Tình hình xuất khẩu một số nơng sản chủ yếu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 43 - 49)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

2.1.2. Tình hình xuất khẩu một số nơng sản chủ yếu sang thị trường EU

* Cà phê

EU là thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực, chiếm tỷ trọng 44 - 45% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong giai đoạn 2012 - 2016, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,2 - 1,3 tỷ Euro/năm, trong đó năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 1,23 tỷ Euro, tăng 4,82% so với năm 2015 nhưng giảm 3,1% so với năm 2012. Đức, Tây Ban Nha, Italy là 3 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.

Bảng 2.3. Nhập khẩu cà phê của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

2012 2013 2014 2015 2016

0901 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đãhoặc chưa khử cafein, trong đó: 1.329.375 1.154.579 1.169.233 1.229.905 1.289.177

090111 Cà phê, chưa rang chưa khửcafein 1.323.601 1.144.366 1.159.463 1.203.282 1.264.550

090112 Cà phê đã khử cafein 4.033 9.156 6.861 24.895 23.748

090121 Cà phê đã rang chưa khử cafêin 1.515 1.025 2.894 1.662 842

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang EU cà phê chưa rang xay, chưa khử cafein. Cà phê đã chế biến chỉ chiếm một phần không đáng kể trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU.

* Rau quả

EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Mặc dù lượng rau quả nhập khẩu của EU chiếm khoảng 50% nhập khẩu rau quả thế giới, nhưng lượng rau quả nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,08% lượng nhập khẩu của EU.

Trong số các nước EU, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Italia và Thụy Sĩ; trong đó, đứng đầu là xuất khẩu sang Hà Lan, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Việc nhập khẩu nông sản vào thị trường EU chủ yếu thông qua Hà Lan do nước này được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau quả.

Bảng 2.4. Nhập khẩu rau quả của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

2012 2013 2014 2015 2016

07 Rau và các loại củ, rễ ăn được 11.346 11.607 11.703 11.856 13.188

Trong đó:

0712

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế

biến thêm 615 540 653 780 752

0709 Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh 1.886 907 758 828 778

0714 Sắn, củ dong, củ lan, atisô jerusalem,khoai lang và các loại củ và rễ tương tự… 1.377 1.322 1.506 1.525 1.464

0711

Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác)

3.630 3.814 4.058 3.731 4.118

0710 Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chínhoặc luộc chín trong nước), đơng lạnh 3.487 4.678 4.404 4.498 5.646

08 Quả và quả hạch ăn được 300.760 268.68

1 386.797 623.813 778.323

Trong đó:

0801 Dừa, quả hạch Brazil, hạt đào lộn hột

chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

0810 Qủa mâm xơi, dâu tằm, dâu đỏ, nhãn,vải, chơm chơm, mít, me và các loại khác…

11.601 12.207 14.463 16.436 19.384

0811

Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đơng lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

7.124 6.212 8.402 14.431 16.852 0805 Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô 2.204 1.957 4.825 3.337 8.620 0804 Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xồivà măng cụt, tươi hoặc khơ 484 360 402 820 860

20 Rau, quả chế biến 19.781 23.759 39.469 46.435 53.278

Trong đó:

2009

Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha

thêm đường hoặc chất làm ngọt khác 6.492 7.485 13.803 19.021 25.769

2008

Quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo

quản bằng cách khác 6.699 8.112 17.891 20.339 21.734

2001

Rau, quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc

bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic 2.172 2.031 2.813 3.059 2.458

2005

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

1.552 3.022 1.685 1.211 1.504

2004

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, đã đơng lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

2.443 2.879 2.965 2.547 1.453

Nguồn: ITC, Trademap, 2017

Rau quả (tươi và chế biến) là nhóm hàng xuất khẩu sang EU có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2016 nhờ nhu cầu nhập khẩu cao của EU đối với quả nhiệt đới và rau quả trái vụ. Trong nhóm rau quả tươi xuất khẩu sang khu vực EU thì quả nhiệt đới ln đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU là dứa, thanh long, cơm dừa, chôm chơm, xồi. Sản phẩm dứa vẫn là mặt hàng chiếm kim ngạch cao nhất, tiếp đến là mặt hàng thanh long. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu xồi, cơm dừa, chơm chơm cũng tăng nhanh

trong thời gian qua. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu rau quả tươi và rau quả sơ chế sang EU, xuất khẩu rau quả chế biến sâu còn hạn chế. Mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất là nước ép rau quả với kim ngạch trên 25,8 triệu Euro, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của EU từ Việt Nam. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nước ép cô đặc từ chanh, chanh leo, thanh long (đỏ, trắng), xoài, dứa, ổi, mãng cầu xiêm, gấc... sang thị trường EU.

