233 ha diện tích nuôi tôm chân
3.2.3. Chứng nhận BAP
Hiện nay BAP là chứng nhận ni trồng thủy sản có tác động lớn tới thị trường. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Bình (2016), khoảng 1.400 đơn vị ni trồng trên thế giới đã được chứng nhận BAP và tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm được chứng nhận BAP là 2,1 triệu tấn (chi tiết xem tại hình dưới đây). Theo Tổng Cục Thủy sản (2015), Việt Nam có 12 doanh nghiệp nhận được chứng nhận BAP 4 sao trong tổng số 67 chứng nhận BAP chung, và Việt Nam là nước cung cấp tôm dẫn đầu thế giới về số lượng doanh nghiệp tôm được cấp chứng nhận BAP 4 sao.
Hình 19: Số lượng đơn vị được chứng nhận BAP trên toàn thế giới Nguồn: Bà Nguyễn Thị Thanh Bình (năm 2016).
Trong những năm gần đây, các chun gia của Liên minh ni trồng thủy sản tồn cầu (GAA) đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát để áp dụng và cấp BAP cho cá tra, tôm và cá rô phi. Ở Việt Nam, 44 doanh nghiệp chế biến, 34 cơ sở nuôi trồng, 5 nhà máy thức ăn và 7 cơ sở sản xuất giống đã được GAA công nhận vào cuối năm 2014. Tới tháng 12/2015, 89.940 tấn tôm (14,02%), 77.635 tấn cá tra (7,06%) và 976 tấn cá rô phi được chứng nhận BAP
(Ông Huỳnh Quốc Tịnh, 2016).
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngư dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long rất quan tâm tới chứng nhận BAP. Những nhà nuôi trồng quan tâm tới chứng nhận này thường có diện tích ni trồng lớn. Sản phẩm của các cơ sở nuôi tôm được chứng nhận BAP dễ dàng được doanh nghiệp chế biến chấp nhận. Cụ thể 100% cơ sở nuôi trồng được chứng nhận BAP cung cấp tôm trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến, trong khi 80% cơ sở khơng có chứng chỉ BAP khơng có lựa chọn nào khác mà phải cung cấp cho thương lái.
Theo đánh giá chung, BAP dễ thực hiện hơn các chứng nhận khác vì tiêu chuẩn của BAP đơn giản và phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như quản lý ở Việt Nam.
Tính hiệu quả về kinh tế của doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng được chứng nhận BAP cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp và cơ sở ni trồng khơng có chứng nhận BAP vì hai lý do: (1) giá bán của tơm có chứng nhận cao hơn 11% so với tơm khơng có chứng nhận; (2) nhờ nhận được chứng chỉ BAP, việc cung cấp tôm trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến trở nên dễ dàng hơn là thông qua trung gian (đây là lý do đặc biệt quan trọng).