Triển vọng thị trường nông sản EU

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 81 - 88)

3.1. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG

3.1.1. Triển vọng thị trường nông sản EU

- Triển vọng chung:

Theo Báo cáo Triển vọng thị trường nông sản EU đến năm 20269 của Uỷ ban châu Âu, các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến triển vọng thị trường nơng sản là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Giá dầu ảnh hưởng đến triển vọng nông nghiệp trong một vài lĩnh vực như: chi phí sản xuất (trực tiếp hoặc gián tiếp qua chi phí phân bón và ngun liệu đầu vào) và nhu cầu nhiên liệu sinh học. Theo dự báo này, giá dầu sẽ tăng lên 94 USD/thùng vào năm 2026 so với mức 43 USD/ thùng của năm 2016, phản ánh nhu cầu tăng trưởng liên tục, đặc biệt từ các nền kinh tế mới nổi và chi phí khai thác tăng cao.

Dân số thế giới tiếp tục tăng và tăng trưởng kinh tế dẫn đến nhu cầu tăng và hỗ trợ giá cho các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, dân số đang tăng trưởng chậm lại ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Trung Quốc. Trong giai đoạn 2017 - 2026, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dự kiến là + 0,2%, giảm mạnh so với mức 0,5% của thập kỷ trước.

Tăng trưởng kinh tế trực tiếp tác động đến nhu cầu các mặt hàng nông sản cả trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. So với giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo sẽ giảm khoảng 0,2%. Tăng trưởng kinh tế của EU dự báo cũng giảm đi do những yếu tố có tác động tiêu cực đến tăng trưởng như mức độ bất ổn về chính trị, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu và những cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính gần đây. Triển vọng kinh tế cũng tính tới những thay đổi thực tế trong điều kiện kinh tế vĩ mô sau cuộc bỏ phiếu của Anh tháng 6 năm 2016, xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, vì cho đến nay vẫn chưa rõ khi nào và trong những điều kiện nào Anh muốn rời khỏi EU, Liên minh châu Âu của 28 nước thành viên, nghĩa là bao gồm cả Anh, được tính tới trong suốt giai đoạn dự báo.

Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu của EU cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. Trong ngắn hạn (từ 3 - 4 năm tới), dự kiến tỷ giá giữa đồng Euro và đồng USD vẫn ở mức 1,1 và 1,15, tương tự như năm 2015 và năm 2016. Tuy nhiên, so với các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ (trừ đồng USD) đồng Euro vẫn tăng giá,

9 European Commission, 2016, EU Agricultural Outlook: Prospects for EU agricultural markets

ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và từ năm 2019 trở đi, đồng Euro được dự báo sẽ tăng giá so với đồng USD và đạt 1,21 USD/EUR năm 2026.

Bảng 3.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản

201

6 2017 2018 2019 2020 2120 2022 2023 2024 2025 2026

Tăng trưởng dân số

(EU 28) (%) 0,4 0,4 0,3 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,0 0,0 Tăng trưởng GDP thực tế (EU 28) (%) 1,8 1,6 1,8 1,7 1,7 1,8 1,7 1,7 1,7 1,6 1,6 Chỉ số giá tiêu dùng (EU 28) 0,3 1,5 1,6 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 Tỷ giá (USD/EUR) 1,11 1,10 1,10 1,17 1,20 1,21 1,21 1,21 1,21 1,21 1,21 Giá dầu Brent (USD/

thùng) 44 52 64 72 76 81 84 86 89 91 94

Nguồn: European Commission, 2016, EU Agricultural Outlook: Prospects for EU agricultural markets and income 2016 - 2026

* Triển vọng thị trường một số nông sản:

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ ngũ cốc: Theo dự báo của Uỷ ban châu Âu,

trên thị trường ngũ cốc, xu hướng tập trung hóa đối với các loại cây trồng hàng hóa chính như lúa mì thơng thường, ngô và lúa mạch dự kiến sẽ tăng lên trong khi các loại ngũ cốc khác giảm đi. Nhu cầu ngũ cốc của EU có thể tăng 6% vào năm 2026 do tăng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn ni, chủ yếu là ngơ. Triển vọng xuất khẩu vẫn tích cực đối với lúa mì thơng thường và ở một mức độ thấp hơn là lúa mạch. Tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng sẽ ổn định ở mức khá thấp, trong khi giá ngũ cốc bình quân dài hạn dự kiến vẫn thấp hơn mức đỉnh gần đây, dao động trong khoảng 160 EUR/tấn đến 170EUR/tấn vào năm 2026.

