Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 73)

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng các khoản ch

3.2.2.1. Một số giải pháp chung

Một là, tiếp tục hồn thiện cơ cấu chi thích hợp với chủ trương phát

triển kinh tế xã hội của huyện, dành vốn ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu của huyện, từng bước nghiên cứu hạ thấp tỷ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách của huyện.

Căn cứ để hoàn thiện cơ cấu chi là:

- Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra.

- Khả năng huy động nguồn lực tài chính của ngân sách huyện.

- Chủ trương, chính sách về tài chính ngân sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao.

Nói chung có nâng cao tỷ trọng chi cho các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội trọng điểm của huyện mới tạo kiện thuận lợi để thục hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm tới. Để có thể nâng cao tỷ trọng chi đầu tư, điều quan trọng là một mặt tìm cách khai thác tăng nguồn thu của ngân sách, mặt khác phải tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi thường xuyên mang tính chất hành chính, phơ trương, hình thức.

Hai là, nghiên cứu xây dựng thứ tự ưu tiên các khoản chi thích hợp.

Nói chung qua nghiên cứu cho thấy quy mô ngân sách của huyện Hải Hà trong những năm vừa qua là nhỏ bé, hơn 80% nhu cầu chi trông cậy vào nguồn ngân sách tỉnh, khả năng huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách trong những năm tới khơng phải dễ dàng, trong khi đó nhu cầu chi của huyện để thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới rất lớn. Chính vì vậy phải đặt việc nghiên cứu thứ tự ưu tiên một cách thích hợp. Để xác định được thứ tự ưu tiên thích hợp kể trong chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên cần phân tích làm rõ đâu là những khoản chi cần thiết khơng thể trì hoản đâu là những khoản chi xét thấy chưa cần thiết, có thể trì hoản được. Muốn vậy, khơng có cách nào khác là phối hợp với ban ngành trong huyện phụ trách các lĩnh vực kinh tế, xã hội trao đổi thảo luận để xác định những cơng trình, những nhiệm vụ, những chương trình phát triển kinh tế, xã hội trọng tâm, cơ bản của từng ngành, từng lĩnh vực. Từ đó, xác lập thứ tự ưu tiên chi, trình ủy ban nhân dân huyện xem xét quyết định.

Ba là, rà soát lại các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do Nhà nước

giới, hải đảo mới tách ra để có những kiến nghị đối với Nhà nước tỉnh hoàn chỉnh bổ sung.

Tinh thần chung mặc dù các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Nhà nước quy định đã có tính đến đặc điểm của vùng, miền, song do điều kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, nhất là trong giai đoạn lạm phát cao nhiều chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tỏ ra khơng cịn thích hợp, gây khơng ít khó khăn cho các khoản chi cho việc quản lý, điều hành ngân sách nói chung và các khoản chi nói riêng ở cấp cơ sở. Thực tế điều hành quản lý các khoản chi ở huyện Hải Hà trong những khoản chi cho thấy rõ điều đó. Chẳng hạn như định mức phân bổ NSNN cho giáo dục năm 2007 của Nhà nước quy định đối với vùng cao, hải đảo là 1.144.000 đồng /người dân/ năm, nhưng một mặt do tình hình lạm phát tăng cao giá cả đầu vào biến động dữ dội, hơn nữa giáo dục ở miền núi, biên giới, hải đảo nhiều nhu cầu mang tính đặc thù phát sinh, nếu áp dụng định mức phân bổ như trên để cho giáo dục các xã có đơng đồng bào dân tộc sinh sống sát biên giới gặp nhiều khó khăn khơng phát triển được giáo dục. Khơng chỉ lĩnh vực giáo dục mà các lĩnh vực khác cũng có những khó khăn tương tự. Chính vì vậy, đặt vấn đề rà soát lại chế độ, tiêu chuẩn, đinh mức là hết sức cần thiết, bởi lẽ huyện là cơ sở điều hành quản lý ngân sách mới thấy rõ những tác động tích cực, hạn chế của các chế độ, tiêu chuẩn định mức do Nhà nước và tỉnh quy định.

Bốn là, chấn chỉnh cơng tác xây dựng dự tốn chi ngân sách bảo đảm

yêu cầu khoa học thực tiễn.

Để bảo đảm yêu cầu khoa học, thực tiễn, việc lập dự toán chi phải bám sát: - Nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm tới mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ XX đề ra và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của huyên.

- Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do Nhà nước và tỉnh quy định.

- Các hướng dẫn của tỉnh về xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. - Các kết quả phân tích đánh giá kết quả thực hiện dự tốn của các năm liền kề trên tinh thần phát huy những kết quả đạt được tìm biện pháp khắc phục những mặt hạn chế trong xây dựng dự tốn ngân sách nói chung và dự tốn chi nói riêng.

Năm là, đi đơi với việc phân cấp nâng cao tính độc lập, tự chủ tự chịu

trách trong lĩnh vực chi tiêu ngân sách cho các đơn vị trong huyện, phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát của huyện mà trước hết là trách nhiệm của phịng tài chính huyện, nhất là đối với tuyến xã.

Một câu châm ngôn thường nhắc đến trong quản lý kinh tế, tài chính nói chung và trong quản lý chi tiêu ngân sách là “không kiểm tra giám sát coi như là khơng quản lý”. Do đó vấn đề đặt ra phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của cấp huyện đối với vấn đề chi tiêu ngân sách như là một một tất yếu, không thể không đặt ra.

Đối với một huyện miền núi như huyện Hải Hà, trình độ quản lý kinh tế, tài chính của chính quyền cấp xã, nhất là ở các xã vùng cao còn nhiều hạn chế, trong khi đó theo tinh thần chung là mở rộng phân cấp, giao cho xã đảm nhận một số cơng trình đầu tư XDCB như: xây dựng đường xá liên thôn, kênh mương nội đồng - một lĩnh vực mà quy trình, nghiệp vụ quản lý hết sức phức tạp. Do đó đối với huyện Hải Hà lại càng hết sức coi trọng công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn các hoạt động chi tiêu của ngân sách. Có nhiều vấn đề cần thực hiện trong việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chi ngân sách như tổ chức bộ máy thanh tra giám sát trong phịng Tài chính - Kế hoạch huyện, nghiên cứu xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát...sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị không

làm cản trở đến hoạt động bình thường của họ mà giữ nghiêm kỹ luật tài chính. Tất cả những vấn đề đó đang đặt ra cho phịng Tài chính - Kế hoạch huyện nhiệm vụ nặng nề.

Sáu là, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân

sách nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng.

Suy cho cùng, tất cả những biện pháp kể trên chỉ có thể thực hiện được một cách trọn vẹn phụ thuộc rất nhiều đến trình độ, năng lực với quyết tâm cao vì sự nghiệp phát triển của huyện của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách của huyện.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách của huyện được thể hiện qua sự hiểu biết sâu rộng về những tri thức quản lý kinh tế, tài chính đối với nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước; năng động, nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống phát sinh đối với lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, biết cách phối hợp với các ban, ngành trong huyện liên quan đến lĩnh vực thụ hưởng và quản lý ngân sách.

Để có được đội ngũ quản lý như vậy, lẽ đương nhiên phải đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau: đào tạo qua trường lớp, đào tạo bồi dưỡng thông qua hội thảo, trao đổi, thông qua việc tham quan khảo sát rút kinh nghiệm đối với các đơn vị quản lý ngân sách tốt trong và ngồi tỉnh. Ngồi ra, để có đội ngũ cán bộ quan lý ngân sách tốt cũng cần phải có những biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ quản lý.

Bảy là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy, sự quản lý, điều hành

của các cấp chính quyền, sự giám sát và quyết định các khoản chi ngân sách của HĐND các cấp.

Sự quản lý và điều hành của các cấp chính quyền đối với các khoản chi ngân sách huyện phải được tiến hành trên cơ sở chỉ đạo công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, đề ra các biện pháp về kinh tế tài chính trong việc thực thi dự

toán ngân sách, tăng cơng tác kiểm tra, thanh tra tài chính, đề ra cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Việc tăng cường sự giám sát và quyết định các khoản chi ngân sách của HĐND các cấp bằng cách cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về thực hiện các khoản chi của ngân sách, đồng thời có kế hoạch nâng cao trình độ quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách cho các thành viên Hội đồng.

Tóm lại, trên đây là những biện pháp mang tính tổng quan về quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi ngân sách ở huyện Hải Hà mà tác giả bản luận văn đề xuất.

Nói chung những biện pháp đề xuất đó bắt nguồn từ thực tế hoạt động của ngân sách huyện Hải Hà mà tác giả có điều kiện khảo sát.

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w