Đặc điểm tự nhiên, tinh hình kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 43)

3 Chi trả nợ theo khoản điều 8 Luật NSNN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tinh hình kinh tế, xã hộ

Hải Hà là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 690,13 km2, được tách ra từ huyện Quảng Hà (cũ) từ năm 2001, dân số 55,505 nghìn người, có 8 dân tộc anh em sinh sống, có 15 xã và một thị trấn trong đó có 2 xã miên núi, biên giới được hưởng chính sách 135, có 1 xã đảo. Điều kiện kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí khơng đồng đều. Thu ngân sách đạt tỷ lệ thấp, hàng năm ngân sách tỉnh phải trợ cấp cân đối trên 80% mới đáp ứng được nhu cầu chi trên địa bàn. Huyện nằm trên trục đường quốc lộ 18A cách thành phố Móng Cái 36 km về phía Đơng Bắc, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh giao lưu bn bán với Trung quốc và gần cửa khẩu Móng Cái rất thuận lợi về phát triển thương mại xuất nhập khẩu; có tiềm năng phát triển Cảng biển nước sâu, đóng tàu và các ngành công nghệp khác. Theo kết luận số 47/KL-TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng khu cơng nghiệp cảng biển Hải Hà gắn với thành phố Móng Cái thành khu đơ thị Hải Hà- Móng Cái để phát triển thành một trung tâm cơng nghiệp cảng biển, trung tâm tài chính, khu biên mậu tự do hiện đậi. Tạo thành một hệ thống liên hoàn trong hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện là: nông,

lâm, ngư nghiệp - thương mại, dịch vụ và công nghiệp, thủ công nghiệp.

Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hải Hà nhiệm kỳ XX (2010-2015), trong 5 năm qua (2005-2010), tình hình kinh tế, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể:

- Kinh tế phát triển toàn diện, đạt mức tăng trưởng cao, ổn định hoàn thành các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ XIX đề ra.

Trong 5 năm (2005-2010) tốc độ tăng trưởng ổn định và ln duy trì ở mức cao, bình quân hàng năm đạt 12,27% vượt so với kế hoạch đạt đặt ra, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nhiệm kỳ trước là 5,26%. Tổng giá trị tăng thêm năm 2010 tăng 1,78 lần so với 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm. Trong đó đáng chú ý là:

Sản xuất Nơng, Lâm, Ngư nghiệp ổn định, giá trị sản xuất tăng bình

quân 7,3%/năm, vượt 1,8% so với chỉ tiêu đề ra (nông nghiệp tăng 6,1%; lâm nghiệp tăng 9,8%; ngư nghiệp tăng 8,02%). Chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nơng nghiệp có bước tiến bộ, thực hiện có kết quả chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, triển khai nhân rộng các mơ hình điểm, chuyển đổi đất nơng nghiệp cằn cổi, có năng suất thấp sang ni trồng thủy sản có hiệu quả. Nói chung ngành trồng trọt có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất bình qn 44,5 triệu đồng /ha/năm canh tác, xuất hiện nhiều cánh đồng có giá tri sản xuất 50-60 triệu đồng/ha/năm canh tác. Mặc dầu một số diện tích đất nơng được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp (68,2 ha) nhưng sản lượng lương thực vẫn bảo đảm, năm 2010 đạt 25.000 tấn tăng 581 tấn so với năm 2005.

Song song với ngành trồng trọt, ngành chăn ni cũng có bước phát triển khả quan, đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều tăng, đã xuất nhiều mơ hình chăn ni theo hướng cơng nghiệp, hàng hóa.

Năm 2010 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 177.910 triệu đồng.

Lâm nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, chuyển từ lâm

nghiệp thuần túy Nhà nước sang lâm nghiệp có sự kết với lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2010 đạt 15.400 triệu đồng tăng 1,46 lần so với năm 2005.

Thủy sản có bước phát triển tốt. Sản lượng thủy sản năm 2010 đạt

12.850 tấn tăng 3.906 tấn so với năm 2005, giá trị sản xuất ngành ngư nghiệp năm 2010 đạt 161.770 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 2,0 lần.

Tổng hợp lại, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 đạt 352.350 triệu đồng tăng 9,5% so với chỉ tiêu kế hoach đạt ra.

Cơng nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị tăng thêm bình qn 23,56% /năm. Trong đó cơng nghiệp, thủ công nghiệp tăng 22,68%

vượt chỉ tiêu kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 148.320 triệu đồng tăng 2,97 lần so với năm 2005.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh, chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao chất lượng dấp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Giá tri tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 18,56%

năm chiếm khoảng 36,89% GDP của huyện.

Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển khá nhất là ở thị trấn

Quảng Hà, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, các nơi tập trung đông dân cư ở các xã. Kim ngách xuất khẩu qua địa bàn bình quân đạt 28,129 triệu USD năm.

Hệ thống giao thơng, mạng lưới bưu chính, viễn thơng được xây dựng và phát triển nhanh.

Mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã được củng cố và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa và đi lại của nhân dân. Tích cực cải thiện phương tiện, đẩy mạnh đầu tư cho giao thông đường thủy, đường bộ tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, khối lương lưu chuyển hàng hóa tăng bình qn 16,67% năm. Mạng lưới bưu chính, viển thơng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Cho đến nay, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 31 máy/ 100 dân tăng gấp 4 ,85 lần so với kế hoạch đặt ra.