Sản lượng gạo của EU tương đối ổn định ở mức 1,8 triệu tấn, trong đó sản lượng gạo Japonica, được tiêu thụ theo truyền thống trên thị trường EU, chiếm khoảng 75% sản lượng gạo. Tỷ lệ gạo Japonica và Indica (hạt dài) có thay đổi trong những năm gần đây tùy thuộc vào mức giá tương ứng với cả hai loại. Do những hạn chế về điều kiện sản xuất, sản xuất lúa gạo của EU bị giới hạn ở một số nước thành viên, trong đó Italia và Tây Ban Nha chiếm 80% sản lượng của EU. Việc áp dụng biện pháp hỗ trợ tự nguyện ở hầu hết các nước sản xuất (7 trong số 8 quốc gia thành viên sản xuất gạo: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Hungary, Bồ Đào Nha, Rumani và Pháp từ năm 2017 trở đi) sẽ được duy trì để hỗ trợ ổn định sản xuất lúa gạo của EU. Do những hạn chế trong tăng năng suất, dự báo sản lượng gạo của EU sẽ ổn định trong thập kỷ tới với diện tích giảm nhẹ.

Tiêu thụ gạo bình quân đầu người của EU đã tăng từ 4,7 kg năm 2005 lên 5,5 kg/người vào năm 2016 và dự báo sẽ tăng lên tới 5,8 kg/người năm 2016. Mức tăng tiêu thụ chủ yếu là đối với loại gạo hạt dài. Do năng lực hạn chế của EU trong việc mở rộng sản xuất, dự kiến nhu cầu trong nước tăng lên sẽ được đáp ứng bằng cách tăng cường nhập khẩu gạo hạt dài.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ hạt có dầu: Đối với hạt có dầu, sự chuyển

đổi dần dần từ hạt cải dầu sang đậu tương đang trở nên rõ ràng hơn với xu hướng giảm diện tích dành cho trồng hạt cải dầu và tăng nhập khẩu đậu tương. Nhu cầu cho sản xuất thức ăn gia súc sẽ trở thành động lực chủ yếu trong tiêu thụ hạt có dầu cũng như sự trì trệ trong nhu cầu nhiên liệu sinh học do những bất ổn trong chính sách là những yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi này trong giai đoạn dự báo.

Được dẫn dắt bởi một mơi trường chính sách thuận lợi, sản xuất các cây trồng protein của EU đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Trong giai đoạn dự báo, áp lực về giá thức ăn gia súc có thể dẫn đến một sự chững lại trong tăng trưởng của khu vực cây trồng protein nhưng một số cải tiến về năng suất sẽ đem lại một sự gia tăng vừa phải về sản lượng cây trồng protein. Thêm vào đó, do sản xuất thịt gia cầm, sản xuất sữa và thịt lợn dự kiến sẽ tăng lên trong giai đoạn dự báo, tổng tiêu thụ thức ăn gia súc hỗn hợp có thể tăng thêm 2,9%, đạt 270 triệu tấn năm 2026 so với mức 263 triệu tấn hiện nay. Giá thức ăn hỗn hợp vẫn ở mức cao trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành chăn ni có thể kích hoạt nhu cầu đối với thức ăn giàu protein.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ đường: Sau giai đoạn thừa cung toàn cầu, thị

trường đường bước vào giai đoạn tiêu thụ vượt quá sản xuất, do đó dẫn đến sự tăng giá mạnh trên thị trường thế giới. Trong mơi trường thị trường tồn cầu mới này, hạn ngạch đường và hạn ngạch isoglucose vào năm 2017 hết hiệu lực có thể có một tác động đáng kể trên thị trường chất tạo ngọt của EU. Mặc dù giá trong nước thấp hơn, sản xuất đường của EU dự kiến sẽ tăng đáng kể với sản lượng tăng khoảng 6% vào năm 2026 so với mức sản xuất hiện tại. Sự gia tăng này sẽ được tập trung ở các khu vực hiệu quả nhất về mặt chi phí, được thúc đẩy bằng khả năng tăng năng suất củ cải đường. Tại thị trường trong nước, đường của EU sẽ phải cạnh tranh với isoglucose, được dự kiến sẽ trở thành một chất làm ngọt quan trọng trong khu vực, cùng với sự thiếu hụt trong sản xuất đường. Đến cuối giai đoạn dự báo, EU sẽ là một nước xuất khẩu ròng đường trắng sang các thị trường lân cận.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học: Sự gia tăng nhu cầu