* Hạt điều3

Ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân, chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều thế giới, trong đó EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2016, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam vào thị trường EU đạt hơn 94.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 725 triệu Euro, chiếm gần 27% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Theo thống kê của Vinacas, sản lượng và thị phần của châu Âu tăng dần qua các năm, từ hơn 64.000 tấn (tỉ lệ 22,52%) năm 2014 lên hơn 94.000 tấn (tỉ lệ 27%) năm 2016, trong đó, Hà Lan và Đức là trung tâm giao thương chính của điều nhân, cửa ngõ để đi vào EU.

Bảng 2.5. Nhập khẩu điều của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

2012 2013 2014 2015 2016

080132 Hạt điều đã bóc vỏ, tươi hoặc khô 259.178 241.795 345.123 575.725 724.852 080131 Hạt điều nguyên vỏ, tươi hoặc khô 9.510 769 1.871 1.584 1.000

Nguồn: ITC, Trademap, 2017

Tuy là thị trường nhiều tiềm năng nhưng thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu điều là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU khá cao. EU là thị trường khó tính, địi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn như BRC, FSSC 22000, ISO 22000… Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 22/330 doanh nghiệp đạt các chứng nhận về ISO, HACCP và đây là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp điều Việt Nam hiện nay.

* Chè

EU là thị trường tiềm năng và quan trọng của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Việt Nam là một trong những các quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè xanh và chè đen xuất khẩu vào thị trường EU, tuy nhiên thị phần chè Việt Nam tại thị trường này còn rất hạn chế, sản lượng xuất khẩu chưa cao. Trong đó, chè đen chỉ chiếm 1,8%

3 Hạt điều thuộc nhóm sản phẩm “các loại quả, hạt ăn được” - Mã HS 08 nhưng do vị trí quan trọng của mặt hàng này trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam nên đề tài có những phân tích riêng.

thị phần, chủ yếu xuất khẩu sang Ba Lan. Tương tự với mặt hàng chè xanh, sản phẩm này chỉ chiếm 6% thị phần EU, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đức. So với các nước xuất khẩu chè khác vào thị trường EU, chè Việt Nam cịn đứng ở vị trí khiêm tốn. Chè lá và một số loại chè đặc biệt khác (chè Ô long, chè San từ Việt Nam) chiếm 10% thị trường chè EU. Phần lớn chè từ Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu đã được đóng gói hoặc là bột chè. Chè được xuất khẩu chủ yếu ở giai đoạn đầu trong q trình chế biến và đóng gói tại thị trường tiêu thụ nhằm giảm thiểu chi phí.

Bảng 2.6. Nhập khẩu chè của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

2012 2013 2014 2015 2016

0902 Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu 13.168 11.111 9.132 9.267 5.751

090240 Chè đen đã ủ men và chè đã ủ men một phần 8.682 7.234 5.775 5.487 3.617 090220 Chè xanh đóng gói > 3 kg 3.456 2.937 2.705 3.154 1.611

090210 Chè xanh đóng gói <= 3 kg 388 577 245 528 380

090230 Chè đen đã ủ men và ủ men một phần, đóng gói sẵn trọng lượng

không quá 3 kg 636 363 408 97 141

Nguồn: ITC, Trademap, 2017

Xuất khẩu chè sang EU trong giai đoạn 2012 - 2016 đã giảm đáng kể, từ 13,1 triệu Euro năm 2012 xuống còn 5,8 triệu Euro năm 2016 do chè Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Phi đối với mặt hàng chè đen.

* Hạt tiêu

Trong những năm qua, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới khi chiếm 50% lượng hạt tiêu thương mại toàn cầu. EU là thị trường quan trọng của hạt tiêu Việt Nam, chiếm 23% tổng lượng tiêu xuất khẩu hàng năm. Việt Nam đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu cho Đức - thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong EU.

