cơ quan nhà nước và hiệp hội chủ yếu dưới hình thức cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp về quy định, yêu cầu của thị trường nhập khẩu, như quy định mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với các nhà máy chế biến thủy sản để xuất sang Hoa Kỳ, thông tin về xu hướng thị trường và khách hàng… có các loại hỗ trợ khác như tư vấn, tài chính và tập huấn…
c) Định hướng của cơ quan quản lý địa phương trong việc áp dụng chứng nhận? nhận?
Đối với nuôi trồng thủy sản: tỉnh sẽ xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản an tồn theo hướng tăng cường liên kết, thí điểm và nhân rộng các ứng dụng công nghệ cao. Cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy vùng nuôi trồng theo hướng phát triển an tồn và bền vững, khuyến khích việc mở rộng diện tích ni cơng nghiệp và bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao và thực hành nuôi trồng tốt (GAP) phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với khai thác thủy sản: tỉnh sẽ triển khai tái cơ cấu tàu khai thác ven bờ, hạn chế ngư cụ và phương tiện khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và hủy hoại môi trường sinh thái biển, áp dụng chứng nhận IUU một cách hiệu quả, thúc đẩy xây dựng các đội, nhóm kiểu mẫu trong khai thác thủy sản.
Đối với chế biến thủy sản: khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ và áp dụng chứng nhận để sản phẩm có thể đảm bảo an tồn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và thị trường xuất khẩu, kết hợp và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn chế biến và tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; ưu tiên phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng.
4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp đẩy mạnh áp dụng chứng nhận nhận
4.4.1. Đánh giá các chính sách hỗ trợ để áp dụng chứng nhậnÝ kiến của cơ quan quản lý Nhà nước: Ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước:
Các chính sách hỗ trợ vẫn chưa đủ và phù hợp, chính sách hỗ trợ đối với các loài thủy sản quan trọng như cá tra, tôm biển, tôm hùm, cá rô phi, ngao cần được triển khai.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy: hiện có nhiều chính sách hỗ trợ việc áp dụng chứng nhận trong ngành thủy sản, tuy nhiên, cần có hướng dẫn triển khai cụ thể hơn, cơ quan quản lý cần hỗ trợ về định hướng thị trường và kết nối các bên liên quan trong thực hiện chính sách. Cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn đối với con giống sạch bệnh, đảm bảo chất lượng thức ăn chăn ni và hóa chất, tiếp thị sản phẩm.
63Chính sách đối với chứng nhận cần đồng bộ và khả thi. Cũng cần tăng cường Chính sách đối với chứng nhận cần đồng bộ và khả thi. Cũng cần tăng cường tính hiệu quả trong thực thi quy định (hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi thủ tục hành chính, nâng cao nhận thức của cán bộ về các chính sách…).
Cần rà sốt và điều chỉnh lại quy hoạch (nhất là quy hoạch chi tiết).
Quy định đối với cơ sở thu mua nguyên liệu đầu vào, sơ chế quy mô nhỏ áp dụng tiêu chuẩn GMP-SSOP chưa phù hợp vì bản thân những cơ sở này khơng có đủ năng lực và nguồn lực để áp dụng GMP-SSOP. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, tư vấn và tập huấn cho những cơ sở này để họ có thể hiểu và áp dụng tiêu chuẩn GMP-SSOP.
Bộ Tài chính và các bộ ngành khác cần xem xét lại việc áp dụng thu phí đối với chứng nhận truy xuất nguồn gốc, đồng thời giảm phí chứng nhận an toàn thực phẩm đối với tàu thuyền, cơ sở thu mua nguyên liệu, chế biến quy mô nhỏ nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng này áp dụng các chứng nhận bắt buộc của Việt Nam và quốc tế.
Ý kiến của người sản xuất:
Nhà nước cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản để làm cơ sở cho công tác quản lý hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện các biện pháp giúp người sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, hỗ trợ các hợp tác xã gia tăng liên kết để tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cả về chất lượng và số lượng cho các doanh nghiệp chế biến.
Nhà nước cần giảm giá th diện tích ni trồng thủy sản, vì thơng thường khơng phải tất cả diện tích giao cho hợp tác xã đều có đủ điều kiện để nuôi trồng thủy sản, nhưng hợp tác xã vẫn phải trả giá th khơng đổi cho tồn bộ diện tích.
4.4.2. Những thách thức và đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ việc áp dụng chứng nhận chứng nhận