Giải pháp về pháp luật, pháp chế và chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 107 - 111)

3.1.1. Đề xuất các giải pháp điều chỉnh các qui định của thành phố, Chính phủ đối với cơng tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận

Thứ nhất: trong việc quản lý và sử dụng quỹ đất thƣờng xảy ra mâu thuẫn nên nhà nƣớc đã ban hành nhiều nghị định, thông tƣ nhằm giải quyết các mẫu thuẫn đó. Để dần khắc phục sự chồng chéo giữa các loại Giấy chứng nhận, từ năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về việc thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, khi triển khai nghị định trong thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục cịn phức tạp và thiếu hƣớng dẫn cụ thể.

Do đó, cần có sự ổn định và thống nhất trong hệ thống chính sách pháp luật của nhà nƣớc, đồng thời bổ sung và hoàn chỉnh cho đầy đủ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiện nay nói chung và đăng ký biến động nói riêng. Các bộ luật, nghị định, thơng tƣ ban hành phải có sự thống nhất, và thời hạn thi hành hiệu lực lâu dài, nhằm tạo ra sự thống nhất nói chung, từ đó giải quyết đƣợc mâu thuẫn trong việc thực thi các quyết định của nhà nƣớc và thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ổn định và có tính kế thừa cao.

Thứ 2: hồ sơ địa chính là tài liệu đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong công tác

quản lý nhà nƣớc về đất đai. Nội dung của hồ sơ địa chính phải đƣợc thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Do đó, vấn đề đăng ký cấp giấy chứng nhận sẽ trở nên rất dễ dàng trong mơ hình quản lý đất đai tập trung ở 1 cấp và phức tạp trong mơ hình quản lý đất đai phân thành nhiều cấp. Bởi vì,

trong hệ thống quản lý nhiều cấp, việc đồng bộ về hồ sơ địa chính giữa các cấp quản lý trở thành yêu cầu nhất thiết phải thực hiện. Hồ sơ địa chính nƣớc ta đƣợc phân thành 3 cấp quản lý là tỉnh, quận/huyện, phƣờng/xã. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có chức năng lập và quản lý tồn bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh; cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa chính gốc cho Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/huyện và ủy ban nhân dân cấp phƣờng/xã.

Hơn nữa, ở hầu hết các nƣớc trên thế giới hệ thống đăng ký là một cấp. Vì vậy, vấn đề đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ trở lên đơn giản và nhanh chóng. Ngƣợc lại, ở nƣớc ta hệ thống đăng ký 2 cấp (cấp quận/huyện và cấp tỉnh) thì vấn đề cũng trở lên phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, trong tƣơng lai việc đơn giản hóa bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện để nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu có thể nắm bắt đƣợc các thơng tin về đất đai một cách chính xác, kịp thời và đảm bảo đƣợc mối quan hệ gần gũi giữa Nhà nƣớc và ngƣời dân là yêu cầu cấp thiết đặt ra và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Khi đó việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ trở lên đơn giản hơn.

Thứ 3: ở nƣớc ta, đối với đất, đăng ký là bắt buộc và đối với nhà ở, đăng ký

là không bắt buộc. Trong khi ở các nƣớc phát triển thì đăng ký đất đai đã đạt tới mức độ tự giác tức là không bắt buộc. Đối với những ngƣời đi đăng ký thì nhà nƣớc sẽ bảo hộ về mặt pháp lý, lúc kiện tụng nhà nƣớc sẽ xác định là đã đăng ký và ranh giới của thửa đất là đến đâu. Vì vậy, hệ thống đăng ký hiện đại phải là hệ thống mà kêu gọi đƣợc ngƣời dân sử dụng nó, nó tiện lợi, mang lại lợi ích cho ngƣời dân, chứ khơng phải là một hệ thống mà buộc ngƣời dân phải đến.

Vì vậy, để hồn thiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho quận Cầu Giấy, điều nhất thiết đầu tiên đó là chúng ta phải thực hiện nghiêm túc cơ chế "một cửa" nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính hiện nay. Sử dụng cơ chế "một cửa" khiến các thủ tục đƣợc quy về một mối, giảm thiểu phiền hà cho tổ chức, cá nhân; chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ công chức. Đồng thời, nhà nƣớc cũng phải tuyên truyền vận động và hƣớng dẫn để ngƣời

dân hiểu tầm quan trọng, lợi ích của việc đăng ký đất đai nói chung và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng.

