Kinh nghiệm thực hiện chi ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 31)

Vĩnh Phúc

* Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh phúc trong những năm qua

Nhìn chung tỉnh Vĩnh phúc có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội. Là một tỉnh nằm ngay cửa ngõ thủ đơ Hà nội, có nhiều đường giao thơng thủy, bộ, hàng khơng đi qua thuận lợi cho q trình phát triển kinh tế, xã hội. Vĩnh phúc là một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI trong cả nước. Địa hình của tỉnh Vĩnh phúc có đầy đủ đồng bằng, trung du và miền núi. Nơi đây có nhiều dân tộc sinh sống, song chủ yếu là dân tộc kinh. Vĩnh phúc cũng là một trong những tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thuận lợi cho việc phát triển ngành kinh tế khơng khói- du lịch, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề.

Tóm lại, có thể nói Vĩnh phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay nhìn chung với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo cụ thể sát sao của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự tích cực vào cuộc của các ban ngành trong tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cơ bản các tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã được đánh thức. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đều cao hơn tốc độ trung bình của cả nước;

cơ cấu kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực. Năm 1997 cơ cấu kinh tế nơng, lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 44,4 % GDP,thì đến nay chỉ cịn chưa đầy 17,3 % GDP. Đến nay công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiểm trên 80%s GDP. Vĩnh phúc cũng là một tỉnh thu hút đầu tư FDI khá lớn tính đến năm 2006 trên địa bàn tỉnh có tới 110 dự án với số vốn đăng ký là 886 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Nếu tính theo giá thực tế thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh năm 2005 là 8,5 triệu đồng thì đến năm 2010 ước khoảng 20 triệu đồng. Đến nay,tồn tỉnh khơng có hộ đói triền miên, tỷ lệ hội nghèo chỉ cịn khoảng 14,9% tính theo tiêu chí mới.

Có thể nói có được những kết quả trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song không thể không kể đến việc sử dụng cơng cụ NSNN phục vụ cho q trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chính sách chế độ về chi NSNN do Chính phủ ban hành.

* Tình hình thực hiện chi NSNN của tỉnh Vĩnh phúc trong nghững năm qua

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện các khoản chi ngân sách của tỉnh nổi lên một số điểm đáng chú ý sau đây:

Tốc độ tăng chi không ngừng tăng lên qua các năm, từ năm 2003 đến 2006 chi ngân sách của tỉnh tăng lên gần 3 lần. Chi ngân sách của tỉnh tăng lên chủ yếu là do tăng thu của ngân sách tỉnh hàng năm. Chỉ tính từ 10 năm (1997-2006) sau khi tái thành lập tỉnh tốc độ tăng thu gấp gần 4 lần. Thu ngân sách của tỉnh tăng lên một phần quan trọng là do tỉnh có nhiều chính cởi mở thu hút nguồn vốn đầu tư có hiệu quả của các thành phần kinh tế trong và ngồi nước,một phần do có chủ trương quản lý,khai thác cac nguồn thu hợp lý của tỉnh.Chính nguồn thu của tỉnh tăng lên đã tọa thuận lợi cho tăng chi ngân sách của tỉnh.

Cơ cấu chi NSNN của tỉnh đã có những tay đổi theo hướng tích cực. Trong đó đáng chú ý là chi đầu tư khơng ngừng tăng lên chi thường xun có xu hướng giảm. Năm 1997 tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi ngân sách của tỉnh là 22,4 % thì đến năm 2006 tỷ trọng này là 38,7%. Trong chi đầu tư phát

triển Vĩnh phúc tập trung ưu tiên chi cho phát triển nông nghiệp, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực giáo dục, đào tạo và lĩnh vực y tế.

