CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết của mơ hình
2.4.1. Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu
Như đã liệt kê và phân tích ở phần tổng quan lý thuyết, tác giả kế thừa các nghiên cứu trước đây khi xem xét các mối quan hệ giữa các khái niệm Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội, Công bằng trong Tổ chức, Sự hài lịng, Hành vi Cơng dân và Ý định nghỉ việc để làm cơ sở đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Tác giả Hansen và cộng sự (2011) cho rằng Cảm nhận về thực hiện Trách nhiệm xã hội của nhân viên rất quan trọng bởi vì những cảm nhận này là nền tảng của quan điểm, thái độ và hành vi của nhân viên. Đã có khá nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa Trách nhiệm xã hội và Công bằng trong Tổ chức (De Roeck và cộng sự, 2016; Mory và cộng sự, 2015). Cơng trình nghiên cứu của Admad và cộng sự (2014) đã xác nhận có ảnh hưởng tích cực của cảm nhận Trách nhiệm xã hội đến Công bằng trong Tổ chức. Cảm nhận về trách nhiệm xã hội của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hành vi và thái độ trên hai khía cạnh. Thứ nhất những trải nghiệm của nhân viên với tổ chức sẽ hình thành cảm giác cơng bằng của nhân viên trong tổ chức đó (Ahmad và cộng sự, 2014). Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội sẽ làm cho nhân viên của mình cảm nhận sự cơng bằng và đạo đức trong tổ chức (Rupp,2011) và nhiều khả năng sẽ làm thúc đẩy tự tính bản thân của nhân viên và nâng cao cảm nhận về công bằng trong tổ chức (De Roeck và cộng sự, 2016). Mặc khác khi nhân viên được đối xử tôn trọng cũng sẽ gián tiếp giúp thúc đẩy cảm nhận về công bằng tổ chức của nhân viên đó. Tất cả những điều này cho thấy ảnh hưởng tích cực của cảm nhận về Trách nhiệm xã hội của nhân viên đến Công bằng trong Tổ chức . Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:
H1: Cảm nhận về Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến Cơng bằng trong Tổ chức
Như đã trình bày có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được cảm nhận công bằng trong tổ chức sẽ tác động tích cực đến Hành vi cơng dân và hài lịng trong tổ chức (Niehoff và Moorman, 1993; Badu, 2013).Khi công ty hay tổ chức thực hành các chính sách về trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy rằng công ty
đang phân phối, hay bỏ ra những nguồn lực của mình để giúp ích cho xã hội sẽ có cảm giác muốn cống hiến hơn cho cơng ty của mình. Điều này được lý giải bởi nguyên lý của lý thuyết nền về thuyết trao đổi xã hội (Blau, 1964), tại thời điểm nhân viên cảm thấy lợi ích từ các hoạt động xã hội của công ty, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm để đóng góp cho cơng ty nhiều hơn. Theo đó nhân viên sẽ gắn kết và thực hiện nhiều hành động ngồi việc được giao chính thức hay cịn gọi là hành vi cơng dân để trả lại những gì họ đã cảm thấy được nhận (Fabrid và cộng sự, 2019). Mặt khác theo những lý do nêu bên trên, khi cơng ty có thực hiện phân phối nguồn lực và các hoạt động xã hội, nhân viên sẽ có cảm giác cơng bằng trong tổ chức và sẽ kết nối với tổ chức mình nhiều hơn. Một lần nữa trên nền tảng lý thuyết trao đổi xã hội, nhân viên sẽ có cảm giác họ cần phải làm thêm gì cho cơng ty của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà lãnh đạo hay các cấp quản lý có thể gia tăng hành vi cơng dân của tổ chức mình thơng qua việc duy trì yếu tố cơng bằng tương tác. Công bằng tương tác thể hiện qua hai hướng: tương tác giữa các cá nhân và tương tác về thông tin. Bằng cách như đối xử với nhân viên một cách tôn trọng kết quả nghiên cứu này cũng trùng với nghiên cứu trước đây nhân viên sẽ có thái độ tích cực và đạt được các yêu cầu cao trong công việc khi họ cảm thấy cơng bằng (Greenberg, 1988). Kết quả nghiên cứu này cịn cho thấy nếu các nhà quản lý thực hiện hiệu quả việc giao tiếp trong giao việc, giải thích về cơng việc cung cấp thêm thông tin sẽ giúp gia tăng hành vi công dân trong tổ chức. Việc tăng cường hành vi công dân thơng qua duy trình tính cơng bằng đặc biệt là công bằng tương tác sẽ khơng tốn nhiều chi phí cho cơng ty hay tổ chức.Vì vậy tác giả đề xuất giả thiết :
H2: Công bằng tổ chức ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng trong cơng việc H3: Cơng bằng Tổ chức ảnh hưởng tích cực đến Hành vi cơng dân.
Công bằng tổ chức được hiểu là nhận thức của nhân viên về việc nào công bằng hay khơng cơng bằng trong tổ chức của mình. Có rất nhiều quan điểm về thành phần của cơng bằng tổ chức, trong đó có 4 thành phần thường được nhắc đến là: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng tương tác (tương tác trực tiếp giữa người và người và tương tác thông tin). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cơng bằng
tổ chức có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định nghỉ việc (Hussein, 2018; Meisler, 2013; Arif, 2018, Vaamode, 2018). Những quan sát này được hỗ trợ bởi thuyết trao đổi xã hội (Blau,1964), thuyết dùng để giải thích nếu nhân viên cảm thấy có lợi khi trao đổi công việc họ tiếp tục tham gia, nếu không , đặc biệt là khi có sự cảm nhận về sự không công bằng tổ chức, họ sẽ không muốn tiếp tục trao đổi, và hình thức đó thể hiện bởi cảm nhận muốn rời bỏ tổ chức (Flin và cộng sự, 2013). Dựa trên các nghiên cứu đã giới thiệu, tác giả đề xuất giả thuyết công bằng tổ chức sẽ có tác động tiêu cực đến ý định nghỉ việc.
H4: Công bằng Tổ chức ảnh hưởng tiêu cực đến Ý định nghỉ việc của nhân viên.
Bên cạnh việc xác định mối quan hệ giữa các khái niệm, tác giả cũng thực hiện kiểm định đa nhóm để kiểm tra sự khác biệt về Ý định nghỉ việc giữa các nhóm về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, và thu nhập nếu có.
2.4.2. Thiết lập mơ hình nghiên cứu
Từ tổng quan các lý thuyết như đã trình bày ở phần trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của Cảm nhận trách nhiệm xã hội và kết quả của nhân viên dựa trên nghiên cứu gốc của tác giả Muddassar Sarfraz và cộng sự (2018)
Hình 2.9 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất
KẾT QUẢ CỦA NHÂN VIÊN (OUTCOME) CẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CÔNG BẰNG TỔ CHỨC (CB) SỰ HÀI LỊNG (HL) HÀNH VI CƠNG DÂN (OCB) Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC (NV) H1 H2 H3 H4
Kết luận chương 2: Trong chương 2 này tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết và
các mơ hình nghiên cứu trước đây để làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này. Trên cơ sở kế thừa và hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm Cảm nhận trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc, hành vi công dân và ý định nghỉ việc thông qua yếu tố trung gian là sự công bằng trong tổ chức.