Nguồn: Tổng quan nghiên cứu của tác giả
Giả thuyết nghiên cứu: Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả đề xuất 05 giả thuyết về ảnh hưởng của của MTĐT đến QĐĐT của doanh nghiệp như sau:
Với chính trị-pháp luật: Theo Sun và cộng sự (2002); Dollar và cộng sự (2005) Lu và cộng sự (2006), sự ổn định chính trị cùng với hệ thống luật pháp đủ mạnh là cơ sở để các doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định, được đối xử công bằng, bình đẳng, được bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp. Ngồi ra, chính sách ưu đãi và các dịch vụ công về đầu tư được xây dựng với mục đích là gia tăng các lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, nó giúp giảm các chi phí đầu tư lúc khởi động và làm tăng lợi nhuận tiềm năng của họ (Globerman và Shapiro, 2003; S.Ayele, 2006). Do đó, khi chính trị-pháp luật được cải thiện khiến doanh nghiệp hài lịng hơn thì khả năng ra QĐĐT của họ cũng tăng lên (Kaufmann và cộng sự, 2008). Từ đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H01: Chính trị - pháp luật ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của DNNVV.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng với chất lượng tốt, vận hành trơn tru là lợi thế
quan trọng mà các doanh nghiệp tìm kiếm trước khi vận hành hoạt động đầu tư của
Các biến kiểm soát
Số năm hoạt động Loại hình doanh nghiệp Quy mơ vốn doanh nghiệp
Chính trị-pháp luật.
Cơ sở hạ tầng
Chi phí
Thị trường
Quyết định
đầu tư của
mình (Dunning, 1981; 1988; 1993). Root và Ahmed (1979) và Wheeler và Mody (1992) và nhiều nghiên cứu khác chỉ rõ cơ sở hạ tầng có thể giúp doanh nghiệp hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Wei (2000) nhận định rằng "một địa điểm với cơ sở hạ tầng tốt ln hấp dẫn hơn những nơi khác”. Có thể nhận định rằng doanh nghiệp sẽ QĐĐT khi họ được thỏa mãn và thấy được rằng nơi đầu tư dự kiến có ưu thế về cơ sở hạ tầng hơn các địa điểm khác. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H02: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của DNNVV.
Chi phí: Đầu tư của các doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm các
yếu tố sản xuất đầu vào với giá rẻ và an toàn Dunning (1980, 1988, 1993). Wu và Strange (2000), Oum và Park (2004) đã chứng minh chi phí cao có thể làm giảm khả năng hạ thấp giá thành, sản phẩm khó cạnh tranh nên có ảnh hưởng tiêu cực tới việc QĐĐT. Vì vậy chi phí cao sẽ là bất lợi để các chính quyền thúc đẩy doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư.
Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H03: Chi phí cao ảnh hưởng tiêu cực tới QĐĐT của DNNVV.
Thị trường: Theo Sun và cộng sự (2002); Lu và cộng sự, 2006; Galan và
cộng sự (2007) thị trường ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp và đóng vai trị tích cực, hấp dẫn các nhà đầu tư. Nói cách khác các yếu tố thị trường giữ vai trò hấp dẫn, kích thích các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H04: Thị trường ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV.
Về văn hóa xã hội: Sự hịa hợp, gần gũi về các yếu tố văn hóa sẽ là một lợi
thế kinh doanh dành cho chủ đầu tư, bởi vì đó chính là điều kiện giúp đẩy nhanh quá trình việc đổi mới chuyển giao công nghệ, cập nhật các kiến thức quản lý (Galan và cộng sự, 2007) hay tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp như là tiếp cận thông tin phục vụ các mục tiêu kinh doanh (Hoa & Lin, 2016). Nhìn chung, có thể giả định rằng các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến QĐĐT của doanh nghiệp. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H05: Văn hóa xã hội ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của DNNVV. 1.2.3. Thang đo
Chính trị-pháp luật: Biến chính trị-pháp luật trong MTĐT phản ảnh các yếu tố
mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư. Theo đó nó sẽ bao gồm cả tình hình thể chế chính trị, hệ thống pháp luật và các chính sách ưu đãi đầu tư. Lu và cộng sự (2006) cho rằng chính trị sẽ được phản ánh qua tình hình chính trị ổn định, an ninh an tồn, hiệu quả điều hành, hệ thống quản trị và chính sách hỗ trợ, đảm bảo cho nhà đầu tư. Sun và cộng sự (2002); Dollar và cộng sự (2005) và một số nghiên cứu khác đã làm rõ thêm về “hiệu quả điều hành” và “hệ thống quản trị”, trong đó “hiệu quả điều hành” được thể hiện qua các khía cạnh: Các thủ tục đầu tư kinh doanh được thực hiện nhanh chóng; Thái độ của chính quyền, công chức địa phương với doanh nghiệp; Các thông tin liên quan đến đầu tư, kinh doanh được cung cấp đầy đủ, kịp thời và minh bạch; Các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng; Chi phí khơng chính thức thấp. Cịn “hệ thống quản trị” có thể bao gồm: Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; Hệ thống tòa án hoạt động hiệu quả; Quyền về tài sản của doanh nghiệp được đảm bảo. Tập hợp lại, thang đo Chính trị- pháp luật sẽ bao gồm 12 biến quan sát (Bảng 1.2).
