Một số bài học rút ra đối với việc chi ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đối với huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

3 Chi trả nợ theo khoản điều 8 Luật NSNN

1.3.2. Một số bài học rút ra đối với việc chi ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đối với huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đối với huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phân bổ, thực thi các khoản chi ngân sách của ba tỉnh Vĩnh phúc, tỉnh Hà Tây và tỉnh Thái Bình, có thể rút ra một số bài học bổ ích đối với việc phân bổ và bố trí thực hiện các khoản chi NSNN của huyện Hải Hà trong những năm tới như:

- Trước hết với thực tế ngân sách của huyện gần 80% các khoản chi đều nhận trợ cấp của ngân sách tỉnh, do đó để đáp ứng yêu cầu phát triển, kinh tế xã hội của địa phương không thể trơng cậy hồn tồn vào nguồn của ngân sácg huyện mà ở đây cần phải có sự kết hợp một số nguồn vốn khác ngoài ngân sách. Kinh nghiệm của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây và Thái Bình cho thấy điều đó. Ở những địa phương này người ta biết tận dụng, khai thác các nguồn vốn của NSTW kết hợp với các nguồn vốn của NSĐP và các nguồn vốn khác để tập trung chi cho việc thực hiện chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên để phát triển kinh tế, xã hội. Hải Hà cũng có thể vận dụng bài học này, trong việc khuyến khích các thành phần khác hợp lực với nguồn vốn ngân sách huyện, bỏ vốn đầu tư vào các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề đặt ra ở đây để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư của các thành phân kinh tế khác địi hỏi huyện phải có cơ chế ưu đãi về tài chính, đất đai trên cơ sở vận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đồng thời phải công khai, minh bạch các dự án đầu tư mà huyện đảm nhận.

Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của

huyện vận dụng những kinh nghiệm của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây và Thái Bình, tổ chức bố các khoản chi bám sát những nội dung và nguồn vốn, ưu tiên bố trí các khoản chi NSNN nhằm hướng vào thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, đồng thời hết sức chú trọng đến các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, xóa đói giảm nghèo. Trong việc bố trí các khoản chi, kinh nghiệm của ba tỉnh Vĩnh phúc, Hà Tây và Thái Bình ln có sự nghiên cứu tìm ra mối liên giữa các khoản chi với nhau để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bố trí khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng luôn xem xét đến vấn đề bố trí sắp xếp lại khu dân cư bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân.

Thứ ba, trên cơ sở bảo đảm vai trò quản lý, giám sát của chính quyền

đối với các khoản chi đầu tư XDCB. Ở ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây và Thái Bình đã phân cấp cho xã về quyết định đầu tư, về mức độ dự tốn các cơng trình trên cơ sở phân tích nhu cầu, thế mạnh của từng xã và năng lực quản lý điều hành của chính quyền cấp xã để tiến hành phân cấp. Tuy nhiên đi đôi với đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực đầu tư, ba tỉnh Vĩnh phúc, Hà Tây và Thái Bình cũng hết sức coi trọng vai trị tư vấn, giám sát của chính quyền cấp trên.

Thứ tư, việc bố trí các khoản chi NSNN phải ln bám sát với các

ngun tắc tài khóa bảo đảm tính ổn định bền vững của tài khóa, thực hiện phương châm lượng thu mà chi, hạn chế tối đa việc vay nợ để chi nhất là chi cho các khoản chi có tính chất tiêu dùng.

Tóm lại, mặc dầu chưa có điều kiện đi sâu khảo sát tình hình chi

NSNN cụ thể của ba tỉnh Vĩnh phúc, Hà Tây và Thái Bình, song những thơng tin tiếp nhận được qua báo cáo phân tích tác động của các nguồn vốn từ NSNN và các nguồn vốn khác để bố trí các khoản chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của các địa phương trên ít nhiều cho thấy cách thức bố trí nguồn vốn của NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó đưa ra những suy ngẩm, gợi mở đối việc bố trí các khoản chi NSNN của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w