Cụ thể giai đoạn 2001- 2005 chi đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 24,58% tổng chi ngân sách của tỉnh. Với chính sách ưu tiên chi đầu tư nơng nghiệp, nơng nghiệp tỉnh Vĩnh phúc đã có bước phát triển ngoạn mục. Bình quân trong 5 năm giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm, thủy sản đạt 6,83%/ năm; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh và đúng hướng: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm (2001: 67,8% năm 2005: 56,41%); tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng (2001: 28,16%, năm 2005: 39,08%). Chi đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải trong 5 năm qua giai đoạn 2001- 2005 với chủ trương thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng chăm lo, coi vốn ngân sách tỉnh là vốn “mồi” chi ngân sách cho lĩnh vực giao thông vận tải chủ yếu tập trung làm mới, nâng cấp sửa chữa một số tuyến đường liên xã, liên huyện. Đến nay đã có trên 80% tuyến đường liên huyện, 50% tuyến đường liên xã đã được kiên cố hóa. Số vốn huy động đầu tư cho giao thông vận tải giai đoạn 2001-2005 là 717,7 tỷ đồng trong nhân dân đóng góp là hơn 40%. Giai đoạn 1997- 2006 là giai đoạn mà tỉnh đã có nhiều ưu tiên cho lĩnh vực GD&ĐT trong chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn ngân sách tỉnh chi ra là 303.410 triệu đồng chủ yếu là tập trung vào kiên cố hóa trường học. Đặc biệt trong chi đầu tư cho GD&ĐT, tỉnh đã có sự ưu tiên đặc biệt đối với những xã miền núi,những xã đặc biệt khó khăn ngân sách tỉnh vảo đảm từ 70 đến 100% nhu cầu chi xây dựng. Nhờ vậy, đã có trên 82,98% phịng học khối phổ thơng cơ sở 85,9 % số phòng học trung học phổ thơng đã được kiên cố hóa.

Cũng trong giai đoạn này ngân sách tỉnh cũng giành một phần thích đáng kể chi đầu tư cho lĩnh vực y tế (116.550 triệu đồng) chủ yếu tập trung vào việc xây dựng mới mua sắm thiết bị.

Chi thường xuyên năm 1997 chiếm tỷ trọng trong các khoản chi là 76,5% thì đến năm 2006 chỉ còn 37,6%. Đáng chú ý trong các khoản chi thường xuyên, tỉnh hết sức quan đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo và sự nghiệp y tế.

Năm 2003 chi cho sự giáo dục & đào tạo chiếm tỷ trọng 41,76% tổng chi thường xuyên, năm 2006 tỷ trọng này là: 35,6%. Như vậy chi cho GD &ĐT của ngân sách tỉnh chiếm trên 1/3 tổng chi thường xuyên của tỉnh. Qua số liệu cho thấy tỉnh rất chú trọng đến công tác GD&ĐT. Chi sự ngiệp y tế chiếm khoảng 10 % năm 2003 và năm 2006 chiếm khoảng 12% tổng chi thường xuyên.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được với những số liệu có được cũng cho thấy tình hình chi của ngân sách tỉnh Vĩnh phúc cũng cịn một vấn đề cần phải bàn:

Đó là tỷ trọng chi quản lý hành chính trong tổng chi thường xun cịn lớn; cơng tác xây dựng dự tốn chi cịn chưa tính tốn được đầy đủ các nội dung phải chi, thực tế thực hiện chi ln vượt dự tốn. Chi quản lý hành chính năm 2003 chiến khoảng 27,6% tổng chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, năm 2006 là 21,5%. Mặc dầu chi quản lý hành chính có xu hướng giảm, song nhìn chung vẫn cịn cao, khơng phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính hiện nay của Nhà nước. Từ năm 2003 đến nay hầu như không năm nào việc thực hiện chi ngân sách tỉnh mà khơng vượt dự tốn. Năm 2003 thực hiện chi so với dự toán vượt 57%, năm 2004 vượt 95%, năm 2005 vượt 39%, năm 2006 vượt 15%.

Thực hiện chi vượt dự tốn có thể do xây dựng dự toán chưa bao quát hết các nhu cầu chi, cũng có thể do cơng tác quản lý chi trong thực tế cịn có phần hạn chế.

Tóm lai, mặc dầu số liệu đánh giá tình hình chi NSNN của Vĩnh phúc chưa được cập nhật, song qua nghiên cứu tình hình chi của tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn từ năm 1997-2006 cho phép chúng ta rút ra một số kết luận bổ ích sau đây:

- Mặc dù tốc độ tăng chi NSNN của tỉnh cao qua các năm, song đây là mức tăng dựa trên cơ sở tăng thu hợp lý hợp pháp, xuất từ kết quả tăng trưởng kinh tế của bản thân của tỉnh.

- Tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cơ cấu chi NSNN, tỷ trọng chi đầu tư không ngừng tăng qua các năm, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm dần. Trong chi thường xuyên tỉnh đã có chú ý nhiều đến chi cho GD&ĐT- nhân tố có tính quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Vĩnh Phúc cũng là tỉnh thực hiện có kết quả phương châm nhà nước và nhân cùng lo trong các lĩnh vực: nông nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục & đào tạo

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w