233 ha diện tích nuôi tôm chân
3.2.4. Chứng nhận VietGAP
Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản, sau 5 năm thực hiện, có 75 đơn vị ni trồng trên cả nước đã được nhận chứng chỉ VietGAP với tổng diện tích là 686 ha (tính tới ngày 30/10/2015). Trong số các đơn vị được chứng nhận VietGAP này, có 42 cơ sở ni cá tra với diện tích 361 ha, 23 cơ sở ni tơm chân trắng với diện tích 233 ha, 3 cơ sở ni tôm sú, 2 cơ sở nuôi cá rô phi, 1 cơ sở ni cá lóc, 1 hợp tác xã ni tơm sú, 1 hợp tác xã nuôi cá mú, 1 cơ sở ni cá trình và 1 cơ sở ni cá điêu hồng.
Theo nghiên cứu của bà Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2013), các hộ nuôi áp dụng VietGAP vẫn gặp một số khó khăn như: Một số hộ gia đình khơng có diện tích đất để làm ao chứa xử lý chất thải hoặc khơng có diện tích đất để làm ao lắng; người ni gặp khó khăn trong thực hiện ghi chép hồ sơ, nhật ký ao ni theo u cầu VietGAP; chi phí nhiều hơn nhưng giá bán không cao hơn và cũng chưa được người mua ưa chuộng hơn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm được chứng nhận. Khơng có thị trường đặc thù cho sản phẩm VietGAP; chi phí cho tái đánh giá cao; thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng; thủ tục vay vốn ngân hàng còn chưa hợp lý; chưa có nơi chứa rác thải, bùn thải đúng theo quy định; Thiếu sự chủ động về giống đạt chuẩn có giấy chứng nhận, nhiều khi phải đợi chờ, mất cơ hội về thời vụ; Sau tập huấn, hộ gia đình khơng thể tự làm vì chưa hiểu hết yêu cầu, thủ tục. Vẫn cần có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; sản xuất luôn bị động, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường.
Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2013), việc áp dụng VietGAP đem lại lợi ích kinh tế sau:
Đối với cá tra:
Doanh thu và chi phí có sự khác biệt giữa áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP. Về thu nhập, thu nhập trung bình của hai hộ áp dụng VietGAP là 1,120
tỷ đồng/ha và 1,829 tỷ đồng/ha, cao hơn nhiều so với thu nhập của hai hộ này trước khi áp dụng VietGAP chỉ được 516 triệu đồng/ha và 924 triệu đồng/ha. Khoản này cũng cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của hai hộ khác khơng áp dụng VietGAP (lần lượt là 537 triệu đồng/ha và 380 triệu đồng/ha).
Đối với tôm chân trắng:
Tỷ lệ sống của các ao tôm chân trắng áp dụng VietGAP nhìn chung được cho là cao hơn so với ao khơng có VietGAP. Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện khảo sát (năm 2013), do có dịch bệnh, một số ao áp dụng VietGAP vẫn có tỷ lệ sống thấp hơn ao khơng có VietGAP.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của các ao VietGAP cũng thấp hơn so với các ao khơng có VietGAP, mặc dù tỷ lệ chi phí thức ăn vẫn chiếm khoảng 55-60% tổng chi phí.
Chi phí cho thuốc và hóa chất để phịng bệnh và xử lý mơi trường tại các cơ sở ni tơm chân trắng có VietGAP giảm đáng kể, nhưng chi phí cho các sản phẩm sinh học lại tăng lên. Tổng thể, chi phí trung bình cho thuốc, hóa chất và sản phẩm vi sinh trên 1 tấn tơm của các cơ sở có VietGAP vẫn thấp hơn so với các cơ sở khơng có VietGAP.
Đối với tôm sú:
Theo kết quả nghiên cứu của bà Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2013), đối với tơm sú, tỷ lệ sống của các ao có VietGAP thấp hơn cả các ao không áp dụng VietGAP. Tuy nhiên, theo những người nuôi được phỏng vấn, tôm nuôi trong cả hai loại ao có và khơng có VietGAP đều mắc bệnh và đôi khi tôm tại các cơ sở có VietGAP có tỷ lệ sống thấp hơn so với những cơ sở khơng có VietGAP. Vì lý do này mà kết quả phân tích chỉ mang tính tham khảo ban đầu.
Từ phân tích về hiệu quả kinh tế của một số mơ hình áp dụng VietGAP nêu trên, bà Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2013) cũng đã đánh giá tác động của việc áp dụng VietGAP như sau:
+ Tác động kinh tế: bước đầu đóng góp vào tăng hiệu quả của nuôi trồng thủy sản (hầu hết các hộ gia đình áp dụng VietGAP đều nhất trí rằng thu nhập của họ có tăng, dù chỉ là chút ít), vì áp dụng VietGAP giúp giảm tổn thất trong nuôi thả và giảm FCR; giảm tỷ lệ chết do bệnh dịch, giảm chi phí cho thuốc, hóa chất xử lý và cải tạo môi trường; cung cấp cá tơm có chất lượng tốt hơn; cũng như quản lý ao nuôi hiệu quả hơn.
+ Tác động xã hội: thu hút nhiều lao động hơn; giảm mâu thuẫn giữa chủ ao nuôi và nhân công; nâng cao kiến thức và nhận thức về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm và an toàn sinh thái; mở rộng quan hệ xã hội; giảm xung đột với cộng đồng xung quanh.