Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động
Nghiên cứu về quản trị RRHĐ trong lĩnh vực ngân hàng đã có nhiều tác giả tập trung phân tích. Quản trị RRHĐ là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới từ trước đến nay. Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu ở cấp quốc gia về quản trị RRHĐ mà chủ yếu là các luận văn tiến sĩ, và một số bài đăng trên các báo khoa học, tạp chí ngành. Có thể kể đến các đề tài nghiên cứu của tác giả như:
+ Lê Thị Vân Khanh, "Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam" 14, đưa ra ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể: xác thực các nhân tố trong quản trị RRHĐ tại NHTM Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả quản trị RRHĐ tại các NHTM và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống quản trị RRHĐ tại các NHTM Việt Nam. Trong đó, tác giả cũng đề cập đến quản trị rủi ro hoạt động của VietinBank từ mơ hình tổ chức quản trị RRHĐ đến các qu trình củ thể quản trị RRHĐ. Đề tài khá phong phú về nội dung và phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản trị RRHĐ tại các NHTM nói chung. Tác giả phân tích định lượng, xây dựng các biến, chạy mơ hình để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRHĐ nói chung. Tuy nhiên, các đề xuất kiến nghị cũng như các giải pháp đưa ra chưa phù hợp với thực tiễn RRHĐ tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: một số rủi ro liên quan đến cơng nghệ thơng tin, gian lận bên ngồi bằng cơng nghệ, thông tin bảo mật của khách hàng, thông tin bảo mật nội bộ chưa được phân tích sâu và đưa ra dấu hiệu cảnh báo, nhận diện rủi ro. Kết quả chạy mơ hình hồi quy chưa bám sát yêu cầu thực tiễn quản trị RRHĐ của các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
Một số nghiên cứu khác được đăng tải trên các tạp chí, website cũng bàn về vấn đề quản trị RRHĐ tại các NHTM:
14 Lê Thị Vân Khanh,, luận văn Tiến sĩ "Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại
+ Nguyễn Thị Thúy Hằng, “Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với Ngân hàng
thương mại Việt Nam”15
nêu ra một số nội dung thiết yếu đối với việc quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
+ Đỗ Lê, “Quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng hiện nay” 16 bàn về các giải pháp trong đó nhấn mạnh vai trị kiểm tra giám sát và tăng cường cơng tác quản trị tại các ngân hàng.
+ Đào Hải Hiền, “Quản lý rủi ro tác nghiệp đem lại sự an tồn, uy tín và hiệu
quả” 17
, ... Nhìn chung các tác giả có hướng nghiên cứu đều hướng đến giải pháp hoàn thiện quản trị RRHĐ. Tuy nhiên, các bài viết được đăng tải kể trên chỉ nêu và giải quyết một số vấn đề về quản trị RRHĐ, chưa thật sự có chiều sâu, chưa đưa ra giải pháp quản trị một cách tồn diện để ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả. Tác giả phân tích cơng tác quản trị RRHĐ theo hai mặt: về mơ hình tổ chức và về cơng tác quản trị rủi ro. Hạn chế của luận văn và các bài viết về quản trị RRHĐ, rủi ro tác nghiệp là việc đánh giá thực trạng công tác quản trị RRHĐ của các tác giả chưa bám sát theo các bước của quy trình quản trị RRHĐ như đã nêu trong phần cơ sở lý luận.
15 Tạp chí Ngân hàng 06/2016. 16 Tạp chí Ngận hàng 08/2018 17
Kết luận chương 3.
Chương này tác giả trình bày cơ bản khái niệm về RRHĐ, phân loại RRHĐ và hậu quả của RRHĐ; mối quan hệ giữa RRHĐ với các loại rủi ro khác. Từ đó cho thấy RRHĐ luôn xảy ra trên mọi mặt nghiệp vụ của ngân hàng. Tác giả cũng đã tóm lược khái niệm về quản trị RRHĐ, nguyên tắc và quy trình quản trị RRHĐ theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II, quy định của NHNN. Tác giả cũng nêu một số lược khảo nghiên cứu có liên quan đến quản trị RRHĐ từ các cơng trình nghiên cứu trước đây để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu quản trị RRHĐ tại các tổ chức khác. Từ đó, tác giả vận dụng những kiến thức thu thập được để làm tiêu chí xem xét, đánh giá thực trạng quản trị RRHĐ tại VietinBank Bến Tre trong chương tiếp theo.
Chương 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI VIETINBANK BẾN TRE