3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các cam kết trong EVFTA nói chung và hàng nơng sản nói riêng cho các doanh nghiệp. Thông tin cung cấp cần cụ thể, dễ hiểu và dễ dàng tiếp cận được đối với doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua các thách thức từ EVFTA;
- Tích cực triển khai chương trình phối hợp cơng tác giữa Bộ Cơng Thương với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn và các bộ/ban/ngành/địa phương nhằm hình thành, phát triển các chuỗi cung ứng nơng sản xuất khẩu từ phát triển các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến chế biến, phân phối
để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường EU về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe con người, động thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái;
- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp chính phủ nhằm tháo gỡ rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại hàng nông sản của Việt Nam với EU bởi EU là thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu hàng nông sản, nhất là các vấn đề về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn môi trường, biện pháp thuế chống bán phá giá.
- Tăng cường năng lực của hệ thống hạ tầng nhằm kết nối các cơ sở chế biến khai thác nguyên liệu với các trung tâm chế biến, khai thông sản phẩm chế biến với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nâng cấp hệ thống thông tin, dự báo sản xuất và thị trường, hệ thống kho tàng, phương tiện cất giữ và bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở thương mại và cung ứng vật tư, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
- Nâng cao chất lượng các phịng thí nghiệm và hiện đại hóa các phương pháp thí nghiệm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục các cuộc đối thoại về phịng thí nghiệm và cơng tác thí nghiệm với các cơ quan chức năng, đặc biệt là liên quan đến việc thực hiện các cam kết SPS trong EVFTA để thống nhất công nhận các tiêu chuẩn tương đương tạo điều kiện cho quá trình thuận lợi hóa thương mại hai bên.
- Đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại đối với hàng nông sản trên thị trường EU thông qua các sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại EU, xúc tiến thương mại quốc gia, thiết lập các buổi gặp mặt B2B nhằm kết nối trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam với các hãng phân phối lớn tại EU nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản Việt Nam có cơ hội giới thiệu năng lực, quảng bá mặt hàng, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trực tiếp với các hãng phân phối lớn của EU.
3.3.2. Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng
- Các hiệp hội ngành hàng cần thể hiện vai trò trong các hoạt động nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về EVFTA cũng như cung cấp thông tin về thị trường EU cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang ngày càng được chú ý trên thị trường, vì vậy các hiệp hội ngành hàng phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các chế tài buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nỗ lực bảo vệ môi trường và các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội.
- Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam.
- Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các cam kết của EVFTA đối với hàng nông sản để doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu đãi về thuế quan thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, an tồn thực phẩm và phát triển bền vững về nơng nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời hạn chế những thách thức có thể xảy ra.
- Nghiên cứu phân khúc thị trường để giúp doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nơng sản trên thị trường EU. Theo đó, doanh nghiệp phải xác định kênh phân phối trực tiếp nào tốt nhất để tiêu thụ sản phẩm, ví dụ: siêu thị, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, hoặc đại lý nước ngoài ... để xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn. Đồng thời, tích cực, chủ động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, tận dụng các cơ hội quảng bá sản phẩm trên thị trường EU.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những u cầu về đóng gói và nhãn hiệu, luật về hoạt động kinh doanh, luật liên quan đến thương mại và thuế, các nhà nhập khẩu tiềm năng và hệ thống phân phối nhằm đáp ứng các quy định của EU đối với nông sản nhập khẩu do thị trường EU ln có u cầu cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an tồn đối với hàng nơng sản, tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch động thực vật đối với nông sản nhập khẩu.
- Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác, kết nối doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp EU trong chuỗi cung ứng nơng sản xuất khẩu khu vực và tồn cầu để thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm mới, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và phân phối nông sản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, khai thác tốt nhất các cơ hội từ Hiệp định cho phát triển bền vững nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Liên minh châu Âu (EU) là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu dân, sức mua lớn và nhu cầu ổn định. Dù cho kinh tế phục hồi chậm sau các đợt khủng hoảng nhưng nhu cầu với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia trong Liên minh châu Âu không ngừng gia tăng. Thực tiễn xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU cho thấy, EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản quan trọng của Việt Nam và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang EU cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2016. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập địi hỏi phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới, đặc biệt khi EVFTA đã được ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực thực thi năm 2018.
Vì vậy, Bộ Cơng Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu Thương mại (nay là Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương) thực hiện đề tài cấp Bộ với tên gọi: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (FTA)”. Đề tài đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Đưa ra bức tranh tổng quan nghiên cứu thị trường hàng nơng sản EU. Có thể thấy, là khu vực đứng đầu thế giới về xuất khẩu cũng như nhập khẩu nông sản, thực phẩm, EU chiếm vị trí quan trọng trên thị trường nơng sản thế giới. Theo số liệu của Cộng đồng châu Âu, sản xuất nông nghiệp của EU đạt tổng sản lượng khoảng 411 tỷ Euro, tương đương 3,7% giá trị tổng sản lượng của EU năm 2015. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp có phần suy giảm trong những năm qua do những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và thời tiết bất lợi đối với nhiều loại cây trồng. Vì vậy, Liên minh châu Âu có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ cao đối với các loại nông sản, đặc biệt là rau tươi và trái cây nhiệt đới.
- Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam đã hồn tất và q trình phê chuẩn sẽ tiếp tục được tiến hành để FTA này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2018. Trong đó, hàng nơng thuỷ sản được đánh giá là nhóm hàng được hưởng nhiều lợi ích khi thực hiện EVFTA. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dịng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số
sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan.
- EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản quan trọng của Việt Nam và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang EU cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2016. Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu thời gian tới khi mà thực hiện EVFTA thì bên cạnh những tác động từ việc giảm thuế, hàng nông sản Việt Nam sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề an tồn thực phẩm đối với hàng nơng sản nhập khẩu vào thị trường EU.
- Thị trường hàng nông sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Khi FTA VN- EU có hiệu lực thực thi, hàng nơng sản Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Và để khai thác hiệu quả từ FTA mang lại cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản nói chung và sang thị trường EU nói riêng, Việt Nam cần thực hiện mạnh mẽ các giải pháp về cải thiện nguồn cung nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt là các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA.
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của EU
2013 2014 2015 2014/13 2015/14 % trong
giá trị 2015
Triệu Euro % thay đổi
Giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp 425.585 418.713 411.157 -1,7 -1,8 100,0
- Trồng trọt 220.247 211.613 212.934 -3,9 0,6 51,8
- Chăn nuôi 170.722 171.538 161.671 0,5 -5,8 39,6
- Dịch vụ nông nghiệp 19.263 20.078 20.246 4,2 0,8 4,8
Chi phí trung gian 253.891 252.269 246.006 -0,6 -2,5 60,0
Tổng giá trị gia tăng 171.694 166.277 164.127 -3,2 -1,3 40,0
- Khấu hao tài sản cố định 61.070 61.244 61.816 0,3 0,9 -
- Thuế sản xuất 4.901 5.097 5.064 4,0 -0,6 -
- Trợ cấp sản xuất 52.263 53.767 51.373 2,9 -4,5 -
Nguồn: European Commission, 2016, Statistical Factsheet
Phụ lục 2. Các quy định chung đối với nhập khẩu nông sản, thực phẩm vào Liên minh châu Âu (EU)
Các quy định về an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của EU bao gồm một bộ các biện pháp bao gồm luật thú y, bảo vệ thực vật và thực phẩm.
Mọi thực phẩm phải tuân thủ các quy định chung nêu trong Luật lương thực chung. Luật lương thực chung đề ra các nguyên tắc chung quy định đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ở cấp EU và các nước thành viên.
