Trong khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Chinh sach cua EU ve chung nhan thuy san va de xuat cac giai phap ho tro ap dung chung nhan tai VN (Trang 49 - 50)

Hiện nay, các tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa đã đăng ký chứng nhận bắt buộc theo Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác. Thơng tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung xác nhận nguyên liệu, chứng nhận và xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ thuỷ sản khai thác để xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chứng nhận (trong đó có EU). Với sự phát triển của việc khai thác cá ngừ, có 2 chương trình chứng nhận tự nguyện mà các tàu ở Khánh Hịa có thể hướng tới. Đó là chứng nhận MSC thông qua các Dự án Cải thiện nghề Khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam (FIPs) áp dụng đối với việc khai thác cá ngừ và chứng nhận an toàn với cá heo do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) và Tổ chức Earth Island (EII) cấp.

Với sự hỗ trợ của WWF và sự tham gia của các đối tác như VINATUNA, VASEP, ICAFISH, cơ quan quản lý địa phương, Dự án Cải thiện nghề Khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam (FIP) khởi động từ năm 2013 với việc hoàn tất đánh giá sơ bộ về MSC. Kế hoạch hành động nhằm cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam hoàn thành đầu năm 2014. Kế hoạch này đề cập tới nhu cầu cần cải thiện nghề khai thác cá ngừ với sự tham gia của các bên liên quan cũng như xây dựng khung thời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn MSC dựa trên 3 nguyên tắc chính của MSC: (i) nguồn lợi thủy sản bền vững; (ii) giảm thiểu tác động về môi trường; (iii) quản lý hiệu quả. Các cơ quan liên quan đề ra 54 mục tiêu để triển khai FIP đối với việc khai thác cá ngừ nhằm được chứng nhận MSC trong năm 2018. Tuy nhiên, kết quả theo dõi và giám sát cho thấy chỉ 20% các mục tiêu của FIP nêu trên được hoàn thành vào năm 2016. Điều này có thể dẫn tới việc chậm được chứng nhận MSC và nghề khai thác cá ngừ địa phương có thể được chứng nhận MSC sau năm 2018.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Khánh Hòa đều áp dụng chứng nhận an toàn với cá heo EII khi xuất sang châu Âu. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận an toàn với cá heo của NOAA, chứ khơng phải của EII. Như vậy có 2 chứng nhận về an tồn với cá heo áp dụng với 2 thị trường khác nhau là EU và Hoa Kỳ (đối với thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm đóng hộp phải được chứng nhận đầu tiên).

Từ thực tế trên, chúng ta có thể thấy rằng, chỉ các doanh nghiệp chế biến xuất sang EU hoặc Hoa Kỳ mới có chứng nhận,và các chủ tàu địa phương hầu như đều được tập huấn về các chứng nhận này. Tại cảng cá Hịn Rơ, logo an toàn với cá heo được treo khắp cảng để phổ biến cho ngư dân về chứng nhận này. Việc tập huấn cho thuyền trưởng và phổ biến chứng nhận cũng được triển khai với sự hỗ trợ của cả cơ quan, tổ chức như VASEP, WWF.

Theo quy định về an toàn với cá heo của NOAA, chứng nhận cấp cho thuyền trưởng tàu là rất quan trọng. NOAA cho phép thuyền trưởng có thể học tiếng Anh online thơng qua trang website của NOAA, sau đó NOAA sẽ liệt kê danh sách tên các thuyền trưởng này trên trang website của mình có xác nhận của các thuyền trưởng về việc tàu của họ không gây ảnh hưởng tới cá heo.

4.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng chứng nhận tại Khánh Hòa nhận tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Chinh sach cua EU ve chung nhan thuy san va de xuat cac giai phap ho tro ap dung chung nhan tai VN (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)