CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.6.1 Kết quả kiểm định thang đo
Dựa trên kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, có 9/37 biến bị loại (thang đo CSR có 4/9 biến quan sát bị loại; thang đo cơng bằng có 2/17 biến quan sát bị loại, 2 biến quan sát của thang đo hài lòng bị loại và 1 biến quan sát trong thang đo công bằng tổ chức). 28 biến quan sát cịn lại có thể khẳng định thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được xây dựng là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Các khái niệm nghiên cứu đều được nhận thức đúng và đầy đủ bởi các nhân tố đã được khẳng định trong các nghiên cứu trên thế giới khơng có sự khác biệt nhiều tại Việt Nam. Điều này đảm bảo cho độ tin cậy của nghiên cứu và đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tại Việt Nam có thể sử dụng các thang đo này.
4.6.2 Kết quả kiểm định mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến độc lập Cảm nhận Trách nhiệm Xã Hội tách làm hai nhóm Cảm nhận Trách Nhiệm Xã Hội về Pháp lý (Trách nhiệm pháp lý) và Cảm nhân Trách Nhiệm Xã Hội về Thiện Nguyện (Trách nhiệm thiện nguyện). Trong đó xác nhận được: Cảm nhận trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ tích cực với cơng bằng tương tác (Hệ số beta +0.66, p<0.01); Cảm nhận Trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ tích cực với cơng bằng phân phối (Hệ số beta +0.651, p<0.01); Cảm nhận Trách nhiệm thiện nguyện có mối quan hệ tích cực với công bằng phân phối (Hệ số beta +0.138, p<0.01). Nghiên cứu này còn xác định cảm nhận Trách nhiệm Thiện nguyện khơng có mối quan hệ tích cực đến cơng bằng tương tác.Về mặt tổng quan, Cảm nhận trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến Cơng bằng tổ chức phù hợp với nghiên cứu trước đây (De Roeck, 2016; Mory và cộng sự, 2015; Amad, 2017; Farid, 2019). Đặc biệt trách nhiệm pháp lý có tác động cực mạnh đến công bằng tương tác và công bằng phân phối của tổ chức, hệ số Beta >0.6 cao nhất trong tất cả các hệ số Beta của các mối quan hệ được nghiên cứu.
Nghiên cứu này cịn chứng minh được Cơng bằng tổ chức có tác động tích cực đến Hành Vi Cơng Dân. Trong đó cơng bằng phân phối tác động tích cực đến hành
vi công dân (hệ số beta +0.0.217 với p<0.05), cơng bằng tương tác tác động tích cực đến hành vi công dân (hệ số beta +0.152 với p<0.05). Hệ số beta trong mối quan hệ giữa công bằng phân phối tác động mạnh đến hành vi công dân hơn công bằng tương tác. Mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và hành vi công dân phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Badu, 2017; Farid và cộng sự, 2019).
Thông qua nghiên cứu này, tác giả một lần nữa khẳng định lại ảnh hưởng tiêu cực của Công bằng tổ chức đến Ý định nghỉ việc. Trong đó cơng bằng tương tác tác động mạnh đến ý định nghỉ việc (hệ số beta -0.42 với p<0.05) hơn rất nhiều so với tác động của công bằng phân phối đến ý định này (Hệ số beta -0.297, với p<0.05). Xác định các mối quan hệ này phù hợp với nghiên cứu trước đây (Meisler, 2013; Hussain, 2018, Vaamode, 2018).
Kết quả kiểm định còn cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận riêng giả thuyết về mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm thiện nguyện và công bằng tương tác khơng được xác nhận điều này có thể lý giải bởi trách nhiệm thiện nguyện thuộc về các hoạt động bên ngoài tổ chức cho xã hội, trong khi công bằng tương tác mang tính nội sinh, phát sinh từ q trình tương tác giữa người và người và giữa người và thông tin. Về giả thuyết bị bác bỏ trong mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm xã hội và công bằng tương tác sẽ là một chỉ dấu để có những nghiên cứu định tính sâu sắc hơn nhằm khám phá thêm ý nghĩa của việc này.
4.6.3 Kết quả kiểm định theo nhóm
Kết quả kiểm định nhóm cho thấy có sự khác biệt về ý định nghỉ việc giữa nhân viên có độ tuổi từ 40 trở lên với nhóm nhân viên từ 25-40 tuổi. Nhân viên trên 40 tuổi có ý định nghỉ việc thấp hơn nhóm nhân viên từ 25-40 tuổi. Hành vi cơng dân giữa các nhóm tuổi khơng có gì khác biệt
Về trình độ văn hóa, các nhóm khơng có sự khác biệt về ý định nghỉ việc. Riêng nhóm sau đại học có hành vi cơng dân cao hơn nhóm có trình độ từ đại học trở xuống.
Về giới tính và kinh nghiệm làm việc, các nhóm khơng có sự khác biệt về ý định nghỉ việc, hành vi cơng dân.
Về Vị trí cơng việc, nhóm là quản lý có ý định nghỉ việc thấp hơn nhân viên và có hành vi cơng dân cao hơn nhân viên. Sự khác biệt này là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và phân bổ các nguồn lực đầu tư cho từng nhóm nhân viên văn phịng, từ đó tăng hành vi cơng dân và giảm đi ý định nghỉ việc của họ (Phụ lục 8)
4.6.4 So sánh với các nghiên cứu trước đây
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam ngoài việc khẳng định lại các giả thuyết nghiên cứu của mơ hình nghiên cứu, tuy nhiên có một số khác biệt với nghiên cứu gốc tại Pakistan . Các mối quan hệ giữa các nhân tố trong khái niệm cảm nhận trách nhiệm xã hội, công bằng tổ chức được phân tách rõ ràng hơn. Đặc biệt là mối quan hệ rõ nét của trách nhiệm pháp lý với công bằng tổ chức. Hệ số beta là rất lớn, 0.6 hơn rất nhiều so với mức độ tác động của trách nhiệm thiện nguyện .