cường mở rộng ở các thành phố cấp 2 và 3 trong vòng 5 năm tới.”

VDSC đánh giá việc mở rộng ra các thị trường tại tỉnh thành cấp 2 và 3 có thể đi trước tiềm năng phát triển bán lẻ hiện đại tại các khu vực này. Do hành vi mua sắm tại địa phương, Vincom Retail có thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng thị trường, đi kèm với việc cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống trung tâm thương mại sense city (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)