Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện đức hòa, tỉnh long an theo luật đất đai 2013 (Trang 42 - 45)

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện ĐứcHoà

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Đức Hịa tỉnh Long An (ảnh Google Eath)

Huyện Đức Hịa nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh Long An; Tọa độ địa lý 106o16'11" - 106o31'57" kinh độ Đông và 10o44'30" - 11o01'38" vĩ độ Bắc; Tổng diện tích tự nhiên là 427,75 km2

(chiếm 9,5% diện tích tồn tỉnh, đứng hàng thứ 6/15); có 20 đơn vị hành chính trực thuộc: Gồm 3 thị trấn và 17 xã, Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Hậu Nghĩa. Ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) và huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh)

- Phía Nam giáp huyện Bến Lức

Trung tâm hành chính huyện Đức Hòa cách thành phố Tân An 57 km, trung tâm TP Hồ Chí Minh 44 km, TX Tây Ninh 63 km; đối với các huyện chung quanh, trung tâm huyện cách các thị trấn Đức Huệ 13 km, Bến Lức 41 km, Trảng Bàng 20 km, Hóc Mơn 24 km, Bình Chánh 38 km, cách đƣờng xuyên Á 10 km, sông Vàm Cỏ Đông chạy theo dọc tuyến ranh giới huyện với Đức Huệ.

Vị trí địa lý huyện Đức Hịa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc TP Hồ Chí Minh, nằm gần các khu cơng nghiệp; trên địa bàn có các tuyến giao thơng thủy bộ thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, gần đƣờng xuyên Á và sân bay quốc tế Sân Tân Nhất. Vì vậy nên rất thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội và giao lƣu quốc tế [30].

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình có khuynh hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ giữa huyện sang 2 hƣớng Đông và Tây.

- Vùng địa hình cao: 4 - 6 m, bao gồm xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Tân Mỹ, một phần Hiệp Hịa.

- Vùng địa hình khá cao: 3 - 4 m, bao gồm xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thƣợng, một phần Hiệp Hòa, Tân Phú

- Vùng địa hình trung bình: 1,5-3,0 m, bao gồm TT Hậu Nghĩa, TT Đức Hịa, Hịa Khánh Đơng, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam.

- Vùng địa hình thấp: <1,5 m, bao gồm khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh thầy Cai - An Hạ thuộc các xã Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Tân Mỹ, Đức Lập Thƣợng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hịa Đơng…

Về địa mạo, huyện Đức Hịa có 2 dạng chính:

- Thềm phù sa cổ: khu vực địa hình cao khơng ngập, chiếm phần lớn địa bàn huyện, chỉ có lớp trầm tích phù sa cổ, vật liệu đất chủ yếu là cát pha thịt.

- Đồng lũ: nằm tại khu vực trũng ven sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai, An Hạ, địa hình từ bằng phẳng đến trũng thấp và ngập lũ hàng năm, lớp mặt đến độ sâu 5-50 m là phù sa mới với vật liệu đất chủ yếu là sét có vật liệu sinh phèn; lớp dƣới là phù sa cổ.

Về địa chất cơng trình, trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1-8m có đặc tính khơng thích ứng với việc xây dựng cơng trình lớn. Khu vực phù sa cổ có đặc điểm địa chất cơng trình khá tốt, thích hợp cho các cơng trình xây dựng [30].

2.1.1.3. Khí hậu

Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Đức Hịa mang các đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tƣơng phản (mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đơng Bắc). Các chỉ số chung nhƣ sau:

- Nhiệt độ trung bình 27,7oC

- Tổng tích ơn cao (khoảng 9.900-10.000oC/năm)

- Lƣợng mƣa thuộc vào loại khá cao (1.625-1.886 mm/năm), số ngày mƣa bình qn là 121 ngày, trong đó 2 tháng mƣa nhiều nhất là tháng 9 (306 mm) và tháng 10 (328 mm)

- Ẩm độ khơng khí bình qn 82-83% và thay đổi theo mùa - Lƣợng bốc hơi trung bình 2,9 mm/ngày

- Số giờ nắng cao (2.664 giờ/năm) và phân hóa theo mùa.

- Vào mùa mƣa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nƣớc với hƣớng gió thịnh hành là Tây Nam; vào mùa khơ, gió mùa Đơng Bắc mang khơng khí khơ có hƣớng gió thịnh hành là Đơng Bắc và Đơng; chuyển tiếp giữa 2 mùa là gió Đơng, gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình 2,0 m/s. Mỗi năm có khoảng 110 - 140 ngày có dơng với tốc độ có thể lên đến 30 - 40 m/s trong cơn dông.

2.1.1.4. Thủy văn

Do một phần quan trọng của địa bàn nằm trên vùng triền phù sa cổ, huyện Đức Hịa có mật độ dịng chảy khơng cao với tổng chiều dài 505 km, mật độ 1,18 km/km2 và phân bố chủ yếu tại vùng trũng phèn và vùng ven sông Vàm Cỏ Đơng. Các kênh rạch chính (sơng Vàm Cỏ Đơng, kênh Thầy Cai) có tổng chiều dài 93 km, mật độ 0,21 km/km2.

Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua địa bàn huyện dài 45 km dọc theo ranh giới phía tây, là tuyến đƣờng thủy quan trọng nhất và cũng là nguồn nƣớc mặt quan

trọng nhất cung ứng cho sản xuất nông nghiệp của huyện, chịu ảnh hƣởng bán nhật triều không đều với biên độ triều lớn nhất 1,50-1,75m, thuận lợi tƣới tiêu cho các kênh rạch nhánh. Chiều rộng sơng bình quân 150-160 m, độ sâu 15-17 m, độ dốc lịng sơng 0,21%, lƣu lƣợng mùa kiệt (tháng IV) khoảng 9 m3

/s.

Các kênh chi lƣu quan trọng của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông là kênh Nhà Thờ, kênh rạch Nhum, kênh Cầu Duyên - Hốc Thơm, kênh số 2, kênh sông Tra, kênh chợ Đức hòa, kênh Láng Pha, kênh Láng Ven, Bảy Quang.

Kênh Thầy Cai thuộc hệ thống rạch Tra - sơng Sài Gịn, có chiều dài trên địa bàn là 19 km, rộng 30 - 40 m, chịu ảnh hƣởng bán nhật triều. Tuy nhiên do nằm trong vùng trũng nên khả năng tiêu thoát nƣớc rất kém. Một nhánh của rạch Tra chảy song song cách ranh phía Đơng của huyện 1 km là kênh An Hạ dài 15 km và thông với hệ thống kênh Chợ Đệm, hiện đã đƣợc điều tiết ngăn mặn tại cống An Hạ.

Mùa lũ trên vùng trũng của địa bàn (khoảng 19.000 ha) kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 với 3 cấp độ ngập nhƣ sau:

- Ngập nông <60 cm: 37% diện tích bị ngập

- Ngập trung bình 60-100 cm: 38% diện tích bị ngập - Ngập sâu >100cm: 25% diện tích bị ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện đức hòa, tỉnh long an theo luật đất đai 2013 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)