HS Mơ tả hàng hóa 2012 2013 2014 2015 2016
10 Ngũ cốc 18.641 29.911 19.771 20.176 19.396
1006 Gạo 18.632 29.900 19.763 20.171 19.384
100630 Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ,đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ 6.643 10.368 12.666 11.594 11.322 100620 Gạo lức 3.103 7.799 2.183 4.613 6.550 100640 Tấm 8.873 11.734 4.874 3.868 1.455 100610 Thóc 13 2 35 94 56 Đơn vị: 1.000 Euro
Nguồn: ITC, Trademap, 2017
Mặc dù Việt Nam cùng với Thái Lan và Ấn Độ là ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng gạo thơm Thái Lan đã trở nên quen thuộc với các khách hàng EU, trong khi gạo Việt Nam mới đang ở bước xây dựng hình ảnh. Thị trường EU là thị trường có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất... Vì vậy, muốn thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tìm
hiểu về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.
* Mật ong
Việt Nam nằm trong số 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới với sản lượng khoảng 54.000 - 60.000 tấn4. Khoảng 90% mật ong xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang thị trường Mỹ, trong khi xuất khẩu sang EU còn rất hạn chế. Các thị trường chủ yếu của mật ong Việt Nam tại EU là Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang EU đã hồi phục trong năm 2013, chỉ một năm sau khi châu Âu xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm mật ong của Việt Nam được áp dụng từ năm 2007 do không đạt yêu cầu và không tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện mật ong Việt Nam mới chiếm khoảng 0,2 - 0,3% trong tổng nhập khẩu của thị trường EU.