Bảng 2.7. Nhập khẩu hạt tiêu của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

HS 09 Mô tả hàng hóa 2012 2013 2014 2015 2016

0904 Hạt tiêu, khô, xay hoặc

nghiền 209.562 235.551 231.835 315.606 293.343

090411 Hạt tiêu, chưa xay hoặc chưa nghiền

166.826 188.191 173.696 225.587 219.329 090412 Hạt tiêu, đã xay hoặc nghiền 42.425 47.105 57.837 89.457 72.909

Tuy nhiên, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang EU đã giảm xuống trong năm 2016 do đồng Rupiah Indonesia, đồng Rupee Ấn Độ và đồng Real Braxin giảm giá đã làm cho giá hạt tiêu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, chất lượng hạt tiêu cũng đang trở thành một rào cản khi thị trường EU đang đưa thêm những “rào cản kỹ thuật” đối với mặt hàng hạt tiêu nhập khẩu, trong đó chủ yếu là vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, trở ngại hiện nay đó là vấn đề dư lượng hố chất Metalaxyl trên hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Trước đây, hạt tiêu xuất vào thị trường EU, lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với hoá chất Metalaxyl là 0.1 ppm, nhưng giữa năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đang kiến nghị áp dụng MRLs cho phép chỉ là 0,05 ppm và nếu kiến nghị này được thông qua, hạt tiêu Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu vào châu Âu.

* Gạo

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU luôn ở mức khá hạn chế, chỉ khoảng trên 20.000 tấn/năm, một phần do nhu cầu tiêu thụ gạo của EU không cao trong khi EU lại có nhu cầu với gạo cao cấp do Việt Nam chưa cạnh tranh được với gạo của các quốc gia khác. Hiện Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% thị phần thị trường gạo EU, trong khi Thái Lan chiếm 18%, Campuchia chiếm 22% và Ấn Độ chiếm 24%.

Bảng 2.8. Nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam

HS Mô tả hàng hóa 2012 2013 2014 2015 2016

10 Ngũ cốc 18.641 29.911 19.771 20.176 19.396

1006 Gạo 18.632 29.900 19.763 20.171 19.384

100630 Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ,đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ 6.643 10.368 12.666 11.594 11.322 100620 Gạo lức 3.103 7.799 2.183 4.613 6.550 100640 Tấm 8.873 11.734 4.874 3.868 1.455 100610 Thóc 13 2 35 94 56 Đơn vị: 1.000 Euro

Nguồn: ITC, Trademap, 2017

Mặc dù Việt Nam cùng với Thái Lan và Ấn Độ là ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng gạo thơm Thái Lan đã trở nên quen thuộc với các khách hàng EU, trong khi gạo Việt Nam mới đang ở bước xây dựng hình ảnh. Thị trường EU là thị trường có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất... Vì vậy, muốn thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tìm

hiểu về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.

* Mật ong

Việt Nam nằm trong số 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới với sản lượng khoảng 54.000 - 60.000 tấn4. Khoảng 90% mật ong xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang thị trường Mỹ, trong khi xuất khẩu sang EU còn rất hạn chế. Các thị trường chủ yếu của mật ong Việt Nam tại EU là Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang EU đã hồi phục trong năm 2013, chỉ một năm sau khi châu Âu xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm mật ong của Việt Nam được áp dụng từ năm 2007 do không đạt yêu cầu và không tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện mật ong Việt Nam mới chiếm khoảng 0,2 - 0,3% trong tổng nhập khẩu của thị trường EU.

Bảng 2.9. Nhập khẩu mật ong của EU từ Việt Nam

Đơn vị: 1.000 Euro

HS 040900 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng KNNK mật ong của EU 672.310 772.562 839.501 983.918 876.148

Nhập khẩu của EU từ Việt Nam 5 1.106 1.671 1.972 2.284

Tỷ trọng (%) 0,1 0,2 0,2 0,3

Nguồn: ITC, Trademap, 2017

Chủng loại sản phẩm mật ong của Việt Nam nhìn chung phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường EU. Tuy nhiên, mật ong Việt Nam thường gặp các vấn đề liên quan đến quy định về mức glycerine, chỉ số HMF, các tạp chất (đặc biệt là dư lượng carbendazim) và các hóa chất biến đổi gen. Các vấn đề liên quan đến chỉ số HMF có nguyên nhân từ thời tiết có độ ẩm cao của Việt Nam. Chất biến đổi gen có trong mật ong chủ yếu là mật hoa nhân tạo thông qua việc bổ sung nguồn thức ăn cho ong trong thời gian trái mùa.

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w