Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 92 - 100)

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

3.2.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị

dựa trên cách tiếp cận toàn diện và tổng thể đặt trong khung khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ FTA.

- Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Liên minh châu Âu cần dựa trên cách tiếp cận cụ thể từng thị trường Liên minh châu Âu với những đặc thù của các thị trường này để khai thác những phân đoạn thị trường phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Thời gian tới, trong một thị trường thống nhất EU gồm 27 thành viên (không bao gồm Anh), mỗi thị trường sẽ có những đặc điểm riêng do sự khác biệt của các yếu tố văn hóa xã hội, tập quán tiêu dùng và trình độ phát triển... Chính sự thống nhất trong đa dạng đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận cụ thể đối với từng thị trường để khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu. Cách tiếp cận cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được các thế mạnh riêng có của từng thị trường cho thúc đẩy xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam.

* Định hướng

- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của Việt Nam để khai thác tốt các cơ hội thị trường mới mở ra từ việc thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực của EVFTA cho thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu;

- Tăng cường phát triển theo chiều sâu hoạt động xuất khẩu nông sản trên các thị trường Liên minh châu Âu dựa trên nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu bằng các công cụ và biện pháp cạnh tranh phi giá như chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu hàng nông sản...

- Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam trong mạng lưới sản xuất và phân phối Liên minh châu Âu.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cả tầm quốc gia và doanh nghiệp, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và đang hoạt động tại thị trường EU, khai phá các phân đoạn thị trường khác nhau của các thị trường Liên minh châu Âu cho thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

3.2.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sangthị trường Liên minh châu Âu thị trường Liên minh châu Âu

* Giải pháp chung

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam. Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam tại thị trường EU trong những năm gần đây, đặc biệt là con số trên 23 tỷ Euro thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam trong năm 2016, trong đó có thặng dư thương mại nông sản, thực phẩm, đã chứng tỏ tiềm năng to lớn này. Tiềm năng này sẽ được tận dụng tối ưu nhất thông qua việc thực thi FTA song phương cũng như quá trình dỡ bỏ thuế quan dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018.

Việc thực hiện những cam kết cắt giảm thuế quan sẽ là những cơ hội tốt giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Tuy xuất khẩu các nông sản tươi sống cịn gặp nhiều khó khăn trong đối phó với các rào cản phi thuế quan, việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến mà Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm xay xát, các loại gia vị, sản phẩm ngũ cốc, rau quả chế biến… sẽ đối diện với các hàng rào phi thuế quan thấp hơn và xuất khẩu sang EU sẽ thuận lợi hơn.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới một số sản phẩm như gạo, hạt tiêu, cà phê nhưng 95% sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp. Trước tình trạng đó vấn đề cần thiết là chuyển đổi từ một nền nông nghiệp xuất khẩu nguyên liệu sang một nền nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao.

Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng cho thấy cơng nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành cơng nghiệp chính được chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, Việt Nam ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Đồng thời, ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến sang EU, tăng kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện các nguồn lực nông nghiệp đã đạt tới giới hạn tăng trưởng. Tuy nhiên để thực

hiện được mục tiêu đó cần:

(i) Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Để tạo điều kiện hình thành những vùng chun canh, cần có những chính sách linh hoạt về đất đai, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chun canh có quy mô lớn;

(ii) Tạo lập chuỗi giá trị hàng nông sản, thực phẩm, tăng cường liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm;

(iii) Khuyến khích doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp chế biến. Hình thành các tổ chức có đủ năng lực đánh giá, kiểm tra chất

lượng sản phẩm, các trung tâm giao dịch giữa nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu…

- Giải pháp về tăng cường năng lực cạnh tranh

+ Xây dựng các chính sách phù hợp nhằm chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân EU.

+ Phát triển vận chuyển bền vững là yếu tố quan trọng để năng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Với khoảng cách địa lý xa xôi với thị trường EU, hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản, đặc biệt là quá trình bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nơng sản cịn nhiều bất cập; hệ thống sản xuất vẫn tương đối manh mún, khó kiểm sốt, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, cần hiện đại hóa khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển nông sản, thực phẩm. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến trong bảo quản, vận chuyển hàng tươi sống bằng đường biển thay vì đường hàng khơng hiện nay có thể sẽ giảm đáng kể chi phí, giúp tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản của Việt Nam tại thị trường EU. Đồng thời, cũng đáp ứng tốt hơn định hướng của EU về giảm thiểu nhập khẩu khí thải carbon.

+ Người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm tới mặt hàng nơng sản có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận hữu cơ hoặc Fairtrade (thương mại cơng bằng). Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường áp dụng Tiêu chuẩn hữu cơ PGS do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM và Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.

+ Việc xây dựng thương hiệu nơng sản cũng phải đầu tư tồn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh trên thị trường quốc tế.

- Giải pháp tăng cường khả năng đáp ứng các quy định nhập khẩu của EU

+ Để đảm bảo đáp ứng được các quy định của EU về an toàn thực phẩm, cần tăng cường năng lực của hệ thống các phịng thí nghiệm và cơng tác thí nghiệm với các cơ quan chức năng đặc biệt là liên quan đến việc thực hiện các cam kết SPS trong EVFTA.

