Đơn vị: 1.000 Euro 2012 2013 2014 2015 2016 KNNK mật ong của EU 672.310 772.562 839.501 983.918 876.148 Trong đó nhập khẩu từ: Trung Quốc 105.230 120.282 130.505 188.692 133.707
Ucraina 23.172 41.921 57.934 58.134 74.080
Achentina 58.090 29.253 22.860 27.654 59.017
Mehicô 50.697 57.445 63.080 90.776 55.587
New Zealand 26.489 36.172 37.112 46.138 46.985
Nguồn: ITC, Trademap, 2017
* Chính sách thương mại hàng nơng sản của EU
Chính sách thương mại hàng nơng sản EU là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung, cầu và xuất nhập khẩu hàng nông sản của thị trường này cũng như ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước khác sang EU. Chính sách thương mại hàng nơng sản của EU đã được phân tích khá sâu ở mục 1.2. chương 1 của đề tài và trong đề mục này, đề tài sẽ tập trung phân tích sâu hơn về chính sách nhập khẩu hàng nơng sản của EU liên quan đến cầu đối với hàng nông sản nhập khẩu của EU từ Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức thuế EU áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nơng nghiệp xuất khẩu có xuất xứ tại Việt Nam là khơng cao5, thậm chí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh được xem xét (chi tiết tham khảo tại Phụ lục 2) và không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Các mức thuế trung bình <15% được áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến, hoặc sơ chế (các loại rau quả như dưa chuột, cà chua, hành khô, thịt) hoặc là tiêu dùng cuối cùng (nước sốt cà chua, nước táo ép, dăm bông). Mức thuế suất cao hơn - nhưng <30% - được áp dụng cho sữa bột, xúc xích, rau quả tươi, mì, nước ép trái cây và rau quả, bột mì, và bánh quy. Riêng đối với đường thơ (khơng phải là đường tinh luyện) thì mức thuế áp dụng là rất cao, tới trên 50%.
Có thể thấy, đối với hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU thì mức thuế ít có tác động tới năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các biện pháp phi thuế quan, rào cản kỹ thuật - TBT, vệ sinh dịch tễ - SPS, các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, trách nhiệm xã hội, một mặt xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi cao của người tiêu dùng và thị trường phát triển cao EU, mặt khác là những rào cản thương mại trá hình, mới là những yếu tố chính cản trở tăng cầu của EU đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam...
2.2.2. Các yếu tố từ phía cung của Việt Nam
* Tình hình sản xuất và xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, xuất khẩu nông sản của Việt Nam (được tổng hợp từ giá trị xuất khẩu của 9 mặt hàng chủ lực là: Rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn) chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2012 - 2016, khá thấp so với mức tăng trưởng bình quân 12,8%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này khiến cho tỷ trọng xuất khẩu nông sản giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2016
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu nơng sản liên tục có xu hướng khơng ổn định. Cụ thể, năm 2012 đạt 14,9 tỷ USD, sang năm 2013 giảm xuống còn 13,1 tỷ USD, năm 2014 tăng lên 14,3 tỷ USD, sang năm 2015 lại giảm xuống 14 tỷ USD và tăng lên 15,1 tỷ USD trong năm 2016.
Trong các nhóm hàng nơng sản xuất khẩu lớn, rau quả là nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt và ổn định nhất với kim ngạch năm 2016 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2012. Xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng trưởng cao trong khi các nhóm hàng cịn lại thấp, thậm chí chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012 như: cà phê, chè, gạo, sắn và cao su… Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới như hồ tiêu, cà phê, gạo, chè, rau quả...