Phong cách lãnh đạo chuyển dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng, vai trò của ý nghĩa công việc và niềm tin đối với lãnh đạo đến sự gắn kết công việc của nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.3. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng

Nhà lãnh đạo chuyển dạng là người yêu cầu ý tưởng và giá trị đạo đức của nhân viên phải cao hơn, mong muốn phải cao hơn và khuyến khích nhân viên nỗ lực nhiều hơn cho tổ chức (Bass, 1990; 1995; Bass và Avolio, 1990)

Lãnh đạo chuyển dạng thúc đẩy nhân viên bằng cách vạch ra tầm nhìn mà nhân viên có thể đạt được thơng qua nỗ lực cá nhân vượt bậc và động viên nhân viên đạt được ở cấp độ cao hơn mức họ suy nghĩ là giới hạn của họ.

Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo phong cách chuyển dạng với nhân viên đặc trưng bởi sự tự hào và tôn trọng. Nhân viên tự hào khẳng định chính mình với lãnh đạo và trung thành với lãnh đạo. (Bass và Avolio, 1990).

Lãnh đạo theo phong cách chuyển dạng là khuyến khích nhân viên giải quyết vấn đề chứ không đưa ra giải pháp và hướng dẫn nhân viên thực hiện (Buhler, 1995). Bass và Avolio (1994) cho rằng hành vi này dẫn đến kết quả khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên ngày càng tăng mà người lãnh đạo không thể lường trước được. Đồng quan điểm, Yammarino và cộng sự (1995) cũng cho rằng người lãnh đạo kích thích trí tuệ thường là người chịu rủi ro cao và đặt niềm tin vào cấp dưới.

Nhân viên làm việc cho người lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo chuyển dạng sẵn sàng thêm việc vào bảng mô tả cơng việc của mình khi họ tăng hiểu biết về tổ chức. (Avolio và cộng sự, 1991).

Lãnh đạo theo phong cách chuyển dạng có khả năng khuyến khích nhân viên hướng đến việc đạt được những mục tiêu cao hơn có giá trị hơn cho tổ chức, bao gồm năng suất cao hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn và giải quyết được các vấn đề của xã hội (Spector, 2004).

Phong cách lãnh đạo chuyển dạng thể hiện đặc điểm là khơng bao giờ hài lịng với tình trạng hiện tại. Những người lãnh đạo chuyển dạng ln tìm kiếm và tạo ra những thay đổi có ý nghĩa và giá trị cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Nhưng người lãnh đạo không áp đặt sự thay đổi như mệnh lệnh cứng ngắc mà họ làm cho nhân viên cùng tham gia vào việc thay đổi từ những công việc thường nhật. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng rất phù hợp với sự vận hành của ngân hàng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như ngày nay.

Bass và cộng sự (1995; 2004) đã đưa ra 5 yếu tố thành phần đo lường phong cách lãnh đạo chuyển dạng:

Kích thích trí tuệ: khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đánh giá lại những

yếu tố then chốt hình thành nên tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất mới, giải quyết vấn đề theo cách tiếp cận mới. Gợi ý cho nhân viên đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề và thử thách. Được sự hỗ trợ như vậy, nhân viên không kháng cự lại sự tiến bộ của bản thân, gắn kết cao hơn với công việc, với đồ ng nghiệp và tổ chức.

Quan tâm cá nhân: thảo luận cá nhân với nhân viên để đánh giá mục tiêu và

phát triển kỹ năng, chú tâm đến nhu cầu chi tiết, khả năng của nhân viên và các mối quan tâm của nhân viên. Lãnh đạo lắng nghe và chia sẻ với những mối quan tâm của nhân viên, đồng thời giúp nhân viên xây dựng sự tự tin. Xem xét nhu cầu phát triển của nhân viên và giúp nhân viên phát huy hết tiềm năng, khiến nhân viên thỏa mãn được nhu cầu về sự tự thể hiện (Northouse, 2010). Người lãnh đạo hướng dẫn, huấn luyện và tư vấn cho nhân viên, gắn nhu cầu của nhân viên với mục tiêu của tổ chức để đạ được những mốc phát triển cao hơn.

Thúc đẩy cảm hứng: là việc truyền động lực và thúc đẩy nhân viên bằng việc

nhằm đạt được thành công trong công việc cũng như thấy được tầm nhìn hấp dẫn trong tương lai, khiến cho nhân viên thấy tự tin gia tăng niềm tin đối với lãnh đạo. Lãnh đạo đưa ra ví dụ về những nhiệm vụ khó khăn, nhưng vẫn duy trì sự lạc quan trong khủng hoảng và tìm cách giảm tải công việc bằng cách áp dụng phương pháp làm việc sáng tạo. Từ đó kích thích nhân viên hành động bằng một niềm tin mãnh liệt giúp cho chính cá nhân họ và tập thể vượt qua khó khăn và chinh phục thử thách mới.

Ảnh hưởng lý tưởng (phẩm chất): là biểu tượng để nhân viên noi theo, nhân

viên cảm thấy tự hào và được tôn trọng khi được làm việc với người lãnh đạo mà họ tin cậy, khi đó họ ln sẵn sàng đặt lợi ích chung của tập thể lên trên hết.

Ảnh hưởng lý tưởng (hành vi): là nhà lãnh đạo không biểu hiện quyền lực

bằng việc ra mệnh lệnh mà thông qua hành động trong công việc để truyền đạt cho nhân viên những giá trị quan trọng và tầm quan trọng của việc phấn đấu đạt mục tiêu, sứ mệnh của công ty. Luôn chú trọng vấn đề về đạo đức khi hành động, khi ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng, vai trò của ý nghĩa công việc và niềm tin đối với lãnh đạo đến sự gắn kết công việc của nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)