Thứ 4: Bản đồ địa chính phục vụ cho quản lý đất đai thì đối tƣợng thể hiện là

thửa đất. Tuy nhiên, trong hạ tầng thông tin tồn cầu và hệ thống thơng tin quốc gia thì ngƣời ta cho rằng có 3 hệ thống quan trọng phải có là: hệ thống ảnh, hệ thống bản đồ địa hình, hệ thống bản đồ địa chính. Trong đó, hệ thống bản đồ địa chính là 1 lớp quan trọng và hữu ích hơn của hạ tầng thơng tin vì nó gắn với hoạt động của con ngƣời. Chính vì vậy, hệ thống bản đồ địa chính nó phải đáp ứng đa mục đích. Trƣớc đây, bản đồ địa chính làm ra chỉ để phục vụ quản lý đất đai, nhƣng chúng ta nhận thấy rằng quản lý thị trƣờng bất động sản cũng phải dựa trên bản đồ địa chính (trên đó sẽ có thêm các hiện trạng về đầu tƣ) hoặc quản lý điện thoại, quản lý internet, quản lý cấp thốt nƣớc,… tất cả các u tố đó đều gắn với thửa đất. Vì vậy, bản đồ địa chính khơng chỉ phục vụ cho mục đích quản lý đất đai mà cho rất nhiều mục đích khác. Do đó, bên cạnh việc quận phải tiến hành đo vẽ hệ thống bản đồ địa chính thì cũng phải có các biện pháp để tiếp cận thị trƣờng cho sản phẩm của mình.

Thứ năm: thực tế hiện nay mỗi quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà

Nội cũng nhƣ các tỉnh lại ban hành một loại Quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận khác nhau. Để thực hiện đồng bộ, thống nhất một loại mẫu Quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND cấp quận cũng nhƣ mẫu phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính, đề nghị Liên Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính ban hành mẫu Phiếu chuyển thơng tin địa chính, Quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng ngƣời sử dụng đất tƣơng tự nhƣ qui định về mẫu Quyết định thu hồi đất, mẫu quyết định giao đất thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nƣớc.

Thứ sáu: tại thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng

thì căn cứ pháp lý gần gũi nhất là Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014, Quyết định số 94/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014, Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014. Việc áp dụng các văn bản này trong công tác

đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng nảy sinh nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh bổ sung. Tồn địa bàn thành phố ƣớc tính có khoảng 40.300 thửa mà số lƣợng cán bộ Thanh tra Sở Tài nguyên và Mơi trƣờng Hà Nội có hạn, phải đảm đƣơng nhiều trọng trách, khối lƣợng cơng việc lớn. Vì vậy đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND thành phố HàNội sửa đổi Điều 16 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND theo hƣớng giao cho UBND huyện có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kết luận làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, tổ chức có liên quan, đối với các trƣờng hợp mà khu vực bị lấn, chiếm, giao đất trái thẩm quyền trƣớc khi xem xét quyết định cấp giấy chứng nhận.

Thứ 7: các quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp giấy chứng nhận

còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp khơng thích hợp với u cầu thực tế. Do đó, Nhà nƣớc phải quy định lại rõ ràng hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng cơ quan chức năng, rút ngắn một số khâu, một số thủ tục không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý của cơng việc.

3.1.2. Giải pháp về hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính

Qua tìm hiểu tình hình thực tế của quận cho thấy để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai nói chung và đăng kí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng, cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận theo định hƣớng sau:

- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thơng tin đất đai. Xây dựng và hồn thiện chính sách thƣơng mại hóa thơng tin đất đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin.

- Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia, do một hệ thống cơ quan đăng ký thống nhất thực hiện.

- Cập nhật biến động sử dụng đất lên bản đồ địa chính thƣờng xuyên và chuyển về dạng số để quản lý. Những khu vực có biến động nhiều cần tiến hành đo

đạc mới lập bản đồ địa chính chính quy.

- Tiến hành lập và hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng đầy đủ, chính xác, thống nhất.

- Thiết lập hệ thống sổ sách (sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động) đầy đủ, theo đúng hƣớng dẫn và quy định hiện hành.

- Từng bƣớc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thơng tin đất đai của quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 107 - 111)