Đánh giá chung về tình hình chi ngân sách của huyện Hải Hà giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 61)

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng các khoản ch

2.2.2. Đánh giá chung về tình hình chi ngân sách của huyện Hải Hà giai đoạn 2006-

Hà giai đoạn 2006-2010

Thơng qua nghiên cứu tình hình chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên của ngân sách huyện Hải Hà - hai khoản chi lớn của ngân sách huyện, có thể rút ra một đánh giá, nhận xét như sau:

Thứ nhất, nhìn chung chi đầu tư XDCB cũng như chi thường xuyên

của ngân sách huyện Hải Hà đều có tốc độ tăng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng chi của ngân sách huyện giai đoạn 2006-2010 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

 Hải Hà là một huyện miền núi mới tách ra, nhiều nhu cầu lớn phát sinh, từ đường sá, trường học, nhà công vụ cho đến cải thiện đời sống vật chất, tinh thần chăm sóc sức khỏe ban đầu... Hơn nữa, nguồn lực hỗ trợ trong xã hội còn rất hạn chế. Do đó việc gia tăng các khoản chi NSNN như là một tất yếu.

 Trong những năm qua, mặc dù nguồn lực tài chính của chính bản thân của ngân sách huyện cịn hạn hẹp, nhưng bù lại có sự hỗ trợ, quan tâm lớn của NSTW và NST, nhất là trong chi đầu tư XDCB. Đây cũng là một nguyên nhân chính làm cho chi ngân sách trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên qua các năm.

Thứ hai, cơ cấu các khoản chi ngân sách kể cả chi đầu tư XDCB và

chi thường xuyên cơ bản là phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong 5 năm qua.

Đối với một huyện miền núi biên giới, hải đảo mới tách ra như huyện Hải Hà có rất nhiêu nhu cầu phát sinh. Song việc lựa chọn nhu cầu nào là cần thiết, gắn với nguồn lực ngân sách có hạn để quyết định đầu tư chi tiêu nguồn lực ngân sách là điều cần phải bàn. Đối với huyện Hải Hà là một huyện miền núi, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao lại đang trên đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu học tập, giáo dục trở thành vấn đề cấp bách. Do đó trong những năm qua chi ngân sách của TW, tỉnh và huyện tập trung vào các lĩnh các linh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục là đúng hướng.

Thứ ba, tuy nhiên xét trên phương diện quản lý cho thấy vẫn còn vấn

đề, nhất trong cơng tác xây dựng dự tốn. Khoảng cách chênh lệch giữa số dự toán và số thực hiện chi cả chi đầu tư XDCB lẫn chi thường xun cịn

q lớn phần nào nói lên cơng tác quản lý cịn có phần hạn chế. Như phần trên đã phân tích việc lập dự tốn một phần bị động về nguồn lực, một phần chưa tính tốn hết những biến động về giá cả đầu vào nhất là trong giai đoạn lạm phát cao.

Thứ tư, việc tăng chi, nhất là chi có tính chất tiêu dùng trong những

năm 2009, 2010 một phần là do thực hiện các chế độ chính sách mới của Nhà nước cúng như việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nên đã bố trí nội dung chi vào mục chi quản lý nhà nước. Đây là chủ trương lớn của Đảng mà huyện đã thực hiện.

Thứ năm, trong 5 năm qua chi ngân sách diễn ra trên địa bàn huyện

đa phần là nguồn từ NSTW và NST, ngay cả chi thường xuyên NST cũng phải trợ cấp trên 80%. Điều này cho thấy phần nào tính độc lập của ngân sách huyện cịn hạn chế. Tính độc lập của ngân sách huyện còn hạn chế do nguồn thu của ngân sách huyện ít, do các đơn vị kinh tế của huyện chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể.

Tóm lại, trên đây là một số đánh giá, nhận xét về tình hình chi đầu tư

XDCB và chi thường xuyên của NSNN diễn ra trên địa bàn huyện Hải Hà trong giai đoạn 2006-2010. Bức tranh toàn cảnh của tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện Hải Hà có những điểm sáng tối, đan xe với nhau, song điểm sáng là chủ đạo. Nhờ vậy, chi ngân sách trên địa bàn huyện Hãi Hà đã góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w