Kênh phân phối rau quả tươi tại thị trường EU

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 25 - 27)

- Hệ thống phân phối rau quả tươi tại châu Âu gồm các tác nhân sau:

+ Nhà nhập khẩu: các nhà nhập khẩu mua sản phẩm từ nước ngoài và bán lại cho các nhà bán lẻ trong nước, hoặc tái xuất sang các nước khác. Các nhà nhập khẩu cung cấp cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu với một mạng lưới rất nhiều khách hàng, từ các trung tâm mua bán lẻ, bán buôn trong nước cho đến các công ty dịch vụ thực phẩm.

+ Đóng gói lại: sau khi nhập khẩu vào thị trường EU, một số sản phẩm cần phải được đóng gói lại trong bao bì với kích thước dành cho bán lẻ. Các công ty bán buôn và chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ này.

+ Siêu thị: siêu thị châu Âu được chia thành các chuỗi siêu thị lớn như Carrefour, Rewe, Ahold và các cửa hàng độc lập nhỏ hơn. Các siêu thị lớn hơn đến nay có thị phần lớn nhất và hoạt động với các trung tâm mua và trung tâm phân phối riêng của họ. Mặc dù các siêu thị có thể tham gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm tươi sống cho riêng mình nhưng họ thường sử dụng các dịch vụ của nhập khẩu bán buôn và các nhà cung cấp dịch vụ. Họ hợp tác với các nhà nhập khẩu và chịu trách nhiệm nhập khẩu, ký hợp đồng và kết hợp các sản phẩm từ các quốc gia khác nhau. Thông thường các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển tiếp cận các kênh siêu thị thông qua các nhà nhập khẩu châu Âu.

+ Cửa hàng chuyên doanh: cửa hàng chuyên doanh rau quả tồn tại khắp thị trường châu Âu, mặc dù thị phần hiện đang có xu hướng giảm. Hầu hết các cửa

hàng này là cửa hàng độc lập, nhỏ do hộ gia đình sở hữu và bán rau quả tươi cũng như một số mặt hàng thực phẩm có liên quan.

+ Các chợ đường phố: hầu hết các thành phố châu Âu đều có chợ rau quả thường xuyên. Thương nhân thuê quầy hàng và bán sản phẩm tươi mà họ nhập hàng từ các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu bán bn. Các chợ đường phố có thị phần giảm dần và chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ tại hầu hết các nước trong EU.

+ Dịch vụ thực phẩm: các kênh dịch vụ thực phẩm bao gồm nhà hàng, khách sạn, căng tin và bệnh viện. Các tổ chức này thường mua rau quả tươi từ các nhà bán buôn nhập khẩu. Các kênh dịch vụ thực phẩm có thị phần ước tính khoảng 10 - 15% đối với trái cây và khoảng 20% đối với rau.

- Kênh phân phối cà phê (kênh phân phối chè có cấu trúc tương tự)

EU là khu vực nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ và 66% lượng nhập khẩu toàn cầu, chủ yếu là nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Cà phê thường được mua từ các nước xuất khẩu thông qua các công ty mua bán quốc tế, các nhà môi giới, nhà buôn và vị trí trung tâm kênh phân phối quốc tế chính là các nhà rang xay. Những nhà rang xay lớn nhất ở châu Âu duy trì cơng ty mua bán riêng của mình, họ có thể mua trực tiếp từ nhà xuất khẩu hoặc thậm chí nhà sản xuất, bỏ qua trung gian. Đa số các nhà rang xay thường có xu hướng mua cà phê thông qua các công ty buôn bán quốc tế hoặc qua các đại lý nhập khẩu chuyên ngành đại diện cho các nhà xuất khẩu tại nước sản xuất.

Các công ty lớn trên thị trường EU như Neumann Gruppe (Đức), Volcafé- ED&F Man của (Anh - Thụy Sỹ) và ECOM từ Thụy Sỹ. Mặc dù cà phê vẫn được nhập từ các nước xuất khẩu qua các nhà kinh doanh quốc tế nhưng các công ty rang cà phê lớn nhất châu Âu cũng duy trì các hoạt động kinh doanh cà phê của mình. Tuy nhiên, hầu hết các cơng ty rang cà phê có xu hướng mua cà phê từ các nhà kinh doanh quốc tế và các công ty chuyên kinh doanh cà phê đại diện cho một số nhà xuất khẩu ở các nước sản xuất.

Theo truyền thống, hầu hết các nhà kinh doanh hoạt động tại các cảng mà cà phê được vận chuyển tới, trong đó các cảng kinh doanh lớn bao gồm: cảng Hamburg (Đức), cảng Rotterdam (Hà Lan), Le Havre, Marseilles (Pháp), Antwerp (Bỉ), Genoa và Trieste (Italia). Cơ cấu kinh doanh ngành hàng này trên tồn EU có sự tương đồng, ngoại trừ các nước thuộc vùng Bắc Âu do thiếu các công ty kinh doanh lớn. Hoạt động nhập khẩu của các nước này chủ yếu do các công ty rang cà phê và các đại lý đảm nhiệm, thông thường được thực hiện thông qua các công ty kinh doanh ở các trung tâm kinh doanh lớn. Hơn nữa, các nhà kinh doanh ở một vài nước Đông Âu ngày càng nhập khẩu nhiều từ các trung tâm cà phê lớn ở EU thay vì nhập khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất.

Bán lẻ là phân khúc thị trường cà phê chủ yếu: (a) tiêu dùng qua bán lẻ (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng chuyên ngành (internet) chiếm 70% lượng tiêu

thụ cà phê và (b) tiêu dùng công cộng (quán cà phê, nhà hàng, công sở) chiếm 30%. Tuy nhiên, phần lớn thị trường bán lẻ lại do một nhóm các nhà rang xay đa quốc gia kiểm soát và mức độ tập trung đang ngày càng tăng. Khoảng 45% nhập khẩu cà phê hạt trên thế giới do năm nhà rang xay lớn nhất mua, sau đó chủ yếu bán lại cà phê chế biến của họ cho thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cơ cấu phần lớn các kênh phân phối cà phê thế giới là rất giống nhau tại các nước nhập khẩu lớn.

Một phần của tài liệu NONG SAN EU-TONG HOP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w