Luật lương thực hướng tới các mục tiêu chung bảo vệ ở mức cao cuộc sống
và sức khỏe con người, cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bao gồm các
hành vi cơng bằng trong thương mại lương thực, có tính tới vấn đề thú y và an sinh động vật, bảo vệ thực vật và môi trường. Luật lương thực nhằm đạt được sự di chuyển tự do trong Cộng đồng đối với sản phẩm lương thực và thức ăn gia súc được
chế biến hoặc tiếp thị theo các nguyên tắc và quy định chung.
Khi tiêu chuẩn quốc tế tồn tại hoặc sắp hình thành, tiêu chuẩn này phải được xem xét khi xây dựng hoặc vận dụng luật lương thực, trừ khi tiêu chuẩn này hoặc các phần liên quan trong đó không phải là phương tiện hiệu quả hoặc phù hợp để hoàn thành mục tiêu hợp pháp của luật lương thực hoặc khi có giải thích khoa học
hay khiến cho mức độ bảo vệ khác với mức độ đã được xác định là phù hợp trong Cộng đồng.
Luật lương thực dựa trên phân tích rủi ro trừ trường hợp việc này khơng phù hợp với hồn cảnh hay bản chất của biện pháp. Đánh giá rủi ro dựa trên bằng chứng
khoa học sẵn có và được thực hiện một cách độc lập, khách quan và minh bạch. Cơ
quan An toàn thực phẩm châu Âu phụ trách tiến hành các nghiên cứu. Quản lý rủi ro có tính tới kết quả đánh giá rủi ro.
Trong những trường hợp cụ thể, nếu việc đánh giá các thơng tin sẵn có xác định khả năng tác động tiêu cực tới sức khỏe, nhưng chưa chắc chắn về mặt khoa học, có thể áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tạm thời cần thiết nhằm đảm bảo mức độ bảo vệ sức khỏe cao trong Cộng đồng, cho đến khi có thêm các thơng tin để đánh giá rủi ro một cách toàn diện hơn. Các biện pháp áp dụng dựa trên cơ sở này là phù hợp và không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết mà vẫn đạt được mức bảo vệ sức khỏe cao trong Cộng đồng, với giả thiết là tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế cùng các yếu tố khác được coi là hợp pháp khi xem xét vấn đề này. Quy định này thể hiện nguyên tắc phòng ngừa.
Luật lương thực nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và tạo cơ sở để người tiêu dùng có thể lựa chọn sau khi tiếp nhận đầy đủ thơng tin về thực phẩm mình tiêu thụ. Luật này cũng nhằm ngăn chặn: (a) hành vi gian lận hoặc lừa đảo; (b) làm giả thực phẩm; và (c) mọi hành vi khác có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Nguồn: Quy định/ Regulation EC/178/2002 (Luật lương thực chung, Điều 5-10)
Việc kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm mở rộng ra toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng. Đây gọi là nguyên tắc “từ nông trại tới bàn ăn”.
Ghi nhãn phù hợp là yếu tố thiết yếu để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Một Quy định mới về ghi nhãn có hiệu lực vào tháng 12/2014. Lần sửa đổi này gồm cải thiện mức độ dễ đọc, làm rõ các chất gây dị ứng, bắt buộc phải ghi nhãn nguồn gốc của thịt chế biến và thơng tin dinh dưỡng. Cũng có quy định áp dụng chung về chất gây ô nhiễm, mức dư lượng tối đa thuốc thú y và thuốc trừ sâu hoặc vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
Khi phát hiện nguy cơ đe dọa sức khỏe trong một hoặc nhiều lô hàng thực phẩm hoặc thức ăn gia súc, cơ quan quản lý tại nước thành viên sẽ chia sẻ thông tin này thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn gia súc Rapid Alert System for Food and Feed (RASFF). Cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục và
mang tính cơng khai.
Nhập khẩu động vật tươi sống và sản phẩm có nguồn gốc động vật