Một số định hướng lớn về chi ngân sách của huyện Hải Hà giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng các khoản ch

3.1.2. Một số định hướng lớn về chi ngân sách của huyện Hải Hà giai đoạn 2011-

giai đoạn 2011-2015

Căn cứ vào các vấn đề đặt ra đối với chi ngân sách của huyện Hải Hà, tôi cho rằng chi ngân sách của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011- 2015 phải dựa vào một số định hướng lớn sau đây:

Thứ nhất, việc bố trí các khoản chi NSNN sao cho vừa bảo đảm được

những nhu cầu cần thiết phát triển kinh tế, xã hội mà Đại hội Đang bộ lần thứ XX đề ra. Cụ thể:

 Đối lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

- Ưu tiên các khoản chi ngân sách cho việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mang đặc điểm của một địa phương miền núi bằng cách đổi mới công tác khuyến nông, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, gắn sản xuất với thị trường.

- Bố trí các khoản chi ngân sách hỗ trợ một phần cho việc phát triển những mơ hình mới trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như kênh mương nội đồng, thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Ưu tiên bố trí các khoản chi hỗ trợ cho sự phát triển các xã vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

 Đối với lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ

- Thực hiện phương châm chi của ngân sách là vốn “ mồi” nhằm thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện.

- Trên tinh thần vốn ngân sách là vốn “mồi” ưu tiên chi một phần cho việc phát triển các nghành thủ công nghiệp truyền thống.

- Song song với việc thực hiện các khoản chi ngân sách, huyện cần có chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngồi huyện đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của huyện, đăc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện.

 Đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội.

- Tập trung ưu tiên các khoản chi cho phát triển sự nghiệp GD&ĐT, nhất là ở vùng núi, biên giới, hải đảo và vùng dân tộc ít người. Chú trọng đến các khoản chi cho công tác dạy nghề để chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Dành một phần kinh phí ưu tiên chi cho hoạt động y tế tuyến xã, nhất là ở các xã miền núi, biên giới, hải đảo, xã có đồng bào dân tộc.

- Hỗ trợ một phần ngân sách huyện cùng với các nguồn vốn của NSTW và NST chi cho chương trình giảm nghèo trong 5 năm tới của huyện.

Thứ hai, bằng nhiều biện pháp khai thác tốt các nguồn lực tài chính

của Trung ương, tỉnh và của huyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện.

- Đối với một số cơng trình phục vụ dân sinh bố trí các khoản chi ngân sách như là vốn “mồi” để thu hút các nguồn lực tài chính ngồi ngân sách để đầu tư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo.

- Tranh thủ sự hỗ trợ về mặt tài chính của Trung ương, của tỉnh để chi đầu tư cho các cơng trình trọng điểm của huyện.

- Thực hiện chủ trương khuyến khích thu hút các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đầu tư vào các cơng trình trọng điểm bằng các biện pháp ưu đãi về đất đai, giảm các thủ tục hành chính phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi về giải phống mặt bằng...

- Rà sốt lại cơng tác thu thuế trên địa bàn huyện, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng thất thu thuế.

- Đề nghị tỉnh mở rộng phân cấp quản lý ngân sách cho huyện, đặc biệt là mở rộng phân cấp nguồn thu để huyện chủ động bố trí nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý chi, đảm bảo chi ngân sách một

cách tiết kiệm và hiệu quả, tránh phơ trương, hình thức gây lãng phí nguồn lực ngân sách huyện. Cụ thể:

- Cải tiến cơng tác lập dự tốn chi, bảo đảm việc xây dựng dự toán một cách khoa học và thực tiễn.

- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự tốn chi ngân sách đặc biệt đối với chi đầu tư XDCB.

- Tổ chức tốt cơng tác kế tốn, quyết tốn các khoản chi một cách đầy đủ, minh bạch, rõ ràng đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong hoạt động chi NSNN.

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

w