nhiên liệu sinh học của EU và sản xuất dự kiến sẽ tăng trở lại cho tới năm 2020 để đạt được một tỷ lệ 6,5% nhiên liệu sinh học trong tổng số nhiên liệu cho ngành giao thơng năm 2020 (được tính theo Định hướng về năng lượng tái tạo - RED). Tuy nhiên, hầu hết mức tăng này sẽ đến từ nguyên liệu phi nông nghiệp và nhập khẩu hơn là nguyên liệu trong nước, ngoại trừ ngô để sản xuất ethanol mặc dù triển vọng phát triển sau năm 2020 là khó dự đốn vì những bất định trong mơi trường chính sách. Trong dự báo này, các xu hướng rõ rệt nhất sau năm 2020 là sự giảm mạnh trong việc sử dụng xăng và diesel khi các luật định về năng lượng mới có hiệu lực.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa: Thị trường sữa thế

giới đã ở trong tình trạng bất ổn trong suốt hai năm qua do các lệnh cấm nhập khẩu của Nga và sự giảm mạnh trong nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cùng với sự gia tăng chưa từng có trong sản lượng thế giới. Trong thập kỷ tới, tăng trưởng toàn cầu và sản xuất của EU dự kiến sẽ ổn định hơn do sự gia tăng liên tục về cầu thế giới, mặc dù với tốc độ chậm hơn trong thập kỷ qua. Sau hơn 30 năm áp dụng hạn ngạch sản xuất, cung cầu thị trường sẽ là động lực chính đối với sự phát triển nguồn cung

của EU trong những năm tới. Điều này yêu cầu một sự điều chỉnh từ các trang trại và khả năng khai thác các thị trường khác. Các hạn chế về mơi trường cũng sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc hạn chế phát triển sản xuất trong những khu vực nhất định của EU. Do đó, sự gia tăng trong sản xuất sữa của EU trong thập kỷ tiếp theo dự kiến sẽ ở mức trung bình (1,3 triệu tấn sữa bình quân mỗi năm), thấp hơn mức bình quân của thập kỷ trước. Tuy nhiên, EU dự kiến sẽ vượt New Zealand trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm sữa hàng đầu thế giới vào năm 2026 mặc dù trên 85% sữa và các sản phẩm sữa của EU vẫn sẽ được tiêu thụ trong EU. Sự sụt giảm trong tiêu thụ sữa tươi được dự kiến sẽ tiếp tục, nhưng việc sử dụng phơ mai và bơ của hộ gia đình và sử dụng cho chế biến dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Cùng với sự tăng trưởng dân số dự kiến, các yếu tố này sẽ hỗ trợ tiêu thụ sữa tăng lên trong giai đoạn dự báo.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ thịt: Dân số thế giới và tăng trưởng thu nhập

dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ thịt tồn cầu tăng lên và đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thịt của EU. Tiêu thụ thịt trên thế giới dự kiến sẽ tăng 13,5%, tương đương với mức tăng 42,6 triệu tấn trong giai đoạn 2016 - 2026. Nhờ sự phục hồi kinh tế và giá giảm nhẹ, tiêu thụ thịt bình quân đầu người của EU phục hồi ở mức 1,9 kg/người/năm trong năm 2015. Đến cuối thời kỳ dự báo, mức tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến sẽ vẫn ổn định, với thịt gia cầm chiếm tỷ lệ nhỏ trong thị phần so với các loại thịt khác. Tuy nhiên, tiêu thụ nội địa sẽ chiếm tới 90% tổng sản lượng thịt EU.

Chăn ni bị của EU tiếp tục được thúc đẩy chủ yếu bởi sự phát triển đàn bò sữa. Sau khi tăng trong năm 2015 và năm 2016, xu hướng giảm dài hạn sẽ quay trở lại với mức sản lượng dự báo đạt được 7,5 triệu tấn vào năm 2026. Sau khi giảm trong vài năm, chăn nuôi cừu và dê sẽ ổn định ở mức hiện tại nhờ vào cải thiện khả năng sinh lời và nhu cầu vẫn ổn định mặc dù giá cao hơn.

