Quan sát Các nhóm 1 2 3 4 5 6 CSHT_2 .821 CSHT_1 .807 CSHT_4 .763 CSHT_3 .757 CSHT_5 .609 CP_1 .884 CP_2 .883 CP_3 .834 CP_4 .727 CP_5 .726 CTPL_3 .852 CTPL_2 .840 CTPL_5 .816 CTPL_4 .757 CTPL_1 .745 HQQTHC_5 .841 HQQTHC_3 .839 HQQTHC_2 .778 HQQTHC_4 .705 HQQTHC_1 .697 TT_3 .749 TT_5 .725 TT_2 .724 TT_1 .617 TT_4 .411 .425 VHXH_3 .842 VHXH_2 .796 VHXH_4 .731 VHXH_1 .685
Như vậy, các nhân tố Chính trị - pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Chi phí, Thị trường và Văn hóa xã hội đều có các biến quan sát tải về một một nhân tố độc lập tương ứng với các hệ số tải đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0,3. Do đó thang đo cho 6 biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu đều có giá trị sử dụng cho các phân tích tiếp theo
3.3.3.4. Kết quả kiểm định ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm đã có sự thay đổi nhỏ so với mơ hình nghiên cứu dự kiến. Lý do là yếu tố chính trị pháp luật đã được tách thành 2 nhóm yếu tố riêng bao gồm Chính trị-pháp luật và Hiệu quả quản trị hành chính, đây là kết quả của bước nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ. Nghĩa là thay vì 5 biến độc lập, mơ hình sẽ bao gồm 6 biến độc lập: Chính trị-pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường và văn hóa xã hội. Đối với nhóm yếu tố phản ánh hiệu quả quản trị hành chính, qua tổng quan nghiên cứu thì hiệu quả quản trị hành chính giúp tăng cường việc thực thi các cam kết của chính quyền đối với lĩnh vực đầu tư. Từ đó, có thể giả định rằng hiệu quả quản trị hành chính có ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các doanh nghiệp. Do đó, các bước tiếp theo luận án sẽ đi kiểm định 06 giả thuyết về ảnh hưởng của MTĐT đến QĐĐT của DNNVV gồm:
Giả thuyết H01: Chính trị, pháp luật ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV. Giả thuyết H02: Hiệu quả quản trị hành chính ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT
của các DNNVV.
Giả thuyết H03: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV. Giả thuyết H04: Chi phí ảnh hưởng tiêu cực tới QĐĐT của các DNNVV.
Giả thuyết H05: Thị trường ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV. Giả thuyết H06: Văn hóa xã hội ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV.
i) Kết quả kiểm định các giả thuyết
Ở phần này, nghiên cứu tiến hành chạy tất cả 05 mơ hình hồi quy. Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra quan hệ của 6 biến độc lập với biến phụ thuộc là MTĐT mà khơng có sự tham gia của các biến kiểm sốt. Sau đó, nghiên cứu tiếp tục xem xét vai trị của các biến kiểm sốt khi tham gia vào mơ hình. Có tất cả ba biến kiểm sốt
Tiến hành xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về tín dụng cho DNNVV. Cơ sở hạ tầng thơng tin tín dụng cần được hoàn thiện và minh bạch cả về phía các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động truyền thông, các tổ chức tín dụng cơng khai các quy định, chính sách cung cấp tín dụng cho các DNNVV, giúp các DNNVV có được các thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về qui trình, thủ tục vay, thủ tục bảo lãnh, các điều kiện vay và lãi suất vay… Đồng thời các DNNVV cũng phải minh bạch hóa thơng tin nhằm trợ giúp việc thẩm định và ra quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng.
