Giải pháp về vốn:

Một phần của tài liệu Chinh sach cua EU ve chung nhan thuy san va de xuat cac giai phap ho tro ap dung chung nhan tai VN (Trang 67)

- Hỗ trợ cho vay vốn: do trình độ chun mơn của người dân cịn hạn chế, việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại cịn khó khăn. Vì thế, cần có chính sách khả thi của các cơ quan quản lý trong quy định thủ tục vốn vay cho doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy sản xuất. Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi lãi suất, thời hạn vay và bảo lãnh vốn vay cho đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Có một số chính sách điều tiết vốn vay đối với các cơ sở áp dụng VietGAP như: Quyết định 01/2012/QĐ-TTg, Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 53. Tuy nhiên, việc vay vốn dựa trên những chính sách này vẫn cịn ít vì chỉ có một vài cơ sở áp dụng VietGAP. Điều này, một lần nữa, lại đặt ra vấn đề cần được giải quyết là: các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thủy sản cần hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản (Thông tư 53 quy định danh mục các sản phẩm được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg nhưng chỉ đối với cá tra, tôm sú và cá rô phi).

- Thúc đẩy hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế khác (tổ chức tài chính quốc tế như ADB, World Bank, NGOs như OXFAM, USAID, IDH, ...) nhằm thu hút đầu tư vốn cho những hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cấp các cơ sở sản xuất thủy sản và tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xúc tiến áp dụng các tiêu chuẩn đối với ngành thủy sản địa phương.

- Thúc đẩy các hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi cho cơng nghiệp hóa ngành thủy sản địa phương.

Một phần của tài liệu Chinh sach cua EU ve chung nhan thuy san va de xuat cac giai phap ho tro ap dung chung nhan tai VN (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)