Sau thời gian hồi phục mạnh trong năm 2014 - 2015, sản xuất thịt lợn dự báo sẽ giảm 1,3% vào năm 2026 so với mức cao của năm 2016. Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước chỉ tăng hạn chế, xuất khẩu thịt lợn sẽ tăng trưởng do được hỗ trợ bởi nhu cầu thế giới vững chắc và giá thức ăn gia súc thấp. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh từ mức giá rẻ từ Mỹ và Braxin dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Sản lượng thịt gia cầm EU dự kiến sẽ tăng khoảng 5% trong giai đoạn dự báo. Được hỗ trợ bởi tăng trưởng nhu cầu nhập khẩu trên thế giới, xuất khẩu của EU dự kiến sẽ đạt 1,7 triệu tấn của năm 2026, tăng 15% so với năm 2016. Tuy nhiên, giá cả sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ các nước xuất khẩu khác và sẽ ở mức thấp hơn so với giai đoạn 2011-2015 như là kết quả của việc gia tăng cạnh tranh trong thị trường thế giới.

- Triển vọng sản xuất và tiêu thụ một số nông sản khác: Báo cáo Triển vọng

thị trường nông sản EU đến năm 2026 cũng bao gồm dự báo triển vọng thị trường của một số nơng sản chính của EU như trái cây và rau quả (táo và cà chua), dầu ô liu và rượu vang. Các lĩnh vực này đại diện cho một tỷ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng, xuất khẩu và việc làm của ngành nơng nghiệp EU. Mỗi một ngành có xu hướng phát triển khác nhau nhưng một số xu hướng chung có thể được xác định:

Thứ nhất, thương mại, cả nội EU và ngoài EU là rất quan trọng đối với các lĩnh vực này, trong đó EU thường có một vị trí thuận lợi trong đàm phán thương mại. Thứ hai, tiêu thụ có thể giảm về số lượng tổng thể, nhưng không giảm về giá trị, do xu hướng tăng cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bảng 3.2. Dự báo cung cầu một số nông sản chủ yếu của EU đến năm 2026

2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 Ngũ cốc (triệu tấn) Sản lượng 310,8 313,1 315,3 317,6 320,2 322,8 325,3 327,8 330,3 332,7 Tiêu thụ 291,0 289,4 291,6 292,3 293,7 294,7 295,6 296,7 297,7 298,8 Xuất khẩu 38,9 40,8 42,9 44,2 45,3 47,2 49,0 50,6 52,4 53,2 Nhập khẩu 19,7 19,5 19,2 19,2 19,3 19,3 19,4 19,5 19,9 20,0 Dự trữ đầu vụ 41,5 42,1 44,5 44,6 45,0 45,5 45,7 45,8 45,8 46,0 Dự trữ cuối vụ 42,1 44,5 44,6 45,0 45,5 45,7 45,8 45,8 46,0 46,6 Hạt có dầu (triệu tấn) Sản lượng 31,4 31,5 31,5 31,5 31,3 31,2 31,0 30,8 30,6 30,4 Tiêu thụ 48,5 48,6 48,7 48,9 48,9 48,8 48,7 48,6 48,5 48,5 Xuất khẩu 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9 0,9 Nhập khẩu 17,7 17,9 18,0 18,2 18,3 18,4 18,5 18,7 18,8 18,9 Dự trữ đầu vụ 2,9 2,8 2,7 2,7 2,6 2,6 2,5 2,4 2,4 2,4 Dự trữ cuối vụ 2,8 2,7 2,7 2,6 2,6 2,5 2,4 2,4 2,4 2,3 Đường (triệu tấn) Sản lượng củ cải đường 125,4 121,4 116,0 115,0 114,4 113,9 113,5 113,0 112,9 111,6 Sản lượng đường 19,6 19,2 18,4 18,3 18,2 18,4 18,4 18,4 18,5 18,3 Tiêu thụ 19,0 18,9 18,4 18,2 18,0 18,0 18,0 18,0 17,8 17,8 Xuất khẩu 2,0 2,0 2,0 2,0 2,2 2,3 2,3 2,3 2,3 2,3 Nhập khẩu 1,5 1,7 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,7 1,7 1,7 Dự trữ đầu vụ 0,9 1,2 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,7 Dự trữ cuối vụ 1,2 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,7 1,7 Thịt bò, bê (1.000 tấn) Sản lượng 8.145 7.899 7.797 7.757 7.689 7.637 7.604 7.578 7.557 7.537 Tiêu thụ 7.999 7.798 7.736 7.727 7.675 7.633 7.610 7.586 7.572 7.555 Xuất khẩu 233 213 196 176 168 165 171 175 178 180 Nhập khẩu 318 329 331 336 343 345 349 349 351 351 Thịt cừu, dê (1.000 tấn) Sản lượng 933 935 948 956 964 968 971 974 978 984 Tiêu thụ 1.121 1.135 1.148 1.158 1.166 1.170 1.174 1.178 1.181 1.188

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w