Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 53 - 56)

2.1. Môi trường đầu tư và sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư

2.1.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư

Một MTĐT tốt thúc đẩy đầu tư mở ra tiền đề thúc đẩy sản xuất và phát triển hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, tạo ra lợi ích tiêu dùng lớn hơn. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho ngân sách của chính phủ thông qua nguồn thu từ thuế bền vững để tài trợ các mục tiêu xã hội quan trọng khác như đầu tư vào y tế, giáo dục và các chính sách phúc lợi khác.

Việc cải thiện và làm cho MTĐT trở nên hấp dẫn hơn là điều kiện quan trọng đối với việc gia tăng được nguồn vốn đầu tư, một điều kiện thiết yếu cho là phát triển kinh tế. Đó là q trình các cấp chính quyền chủ động tác động, tích cực hóa các yếu tố cấu thành MTĐT như việc cải thiện yếu tố pháp lý, chính sách, thủ tục hành chính, phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, gia tăng cơ hội thị trường,…Từ đó, sẽ mở ra cơ hội, tiếp thêm động lực khuyến khích doanh nghiệp liên tục đầu tư, ngày càng mở rộng cơ hội việc làm và là chìa khóa cho sự tiến bộ bền vững trong công cuộc giảm đói nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, cho dù họ có trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh hay khơng. Sự thay đổi tích cực của MTĐT sẽ có tác dụng lớn khơi dịng cho các QĐĐT: Từ việc khuyến khích tinh thần doanh nhân thực hiện QĐĐT phát triển sự nghiệp, quyết định chuyển đổi mơ hình kinh doanh của hộ kinh doanh đến các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia QĐĐT mở rộng sản xuất và thuê nhiều lao động hơn… Tuy nhiên, quá trình cải thiện MTĐT hồn tồn khơng phải là một quá trình dễ dàng mà nó phải vượt quá rất nhiều khó khăn, thách thức và tiêu tốn thời gian và các nguồn lực khổng lồ.

Trước hết việc cải thiện MTĐT bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Môi trường tự nhiên phản ánh những đặc trưng sẵn có về các yếu tố, chẳng hạn như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và tài ngun thiên nhiên. Lợi thế về mơi trường tự nhiên có thể là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nói chung hoặc theo từng lĩnh vực cụ thể mà một khu vực có ưu thế. Chẳng hạn như các khu vực có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường đầu vào, đầu ra. Điều kiện địa hình, địa chất bằng phẳng và vững chắc, khí hậu thuận lợi ít thiên tai có thể tạo điều kiện phát huy hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư. Còn tài nguyên thiên nhiên với vai trò là các đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện lợi thế sẵn có và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp khai thác. Thông thường, môi trường tự nhiên là một đặc trưng, được tự nhiên định sẵn cho một khu vực và rất khó thay đổi trong một thời gian ngắn. Điều này đặt ra một giới hạn về khả năng cải thiện chúng để tăng sự hấp dẫn cho MTĐT. Từ đó việc cải thiện các yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng dự báo và khai thác chúng. Cũng cần chú ý rằng, điều kiện tự nhiên là quan trọng nhưng nó khơng hẳn là yếu tố sống còn với các nhà đầu tư, bằng chứng là rất nhiều quốc gia có những bất lợi về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn tạo ra một MTĐT hấp

dẫn chẳng hạn như Singapore, Nhật Bản. Điều này là nhờ khả năng chủ động dự báo, khai thác cũng như sự bù đắp của việc phát triển khoa học công nghệ.

Tiếp theo là đặc điểm thể chế chính trị và đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương: Cho dù các quốc gia hay địa phương đều hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có những chiến lược riêng, phù hợp với thể chế chính trị, lợi thế quốc gia và các nhận thức và quan điểm của chính quyền. Điều này nghiễm nhiên tạo ra sự ràng buộc trong việc lựa chọn, cải thiện các yếu tố MTĐT. Bởi vì, dù muốn hay khơng thì các yếu tố cấu thành MTĐT vẫn sẽ bị chi phối bởi các vấn đề về cơ chế sở hữu tài sản, quan điểm kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân, sự ưu tiên trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm ứng với các thời kỳ khác nhau. Điều này chi phối việc xây dựng chính sách, pháp luật và các cơ chế cho nhà đầu tư.

Khả năng cải thiện MTĐT cũng bị ảnh hưởng bởi đặc trưng văn hóa: Văn hóa bao gồm các giá trị chuẩn mực bao trùm nhiều mặt như thói quen, tập tục, truyền thống, ngơn ngữ, giáo dục,… được hình thành và tích lũy xun suốt q trình phát triển của mỗi địa phương. Giá trị văn hóa đóng vai trị là yếu tố căn bản điều chỉnh hành vi hoạt động và nó cũng tạo nên sức mạnh riêng có cho mỗi địa phương. Đồng thời, giá trị văn hóa cũng chi phối việc cải thiện MTĐT. Việc cải thiện MTĐT để tăng khả năng thích nghi và hành xử phù hợp của nhà đầu tư bị chi phối bởi yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong chính sách về lao động, bởi các yếu tố như thói quen, tập tục truyền thống khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn nên nó hồn tồn có thể tạo ra sức cản đối những sự thay đổi. Vì vậy, các chính sách cải thiện MTĐT ln phải phù hợp với việc bảo tồn và phát triển văn hóa, đó cũng là trách nhiệm thường xuyên của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.

Tình trạng hội nhập kinh tế của mỗi quốc gia cũng có vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng cải thiện MTĐT. Hiện trạng hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra khả năng và vị thế của quốc gia có thể tham gia vào hoạch định các chính sách thương mại song phương, đa phương. Nó cũng tạo ra quyền tự quyết, năng lực bảo vệ lợi ích của đất nước và các chủ thể kinh tế khác.

Cuối cùng là khả năng của chính quyền: Việc cải thiện MTĐT tốn kém rất nhiều các nguồn lực của các quốc gia, các địa phương. Liên quan tới bất kỳ lĩnh vực MTĐT nào, cho dù là việc xây dựng chính sách, pháp luật, cơ sở hạ tầng, thị trường,… tất cả đều bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ngân sách, con người, trình độ khoa học công nghệ, thời gian và nhiều yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 53 - 56)