Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ủy ban nhân dân quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết.

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành hai nhóm chính bao gồm: - Phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là mẫu ngẫu nhiên.

- Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên.

Do điều kiện nguồn lực và thời gian có hạn nên phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu này (mẫu được chọn trong nghiên cứu phần lớn tập trung nhiều ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục). Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng

trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

3.3.2 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý hồi quy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA và hồi quy.

Trong phân tích EFA, tỷ lệ quan sát trên một biến quan sát là 5:1, hay một biến quan sát phải cần tối thiểu là năm quan sát (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Vì vậy, căn cứ vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát, ta lấy kích thước mẫu theo cách thức được tính là kích thước mẫu lớn hơn hoặc bằng năm lần tổng số biến quan sát.

Nghiên cứu này gồm có hai mươi sáu biến quan sát. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là: 5 x 26 = 130 quan sát. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả đã thực hiện gửi 300 phiếu khảo sát và nhận lại được 294 phiếu trả lời (tỷ lệ thu về là 98%). Tuy nhiên, trong đó có bốn phiếu thu về không hợp lệ do trả lời cùng một mức độ cho tất cả các mục hỏi hoặc cịn thiếu nhiều thơng tin nên bị loại ra trước khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS.20. Do đó, cuối cùng mẫu điều tra được chọn là 290 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng (lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu). Số quan sát này đã đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ quan sát trên một biến quan sát, nên đảm bảo cho việc nhập dữ liệu làm cơ sở để phân tích dữ liệu.

3.3.3 Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát gồm hai phần:

- Nội dung khảo sát gồm hai mươi sáu phát biểu liên quan, trong đó bốn phát biểu liên quan đến tuyển dụng, sáu phát biểu liên quan đến đào tạo, sáu phát biểu liên quan đến động viên khuyến khích, năm phát biểu liên quan đến đánh giá việc thực hiện và năm phát biểu liên quan đến hiệu quả làm việc. Các phát

biểu được đánh giá mức độ trên thang đo Likert 5 mức độ, các trả lời biến thiên từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn toàn đồng ý.

- Bảng khảo sát gồm cột bên trái và cột bên phải trong đó cột bên trái thể hiện các phát biểu về tuyển dụng, đào tạo, động viên khuyến khích, đánh giá việc thực hiện và hiệu quả làm việc còn cột bên phải để đối tượng được khảo sát đánh giá mức độ đồng ý cho mỗi phát biểu.

- Thông tin cá nhân được thiết kế để thu thập các thông tin về đối tượng được khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn, thâm niên cơng tác, chức danh /vị trí cơng việc và tổng thu nhập.

(Mẫu phiếu khảo sát được trình bày cụ thể ở Phụ lục)

3.3.4 Cách thức tiến hành khảo sát

Khảo sát được thực hiện từ ngày 14 tháng 02 năm 2019 đến ngày 22 tháng 02 năm 2019 bằng cách gởi phiếu trực tiếp đến từng đơn vị cần khảo sát. Sau đó, bản thân tác giả đến từng cơ quan, đơn vị trực tiếp trao đổi cụ thể về những yêu cầu, nội dung, cách thức ghi trên phiếu đến các nhóm đối tượng khảo sát trong mỗi đơn vị (với thời gian trao đổi và giải đáp các thắc mắc (nếu có) từ 20 đến 30 phút đối với một đơn vị). Sau đó, hẹn và thu lại phiếu sau bảy ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ủy ban nhân dân quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)