Cơ sở hạ tầng: Dưới góc độ tiếp cận đây là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nó đóng vai
trò nền tảng trong hoạt động đầu tư kinh doanh, phản ánh điều kiện doanh nghiệp có thể tiếp cận đầu vào, thị trường đầu ra và khả năng vận hành sản xuất. Theo đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như được đề cập trong nghiên cứu của Galan và cộng sự (2007); Lu và cộng sự (2006) cùng một số nghiên cứu khác như Sun và cộng sự (2002) sẽ được đo lường bởi 5 biến quan sát: Công nghệ, kỹ thuật; Hiệu quả của hệ thống cảng; Hệ thống liên kết giao thông, vận tải; Cung cấp năng lượng hiệu quả, tin cậy và Tính tập trung sản xuất (khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp)
Chi phí: Là yếu tố phản ánh chi phí tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu vào
chính của doanh nghiệp. Theo cách hiểu này thì chi phí tiếp cận và sử dụng vốn cũng sẽ được đề cập như nhiều nghiên cứu đã nêu ra, đồng thời các ưu đãi về thuế mà Lu và cộng sự (2006) đề cập đã được tách riêng và đưa vào nhóm chính sách ưu đãi đầu tư trong các yếu tố chính trị pháp luật. Như vậy, chi phí có thể được đo lường bởi 5 quan sát gồm: Chi phí đất đai; Chi phí lao động; Chi phí vận chuyển; Chi phí sử dụng vốn; Chi phí năng lượng, nước sạch và nguyên liệu.
Thị trường: Là yếu tố thể hiện khả năng và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra,
liên quan trực tiếp đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Theo Galan và cộng sự (2007) thị trường của doanh nghiệp được phản ánh bởi quy mô; mức tăng trưởng tiềm năng và mức độ cạnh tranh trong thị trường. Ngoài ra, Sun và cộng sự (2002) và Ekrem và Keith (1998) đã cho thấy tăng trưởng kinh tế và khả năng tiếp cận thị trường mục
tiêu cũng là những vấn đề quan trọng với QĐĐT của doanh nghiệp. Do đó, biến thị trường được dự kiến đo bởi 5 quan sát: Quy mô của thị trường; Mức tăng trưởng tiềm năng; Mức độ cạnh tranh trong thị trường; Tăng trưởng kinh tế và khả năng tiếp cận các thị trường mục tiêu.
Văn hóa xã hội: Phản ảnh khả năng thích nghi của doanh nghiệp với văn hóa tại
nơi mà doanh nghiệp đầu tư. Sự gần gũi về văn hóa xã hội giúp các doanh nghiệp giảm thời gian, khả năng thu nhận thông tin, nguồn lực hay thực hiện các thủ tục (Galan và cộng sự, 2007). Biến văn hóa xã hội có thể được đo lường bằng 3 quan sát: Tiêu chuẩn sinh hoạt và dịch vụ công cộng; Thái độ của cộng đồng đối với các doanh nghiệp và Sự tương đồng về văn hóa.
Các biến quan sát được sử dụng để đo lường các yếu tố được tổng hợp lại như sau:
Bảng 1.2. Tóm tắt các biến trong mơ hình
Tên biến Các biến quan sát/giải thích Các nghiên cứu trước 1. Chính trị-pháp luật 1.1 Tình hình an ninh, chính trị ổn định. Lu và cộng sự (2006); Galan và cộng sự (2007); Sun và cộng sự (2002); Dollar và cộng sự (2005); Milgrom, North và Weingast (1990); North (1990), 1.2 Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh hoạt động tốt
1.3 Bảo vệ được quyền về tài sản của doanh nghiệp 1.4 Hệ thống tịa án hoạt động hiệu quả
1.5. Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn 1.6. Doanh nghiệp được miễn, giảm thuế 1.7.
