Chiến lược suy giảm.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty nguồn việt 2010-2015 (Trang 33 - 34)

6. Chiến lược cấp công ty.

6.4 Chiến lược suy giảm.

Chiến lược suy giảm là giải pháp làm giảm tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém. Những chiến lược suy giảm mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các mức độ suy giảm từ ít đến nhiều bao gồm:

Chỉnh đốn : là những giải pháp chiến lược mang tính chất tạm thời,

giúp cho doanh nghiệp củng cố hiệu quả trong các quá trình hoạt động.

Mục tiêu của việc chỉnh đốn là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao công suất máy móc thiết bị, v.v… hoặc thu hồi một phần vốn đầu tư của các đơn vị kinh doanh không còn hoạt động có hiệu quả.

Thu hồi vốn đầu tư hay loại bỏ : là giải pháp bán một hay một vài đơn

các nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh hiện tại khác hay đầu tư đề phát triển các cơ hội thị trường mới hấp dẫn hơn.

Thu hoạch: là giải pháp khai thác cạn kiệt các đơn vị kinh doanh không

còn khả năng phát triển lâu dài nhằm tận thu những gì còn có thể bán được trong thời gian trước mắt. Tuỳ theo tình huống cụ thể, mục tiêu của chiến lược thu hoạch có thể là tối đa hoá vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm các khoản chi, tận thu những gì còn có thể bán, v.v…

Giải thể: là giải pháp chấm dứt sự tồn tại và bán tất cả các tài sản vô

hình và hữu hình của đơn vị kinh doanh. Giải pháp này được thực hiện khi các nhà quản trị không thể thực hiện được các chiến lược điều chỉnh, thu hồi vốn đầu tư hay thu hoach hay thu hoạch đối với các đơn vị kinh doanh ở giai đoạn suy thoái, hoặc đơn vị kinh doanh không cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành, không có đủ nguồn lực theo đổi các chiến lược khác. Vì vậy các cổ đông phải chấp nhận giải thể hay thanh lí đơn vị kinh doanh.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty nguồn việt 2010-2015 (Trang 33 - 34)