Hỗ trợ DNNVV tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh: Việt Nam tiếp nhận một lượng rất lớn DNNVV ra đời hàng năm, điều này cũng làm nảy sinh khó khăn cho các DNNVV khi phải đối mặt với sự gia tăng liên tục về nhu cầu về đất đai, gây áp lực lớn khi các doanh nghiệp tìm kiếm đất đai phục vụ xây dựng văn phịng, nhà xưởng, kho bãi, cửa hàng... Các báo cáo khảo sát về khả năng tiếp cận đất đai của DNNVV của VCCI cho thấy, chỉ có ¼ các doanh nghiệp được giao đất hay th đất trực tiếp từ chính quyền, điều này cũng có nghĩa là khoảng 75% doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thiếu đất. Rõ ràng, đây là một rào cản lớn dành cho các doanh nghiệp đang mong muốn đầu tư, tăng trưởng và phát triển. Do đó, trước hết các địa phương cần giải quyết bài toán về sự khan hiếm đất dành cho kinh doanh, đặc biệt là dành cho các DNNVV. Điều này đã được đề cập trong nhiều văn bản, chính sách từ cấp trung ương xuống địa phương, và cả trong luật hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên thực tế là các quỹ đất được quy hoạch không những thiếu mà còn thường được ưu tiên phân chia theo các diện tích lớn, do đó hầu như khơng phù hợp với DNNVV với sự hạn chế về khả năng tài chính lớn. Ngay cả khi vấn đề khan hiếm được giải quyết, các địa phương cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề đảm bảo sự ổn định về đất đai mặt bằng kinh doanh. Ngoài lý do các DNNVV với năng lực tài chính hạn chế nên chỉ ký các hợp đồng thuê đất ngắn hạn, thì sự thiếu ổn định đất đai mặt bằng kinh doanh phần lớn do vấn đề về quyền bảo hộ đất đai cho doanh nghiệp. Sự thay đổi nhanh chóng và khó đoán định về quy hoạch dẫn tới sự bất trắc về việc bị thu hồi là thách thức cho các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh ổn định. Việc ban hành hay điều chỉnh chính sách để giải quyết vướng mắc trên vẫn thực hiện thường xuyên, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Do đó, cần tiếp tục bám sát việc thực thi chính sách và đánh giá chính xác các hiệu ứng tích cực, tiêu cực đối với các DNNVV. Nghĩa là chính sách thực sự hiệu quả hay khơng phải được nhìn nhận qua những con số cụ thể chẳng hạn như, phải là số lượng các DNNVV đã tiếp cận được đất đai, bị thu hồi chứ không phải
là số doanh nghiệp nằm trong diện được hỗ trợ, phải là thời gian thực hiện các thủ tục đất đai chứ không đơn thuần là số thủ tục được cắt giảm về mặt lý thuyết.
Về tiếp cận lao động: Điểm yếu cần giải quyết chính là giảm thiểu tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong các DNNVV. Việt Nam không thiếu các chính sách, chủ trương phù hợp với thực tế, nhưng vấn đề nằm ở việc phối hợp triển khai thiếu ăn nhập, bất hợp lý giữa cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Chính vì thiếu sự thấu hiểu giữa các đơn vị này đã làm giảm hiệu quả các chính sách về lao động, không phát huy được chất lượng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu. Trong trường hợp này thì chính quyền và các cơ quan quản lý sẽ đóng vai trị tiên quyết trong chất lượng, hiệu quả của sự phối hợp nêu trên. Tuy nhiên nó có nhiều vấn đề phức tạp mà muốn giải quyết thì địi hỏi các cơ quan nói trên phải thực sự nỗ lực và trách nhiệm cao trong phối hợp thực hiện. Đơn cử như nếu các tổ chức chính quyền, tổ chức đào tạo chỉ dựa trên thông tin về nhu cầu lao động được DNNVV cung cấp mà khơng có q trình đánh giá, chọn lọc khắt khe thì q trình đào tạo khó có thể của thiện được vấn đề lao động. Lý do là hầu hết các DNNVV thường thụ động, thiếu kỹ năng hoạch định nhu cầu, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nên việc căn cứ những thông tin việc đặt hàng đào tạo của số ít các doanh nghiệp nhằm định hướng giải pháp rất khó đạt hiệu quả.
