Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.2.4. Quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank Bến Tre
Quy trình quản trị RRHĐ của VietinBank được triển khai thực hiện theo 5 bước, từ nhận diện, đánh giá/đo lường, kiểm soát, giám sát và thực hiện báo cáo. Trong đó, VietinBank quy định cụ thể nguyên tắc và công cụ để thực hiện từng bước nhằm hướng dẫn các chi nhánh trong hệ thống triển khai quy trình quản trị RRHĐ tại đơn vị 19.
Trong quá trình triển khai quản trị RRHĐ, VietinBank đã phân loại RRHĐ theo loại rủi ro đặc thù, nhằm phục vụ cho việc xác định các đơn vị có liên quan trong việc quản trị RRHĐ, thiết lập các chính sách, các chương trình quản trị theo từng loại rủi ro cụ thể, có so sánh với 7 nhóm sự kiện RRHĐ của Hiệp ước Basel và được phân thành 13 loại rủi ro đặc thù của VietinBank 20.
VietinBank Bến Tre triển khai thực hiện quản trị RRHĐ tại đơn vị mình theo các Chính sách quản trị RRHĐ, chủ động nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát và đề xuất biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ tại chi nhánh. Triển khai thực hiện tuân thủ các chốt kiểm soát được cài đặt/thiết lập trong quá trình tác nghiệp, kinh doanh hàng ngày tại chi nhánh. Đảm bảo có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị vịng kiểm sốt 1.5 theo mơ hình quản trị RRHĐ của VietinBank 21. Duy trì các chốt kiểm sốt nội bộ một cách hiệu quả và triển khai các quy trình kiểm sốt rủi ro trong hoạt động hàng ngày. Thực hiện báo cáo quản trị RRHĐ của đơn vị theo quy trình quản trị RRHĐ của VietinBank.
Với phương pháp tiếp cận nhất quán, dễ hiểu đối với toàn bộ cán bộ nhân viên VietinBank Bến Tre, VietinBank Bến Tre sử dụng hai nhóm cơng cụ để xác định và đánh giá RRHĐ đó là các cơng cụ chính triển khai tại chi nhánh VietinBank như: thu
19 Phụ lục 4: Quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank. 20 Phụ lục 3: Quá trình quản trị rủi ro hoạt động VietinBank. 21
thập dữ liệu tổn thất (LDC), tự đánh giá và kiểm soát rủi ro (RCSA), các chỉ số rủi ro chính (KRIs) và hồ sơ RRHĐ. Các công cụ này được VietinBank Bến Tre áp dụng và liên tục chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu của VietinBank Bến Tre trong từng thời kỳ. + Thu thập dữ liệu tổn thất (Công cụ LDC) là nền tảng để nhận diện rủi ro và là công cụ giúp VietinBank Bến Tre ghi nhận và phân tích các tổn thất đã xảy ra cũng như xác định ảnh hưởng của RRHĐ đối với hoạt động của VietinBank Bến Tre.