+ Bên cạnh đó, cần đồng bộ hóa các quy định của Việt Nam theo các cam kết trong EVFTA vì thực tế cho thấy, việc thực thi thiếu hiệu quả những quy định hiện

hành cũng làm gia tăng nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm một cách khơng cần thiết. Ví dụ việc thiếu các quy định rõ ràng dẫn đến việc một số sản phẩm (ví dụ như chất potassium bromate) dù bị cấm sử dụng tại các quốc gia khác vẫn được sử dụng ở Việt Nam. Ngược lại, một số sản phẩm mặc dù có thể được sử dụng hợp pháp tại các quốc gia khác lại khơng thể nhập khẩu vào Việt Nam. Ví dụ, để mẫu mã đẹp hơn, trái cây trồng nội địa có thể được phủ một loại sáp từ châu Âu trước khi xuất khẩu. Loại sáp này được sử dụng hợp pháp trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các giấy tờ cần thiết để Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu loại sáp này theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam lại khơng thể có được do các quốc gia thành viên EU khơng ban hành các giấy tờ trên. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ Y tế sẽ không phê duyệt việc nhập khẩu loại sáp này và các loại hoa quả trồng trong nước để xuất khẩu sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại trái cây trồng tại các khu vực khác có sử dụng loại sáp trên. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU, có thể chấp nhận giấy Chứng nhận SPS do các quốc gia thành viên EU cấp nếu có mức độ bảo vệ sức khỏe tương đương (hoặc cao hơn) và không bắt buộc phải xét nghiệm lại.

- Giải pháp về tận dụng các cơ hội từ các cam kết EVFTA

Bên cạnh các cơ hội do tự do hóa thuế quan mang lại, EVFTA cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản sang thị trường EU với những cam kết về chỉ dẫn địa lý hay thuận lợi hóa đầu tư.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý

Việt Nam có nhiều thuận lợi trong xây dựng chỉ dẫn địa lý: Là một quốc gia nông nghiệp truyền thống với các yếu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể. Việt Nam cũng đã xây dựng được hành lang pháp lý khá đầy đủ, thuận lợi và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước... Đối với chỉ dẫn địa lý, Việt Nam hiện cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, đây là điều kiện để một số đặc sản của Việt Nam được tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Ngoài ra, để xây dựng và áp dụng chỉ dẫn địa lý thành cơng cịn cần (i) có nguồn cung sản phẩm ổn định với những đặc trưng cụ thể/cần thiết; (ii) có các tổ chức hợp tác hữu hiệu để thực hiện các hoạt động xúc tiến, tiếp thị; (iii) hợp tác chặt chẽ trong tất cả các khâu của q trình sản xuất trên cơ sở cung cấp thơng tin, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Thu hút đầu tư nước ngoài

Lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm hiện có rất nhiều tiềm năng phát triển với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.

EVFTA cũng mở ra những cơ hội tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp… từ thị trường EU, trong khi đó EU cũng có nhiều dự định đầu tư sang Việt Nam, vấn đề là cần biến các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ EVFTA thành hiện thực nhằm phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU. Một số giải pháp cho thu hút đầu tư nước ngoài là:

+ Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế, cải cách chính sách, pháp luật sau đường biên giới, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế. Có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phù hợp đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ cao, sạch và dành ưu tiên cho việc tăng cường các mối liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, từ phát triển vùng nguyên liệu nông sản quy mô lớn, đến công nghiệp chế biến, bảo quản, phân phối, logistics...

+ Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào công nông nghiệp xuất khẩu trên thị trường EU và tại Việt Nam, kết nối sản xuất, chế biến với vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu qua hình thức liên doanh liên kết, đảm bảo kết nối kênh phân phối, tiêu thụ thông qua tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu khu vực và toàn cầu.

- Giải pháp về vượt qua các thách thức từ các cam kết EVFTA

Để xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp và nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam cần xây dựng năng lực để tăng khả năng cung cấp, chất lượng, tính cạnh tranh và phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc của nhà nhập khẩu, cụ thể:

+ Áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở phân tích rủi ro;

+ Tập huấn cho các cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm về cách áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên nguy cơ.

+ Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, tức là hệ thống theo dõi và truy xuất giúp các doanh nghiệp và cơ quan chức năng định vị được vị trí của sản phẩm trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng;

+ Thành lập tổ chức kết nối các nhà sản xuất thực phẩm có trách nhiệm, phát triển các mơ hình thành cơng trong truy xuất nguồn gốc cũng như chia sẻ giải pháp và kinh nghiệm để tăng cường khả năng đáp ứng các yêu cầu về nông sản, thực phẩm xuất khẩu.

* Giải pháp đối với một số nơng sản có tiềm năng xuất khẩu sang EU

- Cà phê

EU là thị trường truyền thống của Việt Nam, chiếm tới 1/2 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong những năm gần đây. Mặc dù mức tiêu dùng cà phê của Liên minh châu Âu lớn và ổn định nhưng lại yêu cầu khá khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để tăng cường khả năng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, cần:

+ Xúc tiến kêu gọi đầu tư vào công nghiệp chế biến, kết nối chế biến với tiêu thụ qua hình thức liên doanh liên kết, đảm bảo kết nối kênh tiêu thụ thông qua tham

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w