2006 2007 2008 2009 2010 Tổng các khoản ch
3.2.1. Một số giải pháp đối với thu ngân sách của huyện Hải Hà
Thứ nhất, khai thác triệt để mọi nguồn thu của NSNN phát sinh trên
địa bàn huyện nhằm tạo nguồn cho việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách. Nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện bao gồm nhiều nguồn: - Nguồn thu từ các loại thuế do tỉnh và huyện quản lý
- Nguồn thu từ việc huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. - Nguồn thu từ trợ cấp của ngân sách tỉnh.
Trong thực tế đối với huyện Hải Hà nguồn thu chủ yếu là các loại thuế, tiền sử dụng đất, nguồn thu trợ cấp của Ngân sách tỉnh.
Trước mắt đối với công tác thu thuế:
- Tổ chức đánh giá lại tồn bộ cơng tác thu thuế trong 5 năm qua để phát hiện ra các thế mạnh và những điểm yếu trong công tác thu thuế của huyện nhằm có kế hoạch chấn chỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện mở rộng quy mô, ngành nghề bằng các biện pháp hỗ trợ mặt bằng, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp thăm quan, khảo sát các doanh nghiệp thành đạt trong và ngồi tỉnh để có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đóng một phần nguồn thu của ngân sách huyện thông qua thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Nắm chắc các hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, để xây dựng và thực hiện kế hoạch thu phí, thuế xuất nhập khẩu sát với thực tế hoạt động xuất nhập khẩu.
- Nhằm phát huy vai trị của Chi cục thuế huyện, có thể kiến nghị với Cục thuế tỉnh giao thêm một số khoản thu phát sinh trên địa bàn huyện cho Chi cục quản lý và thu thuế.
Đối với thu về tiền sử dụng đất:
- Rà soát lại tiền thu sử dụng đất cịn nợ động khi cấp sổ đỏ, để có kế hoạch huy động cho ngân sách huyện.
- Chú trọng khoản thu tiền cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên cơ sở vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa động viên sự đóng góp một phần nguồn lực tài chính cho ngân sách huyện.
Điều quan trọng là huyện cần có kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thiết thực, cụ thể đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong huyện, có kế hoạch quản lý tốt các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và trợ cấp của tỉnh tránh đưa vào đầu tư không thiết thực, không hiệu quả.
Thứ hai, bảo đảm việc phân phối và sử dụng nguồn lực ngân sách
đúng hướng, tiết kiệm, hiệu quả.
Để làm được việc đó trước mắt cần phải rà sốt lại dự tốn ngân sách hàng năm bảo đảm cho dự tốn thực sự là cơng cụ của chính quyền huyện trong điều hành và quản lý kinh tế, xã hội.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được xây dựng một cách khoa học sát với thực tiễn, cần thiết phải có nhiều biện pháp hữu hiệu tổ chức tốt cơng tác chấp hành ngân sách và quyết tốn ngân sách.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá lại tinh hình thực hiện phân cấp quản lý
ngân sách chỉ là những mặt tích cực, những mặt cịn hạn chế để kiến nghị với tỉnh bổ sung, sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện sử dụng công cụ ngân sách để phát triển kinh tế, xã hội của huyện trên tinh thần nâng cao tính tự chủ, và sự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp huyện.