Tầm quan trọng của LDC là cung cấp các thông tin ý nghĩa cho việc đánh giá tần suất xảy ra và ảnh hưởng của RRHĐ cũng như mức độ hiệu quả của chốt kiểm soát nội bộ tại VietinBank Bến Tre. Các phân tích về sự kiện tổn thất, cung cấp các hiểu biết về nguyên nhân gây ra các tổn thất, đồng thời chỉ ra tính hiệu quả và hiệu lực của các biện pháp kiểm soát. Phương pháp thực hiện: Các dữ liệu tổn thất sẽ được các đơn vị ghi nhận theo đúng mẫu biểu và gửi cho phịng Tổng hợp rà sốt, phân tích, tổng hợp và lập báo cáo. Các bước thực hiện gồm: (i) thiết lập nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu này bao gồm các báo cáo tuân thủ từ phòng KSNB KV24, thơng tin từ phịng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trụ sở chính VietinBank, báo cáo kiểm tốn nội bộ (nếu có) và các nguồn khác bao gồm cả bộ phận quản trị RRHĐ bán chuyên trách tại phòng Tổng hợp của chi nhánh; (ii) xác định các sự kiện tổn thất và báo cáo kịp thời về Phòng quản lý RRHĐ và phòng đầu mối của Chi nhánh; (iii) xác định nguyên nhân rủi ro của các sự kiên gây tổn thất, giá trị tổn thất dự kiến; (iv) phân loại sự kiện tổn thất thông qua quản lý các lỗi tuân thủ và quản lý các sự kiện RRHĐ; (v) xác định cách thức xử lý rủi ro, đánh giá rủi ro trước khi đề xuất các biện pháp giải quyết (mã rủi ro, đơn vị chịu rủi ro, nguyên nhân, phân loại rủi ro đặc thù...); (vi) soát xét dữ liệu tổn thất; và (vii) đề xuất biện pháp xử lý.
+ Tự đánh giá và kiểm sốt rủi ro (RCSA).
RCSA là cơng cụ hỗ trợ các chi nhánh tự đánh giá RRHĐ và các biện pháp kiểm soát nội bộ được thiết lập để giảm thiểu rủi ro tại đơn vị của mình nhằm khuyến khích các đơn vị chủ động nắm thông tin và đánh giá rủi ro, nâng cao nhận thức về rủi ro,
cung cấp các thông tin ban đầu giúp các đơn vị đầu mối tập trung rà soát các lĩnh vực rủi ro cao hoặc chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
RCSA được thực hiện định kỳ một năm đối với tất cả các quy trình nghiệp vụ được vận hành hàng ngày, mới ban hành, được thay đổi/thiết kế lại.
Phương pháp thực hiện tại Chi nhánh:
Phòng Tổng hợp làm đầu mối chịu trách nhiệm triển khai thực hiện RCSA của Chi nhánh để: (i) lập kế hoạch thực hiện RCSA; (ii) thống nhất mục tiêu, luồng công việc; (iii) thu thập thông tin, tài liệu có liên quan; và (iv) thống nhất kế hoạch triển khai đến các phòng liên quan. Đồng thời xác định các rủi ro và kiểm sốt cho quy trình, xây dựng bảng câu hỏi RCSA, triển khai bảng đánh giá tại các phòng trực thuộc chi nhánh.
Các phòng trực thuộc Chi nhánh phối hợp với phòng Tổng hợp thực hiện đánh giá rủi ro và kiểm sốt, hồn thiện việc đánh giá, sốt xét, trình phê duyệt báo cáo và lập báo cáo RCSA; theo dõi sự biến động của RRHĐ để nhận diện và có biện pháp hành động kịp thời. Việc đánh giá mức độ biến động của RRHĐ và kế hoạch hành động tại VietinBank Bến Tre căn cứ vào hướng dẫn các quy trình của VietinBank.
VietinBank quy định 5 ngưỡng cho mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra là: Rất
cao, Cao, Trung bình, Thấp và Rất thấp căn cứ nguồn dữ liệu tổn thất (LDC) của
chi nhánh, được khảo sát trong quá khứ để thiết lập, nhận diện và đánh giá RRHĐ. Quy trình hướng dẫn thực hiện RCSA của VietinBank được áp dụng để triển khai tại VietinBank Bến Tre theo mô tả dưới đây:
Hình 4.1. Quy trình thực hiện RCSA tại VietinBank
(Nguồn từ quy trình quản trị RRHĐ nội bộ của VietinBank)
Hình 4.2. Bản đồ theo dõi mức độ biến động của rủi ro hoạt động được nhận diện
(Nguồn từ quy trình quản trị RRHĐ nội bộ của VietinBank)
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá hiệu quả của biện pháp kiểm sốt (BPKS) được thực hiện theo trình tự: đánh giá mức độ rủi ro nội tại, xác định BPKS, đánh giá hiệu quả BPKS và xác định được rủi ro còn lại.