Dịch vụ công hỗ trợ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp như: dịch vụ đào tạo lao động, tư vấn pháp lý, quảng bá sản phẩm, tư vấn và cung cấp tiếp cận đất đai…
1.8. Các thủ tục đầu tư, kinh doanh được thực hiện nhanh chóng. 1.9. Chính quyền, cơng chức địa phương nhiệt tình trong
việc hỗ trợ doanh nghiệp.
1.10 Các thông tin liên quan đến đầu tư, kinh doanh được cung cấp đầy đủ, kịp thời và minh bạch
1.11 Các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng
1.12 Khơng có hiện tượng nhũng nhiễu, địi hỏi và làm phát sinh chi phí khơng chính thức.
2. Cơ sở hạ tầng
2.1 Hạ tầng giao thông, vận tải thuận lợi, phát triển Lu và cộng sự (2006); Jose.I. Galan và cộng sự 2.2 Hệ thống cung cấp năng lượng hiệu quả, tin cậy
Tên biến Các biến quan sát/giải thích Các nghiên cứu trước
2.4 Công nghệ, kỹ thuật phát triển (2007). Sun và cộng sự (2002); Dollar và cộng sự (2005);
2.5 Tính tập trung sản xuất (khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển)
3. Chi phí
3.1 Chi phí vận chuyển cao Lu và cộng sự
(2006), Oum và Park (2004); Galan và cộng sự (2007). Sun và cộng sự (2002
3.2 Chi phí năng lượng, nước sạch và nguyên liệu cao 3.3 Chi phí sử dụng vốn cao
3.4 Chi phí sử dụng đất đai cao
3.5 Doanh nghiệp phải sử dụng lao động với chi phí cao
4. Thị trường
4.1 Quy mơ của thị trường tốt Galan và cộng sự
(2007); Lu và cộng sự (2006), Oum và Park (2004); Sun và cộng sự (2002) Ekrem và Keith (1998)
4.2 Mức tăng trưởng tiềm năng của thị trường cao 4.3 Mức độ cạnh tranh trong thị trường thấp 4.4 Tăng trưởng kinh tế ổn định
4.5 Dễ dàng tiếp cận các thị trường mục tiêu 5. Văn
hóa xã hội
5.1 Tiêu chuẩn sinh hoạt và dịch vụ công cộng tốt
Galan và cộng sự (2007).
5.2 Cộng đồng có thái độ tốt đối với các doanh nghiệp 5.3 Sự tương đồng về văn hóa giữa doanh nghiệp và địa phương
Nguồn: Tổng quan nghiên cứu của tác giả
Đối với biến phụ thuộc, QĐĐT của DNNVV: Ngoài các nghiên cứu đo lường
QĐĐT qua sự thay đổi của vốn trong giai đoạn hiện tại so với vốn trong giai đoạn trước, một số nghiên cứu khi tiến hành điều tra trực tiếp xem xét QĐĐT như một biến nhị phân với các giá trị “1”: Quyết định đầu tư, “0”: Quyết định không đầu tư chẳng hạn như Jose I Galan, 2007. Nhiều nghiên cứu sử dụng thang đo Likekert 5 cấp độ như Bialowolski, (2009); Lu và Ching-Chiao Yang (2007). Trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, Lê Thị Lan (2017) cũng sử dụng thang đo này với 4 quan sát đại diện do QĐĐT của doanh nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu này, để đo lường QĐĐT của các doanh nghiệp luận án sử dụng bộ thang đo 4 quan sát bao gồm: (1) “Đầu tư tại địa phương là một quyết định đúng đắn”; (2) “Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại địa phương hiện nay”; 3) “Chúng tôi sẵn sàng giới thiệu địa phương cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp khác”; 4) “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn tại địa phương.”
