Chiến lược cấp công ty:

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty nguồn việt 2010-2015 (Trang 81 - 86)

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TIN HỌC NGUỒN VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015:

4. Chiến lược cấp công ty:

4.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường:

Mục đích là tăng thị phần, tăng doanh thu bằng cách: - Tăng mức mua sản phẩm

- Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh - Mua lại đối thủ cạnh tranh.

- Tăng quy mô tổng thể của thị trường hiện tại.

Để đạt được mục tiêu đề ra công ty cần thực hiên tốt các giải pháp sau : o Giải pháp về quản trị:

+ Kinh doanh – xuất nhập khẩu: tạo lập mối quan hệ tốt đối với các đối tác kinh doanh nước khác để từ đó khai thác các mối quan hệ quen biết khác. Tăng khả năng tiếp cận sản phẩm cho các đối tác mới.

+ Nhân sự: nhiệm vụ là tìm kiếm và đào tạo bồi dưỡng nhân sự chủ chốt cho công ty, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, biết sử dụng máy tính, bản lĩnh làm việc, có tinh thần và trách nhiệm đối với công việc. Thanh lọc nhân sự làm việc không hiệu quả.

+ Marketing: nghiên cứu thị trường, quảng cáo quan hệ cộng đồng, chăm sóc khách hàng bổ sung cho bộ phận xuất nhập khẩu.

+ Tài chính: đảm bảo vốn để mở rộng quy mô năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hành. Kiểm soát chặt chẽ các tiến trình để tránh sai xót, thiệt hại về tài chính.

4.1.2 Chiến lược phát triển thị trường:

Mục tiêu chính là cũng cố uy tín, vị thế công ty.

o Giải pháp về marketing: đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn. Bộ phận này sẽ thường xuyên thu thập thông tin thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thị trường mới.

o Giải pháp về sản phẩm: dùng sản phẩm hiện tại hoặc mua bản quyền các công ty khác để phát triển thị trường.

o Giải pháp về giá: tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà ấn định mức giá phù hợp với giá của thị trường. Công ty nên sử dụng mức giá linh hoạt theo thị trường.

- Giải pháp về phân phối:

o Đối với thị trường trong nước Nguồn Việt cần tập trung phát triển chính ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra cần khai thác thêm các thị trường tiềm năng ở Miển Trung và Tây Nguyên.

o Thị trường xuất khẩu: lúc đầu thông qua nhà phân phối trung gian, về sau tự mở rộng kênh phân phối. Cần lựa chọn và đặt quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà phân phối lớn, có uy tín, đáng tin cậy.

o Chiêu thị: tham gia hội chợ công nghệ thông tin, quảng cáo. Đây là một kênh phổ biến và hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

4.1.3 Chiến lược phát triển dịch vụ:

Mục tiêu là hoàn thiện sản phẩm đến mức tối ưu, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty…

Để đạt được mục tiêu đề ra công ty cần không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tối đa tất cả các nhu cầu mà khách hàng cần.

4.2 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập:

Mục tiêu chính gói chiến lược này là :

- Tăng cương khả năng hợp tác với các nhà dịch vụ bên ngoài tạo ra mối liên minh sâu rộng.

- Giữ vững thị phần hiện tại, gia tăng thị phần doanh thu bừng cách thiết lập hệ thống đại lý.

- Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực.

- Nắm bắt thông tin khách hàng, thị trường, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh.

Để đạt được mục tiêu đề ra công ty cần thực hiên tốt các giải pháp sau :

- Mở rộng đại bàn hoạt động, xây dựng hệ thống đại lý các chi nhánh để phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng.

- Hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng

- Áp dụng các biện pháp bổ sung như: liên doanh, liên kết với các đơn vị có tài chính ổn định có kinh nghiệm kinh doanh trong cùng nghành

4.3 Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa:

Với nội lực hiện tại chúng ta nên thực hiện chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới phù hợp với công nghệ hiện tại hoặc công nghệ mới để cung cấp cho thị trường mới.

Sản phẩm mới trong chiến lược này là những sản phẩm mới hoàn toàn hay đã có trên thị trường nhưng công ty chưa tham gia sản xuất kinh doanh. Nếu thực hiện chiến lược , những sản phẩm này có thể bán trên cùng kênh phân phối với các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.

4.4 Chiến lược suy giảm:

Đây là giải pháp làm giảm tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém như lĩnh vực kênh truyền dẫn. Với lĩnh vực kén thị trường thì sau vài năm triển khai dich vụ đã không mang lại hiều quả như mong muốn.

5. Chiến lược của các SBU:

 SBU1(phần mềm):

- Tiếp tục xây dựng và phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp bao gồm: dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp IT chuyên ngành, dịch vụ phần mềm…

- Mở rộng thị trường bằng việc phát triển kinh doanh quốc tế trong các lĩnh vực phần mềm ITO, BPO.

 SBU2(dịch vụ Internet):

- Đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ viễn thông-internet trong các phân đoạn thị trường doanh nghiệp và các thị trường khe khác, tiến tới phát triển thị trường rộng hơn.

- Tăng cường năng lực cốt lõi của Công ty như nguồn nhân lực, quy trình quản lý chất lượng internet phải chặt chẽ, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng dịch vụ.

 SBU3(kênh truyền dẫn):

- Phát triển cầm chừng nhưng đồng thời cũng cần nâng cao đổi mới công nghệ sẵn sàng cho việc mở rộng thị trường sau vài năm nữa.

- Vì tiềm lực ngành này còn nhỏ so với các đối thủ cùng nghành nên chúng ta nên tăng cường đầu tư, mua bán và sáp nhập công ty để tăng quy mô công ty

một cách nhanh chóng, tạo thế đòn bẩy trên thị trường, nhất là thị trường dịch vụ nội dung số.

 SBU4(kinh doanh thiết bị vi tính):

-Tìm kiếm thêm những nhà cung cấp lớn để có giá đầu vào rẻ nhất từ đó hạ giá thành bán ra, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Phát triển mạnh dịch vụ kèm theo như : tư vấn, bảo hành, giảm giá, các dịch vụ hậu mãi… để tạo thêm hình ảnh thương hiệu cho khách hàng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty nguồn việt 2010-2015 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w