- Trên cơ sở đó, phịng tổng hợp sẽ đề xuất kế hoạch hành động, thực hiện báo cáo danh mục RRHĐ, kế hoạch hành động và thực hiện công tác giám sát bằng cách điều chỉnh danh mục RRHĐ dựa trên dữ liệu tổn thất (LDC) và chỉ số rủi ro chính
(KRI); tiến hành đánh giá lại hiệu quả BPKS và triển khai giám sát thực hiện phương án hành động.
Mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra là cơ sở để VietinBank Bến Tre đánh giá rủi ro nội tại và rủi ro còn lại được nhận diện thông qua bản đồ đánh giá sau đây:
Hình 4.3. Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro hoạt động nội tại
Hình 4.4. Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro còn lại được nhận diện
(Nguồn từ quy trình quản trị RRHĐ nội bộ của VietinBank)
+ Chỉ số rủi ro chính (KRI).
KRI là công cụ hữu hiệu cùng với công cụ LDC và RCSA được VietinBank sử dụng trong quy trình quản trị RRHĐ nhằm nhận diện, đo lường và giám sát RRHĐ trọng yếu tại VietinBank. VietinBank Bến Tre sử dụng bộ chỉ số để cảnh báo sớm các
tổn thất có thể xảy ra hoặc khả năng xảy ra của tổn thất, giúp thực hiện các biện pháp, hành động trước khi xảy ra tổn thất.
Tầm quan trọng của KRI là theo dõi sự thay đổi của các rủi ro, dự báo các rủi ro chính tiềm ẩn, giúp VietinBank Bến Tre có thể phịng ngừa và giảm thiểu các tổn thất, phát hiện các điểm yếu trong quy trình và hoạt động kiểm sốt. Phương pháp thực hiện bộ chỉ số rủi ro chính đảm bảo: định lượng được, gắn với chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động, có tính dự báo, phản ánh được mức độ quản trị RRHĐ và tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát. Việc thực hiện được tiến hành theo tuần tự: Thiết lập KPI, xác định phạm vi và đơn vị đo lường KRI, triển khai áp dụng tại chi nhánh, giám sát giá trị được báo cáo về KRI, lập kế hoạch hành động để giảm thiểu rủi ro, báo cáo KRI về phòng Quản trị RRHĐ và xác thực dữ liệu KRI.
KRI được phân thành hai loại: KRI theo dõi (các chỉ số cung cấp thông tin theo dõi về tình hình rủi ro thực tế đã phát sinh), KRI dự báo (các chỉ số cung cấp thơng tin dự báo về khả năng rủi ro có thể phát sinh).
Theo phạm vi áp dụng, KRI được phân thành hai loại: KRI riêng biệt (các chỉ số áp dụng với một hoặc một số mảng nghiệp vụ đặc thù), KRI chung (các chỉ số áp dụng với tất cả các mảng nghiệp vụ trong ngân hàng). Đặc điểm của KRI được đánh giá phù hợp, đơn giản, đo lường được, dự báo được, so sánh được.
+ Hồ sơ rủi ro hoạt động.
Hồ sơ RRHĐ phản ánh các rủi ro của VietinBank Bến Tre theo khả năng và tần suất xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thể hiện qua các bản đồ rủi ro (4.2,4.3,4.4), nhằm xác định những rủi ro chính, rủi ro tiềm ẩn tại Chi nhánh, cho phép Chi nhánh ưu tiên xử lý một số loại rủi ro dựa trên kết quả đánh giá rủi ro theo tần suất xảy ra, mức độ ảnh hưởng, từ đó xây dựng giải pháp giảm thiểu rủi ro. Việc thực hiện hồ sơ rủi ro sẽ do phòng đầu mối là phòng Tổng hợp phối hợp cùng lãnh đạo các phòng khác xem xét xác định các rủi ro tại Chi nhánh.