1.2.4. Mẫu và phương pháp nghiên cứu
1.2.4.1. Nghiên cứu định tính
Các thang đo dự kiến ban đầu được xây dựng có sự kế thừa một số nghiên cứu trong và ngoài nước nên cần phải được kiểm tra để thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận án. Đồng thời, cấu trúc, từ ngữ và ý nghĩa của thang đo cũng cần được đảm bảo rằng các đối tượng điều tra hiểu chính xác, dễ dàng. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với các nội dung được chuẩn bị trước với các biến, các quan sát phát triển từ q trình tổng quan nghiên cứu.
Mục đích:
- Kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mơ hình lý thuyết. - Điều chỉnh, hồn chỉnh thang đo cho các khái niệm nghiên cứu.
Thông qua q trình phỏng vấn sâu những đối tượng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư như giám đốc doanh nghiệp, chuyên gia nhằm xác định chính xác, đầy đủ về nội dung nghiên cứu.
- Lựa chọn mẫu (đối tượng điều tra)
Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành cẩn thận với 15 đối tượng, trong đó có 10 giám đốc DNNVV đang hoạt động tại nội thành Hà Nội và tỉnh Hải Dương và 05 đối tượng chuyên gia gồm các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư (02 người) và các đối tượng có kinh nghiệm thực tế về chính sách, chiến lược trong lĩnh vực đầu tư và MTĐT (Phụ lục 2.2 và 2.3).
- Nội dung phỏng vấn sâu:
Về cơ bản, cuộc phỏng vấn tập trung vào ba nội dung chính. Một là các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu về QĐĐT của doanh nghiệp. Hai là, các câu hỏi mở về các yếu tố thúc đẩy/cản trở việc quyết định tăng cường đầu tư. Ba là, liệt kê các thang đo của các biến trong mơ hình nghiên cứu để đối tượng phỏng vấn đánh giá về độ phù hợp với bối cảnh MTĐT tại Việt Nam (Phụ lục 2.1).
- Thu thập và xử lý thông tin:
Để đảm bảo q trình phỏng vấn khơng bị gián đoạn và tạo khơng khí trao đổi cởi mở, các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành tại các không gian riêng, chủ yếu tại phịng làm việc và một số ít là tại nhà riêng (3 người). Mỗi cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài trung bình 30-45 phút về các nội dung đã được soạn thảo trước.
Nội dung cuộc phỏng vấn sâu được ghi chép đầy đủ, ghi âm cẩn thận và tiến hành gỡ băng sau mỗi cuộc phỏng vấn. Sau đó, kết quả phỏng vấn của 15 đối tượng được tổng hợp theo từng nội dung. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được so sánh và tổng hợp thành quan điểm chung nhất đối với vấn đề nghiên cứu.
1.2.4.2. Nghiên cứu định lượng
Nội dung nghiên cứu này được tiến hành qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, thơng tin và dữ liệu sơ cấp sử dụng trong cả hai giai đoạn này là kết quả từ việc khảo sát các doanh nghiệp.
i) Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Mục đích: Bước đầu xem xét và có đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các thang đo
và có những điều chỉnh nhằm xây dựng bộ thang đo hoàn chỉnh trước khi nghiên cứu định lượng chính thức.
Trong nghiên cứu sơ bộ, dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng công cụ bảng câu hỏi chi tiết.
Nội dung bảng hỏi:
Ngoài phần giới thiệu, nội dung chính của bảng hỏi được chia thành 3 phần chính, bao gồm:
Phần 1: Khảo sát về về MTĐT tại nơi doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm 30 ý được chia thành 5 nội dung theo 5 nhóm yếu tố MTĐT như đã được nêu ở trên
Phần 2: Các câu hỏi về về QĐĐT của doanh nghiệp tương ứng với 4 câu hỏi. Phần 3: Thông tin chung về doanh nghiệp và đối tượng trả lời khảo sát.
Quy trình xây dựng bảng hỏi:
- Tham khảo các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu Chính trị- pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và văn hóa xã hội từ các nghiên cứu trước đây. Các biến quan sát được rà soát cẩn thận, đảm bảo việc chuyển đổi về ngơn ngữ là hồn tồn chính xác, khơng làm thay đổi ý nghĩa của những thang đo.
- Sử dụng thang đo Likert với thang điểm 5 (Từ “1” tương ứng với “Rất không đồng ý” cho đến “5” tương ứng với “Rất đồng ý”) cho các biến quan sát.
- Bảng hỏi nháp được gửi cho 15 đối tượng điều tra là những người đang là giám đốc, phó giám đốc, những người này có phụ trách đầu tư của doanh nghiệp và