Hoạt động tài chính, ngân hàng đạt kết quả tương đối tốt

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình qn 12,4% năm, trong đó thu nội địa tăng 7,9% năm. Hoạt động quản lý và điều hành ngân sách có

nhiều chuyển biến tích cực: mở rộng phân cấp, ổn định tỷ lệ điều tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác nguồn thu. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng phát triển mạnh, tập trung huy động nguồn vốn tại chổ, tín dụng được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

- Văn hóa ,xã hội tiếp tục phát triển và có bước tiến bộ.

Giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mơ trường lớp phát triển đa dạng, đội ngũ giáo viên được tăng cường, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng cao; chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ mầm non đến lớp tăng từ 68% năm 2005 lên 74,43% năm 2010. Giáo dục phổ thông tăng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt bình quân 97,83%, tốt nghiệp THCS đạt bình quân 98,36%, tốt nghiệp THPT đạt bình quân 82,4%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được đầu tư mới và nâng cấp. Trong 5 năm đã xây dựng thêm được 10 trường với 164 phòng học, 65 phịng cơng vụ cho giáo viên. Cơng tác xã hội hóa giáo dục có sự chuyển biến tích cực huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề được đẩy mạnh, tỷ lệ lao động qua đào đạt trên 20%.

An sinh xã hội được bảo đảm. Các hoạt động nhân đạo, từ thiên được đẩy mạnh, xây dựng quản lý nguồn phúc lợi đúng mục đích đạt hiệu quả thiết thực. Cùng với thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chế độ trợ cấp ,trợ giúp được thực hiện kịp thời đúng đối tượng góp phần ổn định và cải thiện đời sống vật chất,tinh thần của người có cơng và đối tượng bảo trợ xã hội của huyện. Năm năm qua, chương trình tạo việc làm, chương trình giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Bình quân hàng năm tạo thêm từ 1000-1100 việc làm mới, hộ nghèo giảm từ 28,13% năm 2005 xuống còn 12,12% năm 2010. Đến nay cơ bản hộ nghèo trên địa bàn huyện đã có nhà ở vững chắc, ổn định, an toàn (năm 2009, 2010 toàn huyện tập trung xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là 724 nhà theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ). Số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 68,5% tăng 18,5% so với năm 2005, dùng điện lưới quốc gia đạt 95% tăng 8% so năm 2005.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được nâng cao. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt, khơng có dịch bệnh lớn phát sinh trên địa bàn huyện. Đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. đến nay tồn huyện đã có 16 trạm y tế xã đạt chuẩn về hạ tầng cơ sở, trong đó 10 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thơn, bản có nhân viên y tế. Tổng số giường bệnh toàn huyện là 144 tăng 30 giường so với năm 2005. Cơng tác dân số, gia đình và trẻ em được triển khai rộng khắp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,34% năm 2005 xuống còn 1,24 % năm 2010.

Hoạt động văn hóa, thơng tin có nhiều tiến bộ. Đến nay có 95 % số hộ đăng ký gia đình văn hóa có 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; Hoạt động phát thanh, truyền hình có nhiều đổi mới có 95 % hộ gia đình được phủ sóng truyền hình góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Hoạt động thể dục, thể thao được đẩy mạnh, phong trào văn nghệ quần chúng được phát triển rộng khắp trong các thơn bản.

Tóm lại, sau 5 năm với quyết tâm cao của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện tình hình kinh tế, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, an tồn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đi lên sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, tình hình kinh tế, xã hội của huyện vẫn cịn nhiều vấn đề cần có biện pháp tháo gỡ. Cụ thể là:

Thứ nhất, kinh tế tuy có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với

phát triển nơng thơn theo hướng CNH, HĐH cịn chậm. Cơng nghiệp, thủ công nghiệp và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tuy có phát triển song quy mơ cịn nhỏ. Một số ngành có lợi thế phát triển lại thiếu đồng bộ, chưa tương xứng, nhất là phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp vừa và nhỏ. Sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương còn thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường còn hạn chế.

Huy động vốn của các thành phần kinh tế phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế của huyện ở một số lĩnh vực đạt hiệu quả chưa cao, cịn có tư tưởng ỷ lại nguồn của NSNN. Việc điều hành, quy hoạch quản lý đất đai, vệ sinh mơi trường cịn nhiều bất cập. Cơng tác giải phóng mặt bằng một số cơng trình gặp nhiều vướng mắc làm chậm tiến độ thi cơng. Tình trạng phá rừng, bn lậu, gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp. Công tác bảo vệ rừng, chống buôn lậu, gian lận thương mại cịn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, chủ trương xã hội hóa hoạt động của một số lĩnh vực như

văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao tuy đã được triển khai thực hiện nhưng tiến độ còn chậm, hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục THCS vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, chưa bền vững.

Công tác giảm nghèo tuy đã được triển khai tích cực, nhưng chưa được vững chắc, hộ tái nghèo còn cao. Đời sống đồng bào vùng cao, vùng biên giới cịn nhiều khó khăn. Tai nạn giao thơng cịn cao, diễn biến phức tạp. Một số chỉ tiêu kế hoạch mà đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra chưa đạt như số làng, bản, khu phố văn hóa, trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ sinh con thứ ba còn cao.

Thứ ba, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp,

nhất là cấp xã trên một số lĩnh vực như: môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, đô thị, trật tự xã hội cịn hạn chế. Cơng tác cải cách hành chính chuyển

biến chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong huyện với chính quyền cấp xã giải quyết một số vụ việc chưa thực chặt chẽ...

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w