Do đó, để góp phần thúc đẩy đầu tư của các DNNNVV địi hỏi cần có sự đánh giá khách quan nguồn lao động, nhận thức được chất lượng nguồn lao động là yếu tố căn bản thúc đẩy nền kinh tế tri thức. Một số yêu cầu góp phần cải thiện khả năng cung cấp cho DNNVV nguồn lao động phong phú và đảm bảo về chất lượng như sau:
Cần nhận thức rõ trình độ lực lượng lao động quốc gia và tại mỗi địa phương, xác định rõ những điểm yếu cần được cải thiện. Có rất nhiều vấn đề cần được đánh giá thực trạng năng lực lao động đang ở đâu so với yêu cầu của DNNVV như về kiến thức, kỹ năng lao động, khả năng chia sẻ làm việc nhóm, tư duy lao động sáng tạo, thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng…Việt Nam không thể để những thống kê ấn tượng đã trở thành truyền thống che lấp các hạn chế trọng yếu đối với lực lượng lao động tại Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Ngược lại, khơng chỉ cần có chính sách mà phải có các hành động rõ ràng, phù hợp để phát huy được lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” hiện nay, sử dụng hiệu quả gần 55 lao động hiện có. Những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt chính là: Tại sao với cơ cấu lực lượng lao động tốt với truyền thống ham học hỏi, cùng với hệ thống các cơ sở đào tạo các cấp trình độ phát triển mạnh mẽ mà chất lượng, hiệu suất lao động vẫn thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DNNVV vốn khơng có
những địi hỏi q cao về chất lượng lao động, nhưng việc tìm kiếm và sử dụng lao động phù hợp với nhu cầu vẫn gặp nhiều khó khăn. Đó là thực sự đang là nguyên nhân góp phần làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Và do đó, đánh giá chính xác chất lượng vẫn sẽ là đòi hỏi quan trọng để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận lao động có chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thúc đẩy đầu tư của các DNNVV.
Song song với việc nhận thức được trình độ lao động thì cũng rất cần thiết phải có sự thấu hiểu về nhu cầu lao động của DNNVV, lấy đó làm căn cứ thiết kế và vận hành các chương trình đào tạo lao động, củng cố lại hệ thống cơ sở đào tạo đáp ứng chính xác nhu cầu nói trên. Nâng cao chất lượng hệ thống các trường dạy nghề, đổi mới phương pháp đào tạo theo chuẩn đầu ra kết nối đủ và đúng với năng lực nghề nghiệp, vị trí việc làm trong các doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần có các định hướng nâng cao chất lượng lao động chủ chốt đang đảm nhận các vị trí quản lý khác nhau tại các DNNVV, bởi việc tuyển dụng mới hiện gặp nhiều khó khăn, ít nhất khả năng đáp ứng điều kiện đãi ngộ để cạnh tranh với doanh nghiệp lớn. Do đó cần giải pháp đào tạo làm sao để cải thiện được một số yếu thế của chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý DNNVV hiện nay, ví dụ như về quản lý chiến lược, quản lý lao động cho DNNVV cũng như bồi dưỡng tinh thần doanh nhân.
Ngoài ra, cũng cần củng cố, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung và cầu lao động, tạo thuận lợi cho DNNVV tìm kiếm đủ lao động, chất lượng phù hợp với nhu cầu.
Về hạ tầng giao thông: Song song với việc đẩy mạnh các dự án kết nối các
vùng miền, các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, Việt Nam cũng đầu tư đồng bộ, tăng cường tính liên kết của hạ tầng giao thông nông thôn, các vùng cao. Bởi DNNVV hiện phân bố rộng, có mặt hầu như ở khắp các vùng, tuy nhiên ở khu vực nông thôn hay cùng cao, vùng sâu của Việt Nam cơ bản hạ tầng giao thơng cịn thiếu, yếu về tính liên kết, sự đồng bộ. Do đó, việc tiếp tục cải thiện đảm bảo thơng suốt về hạ tầng giao thơng ở các khu vực nói trên giúp DNNNV dễ dàng tiếp cận, kết nối với thị trường đầu ra, các nhà cung ứng là vấn đề trọng yếu, bởi nó là cơ sở mở rộng các cơ hội đầu tư và từ đó sẽ có tác động tích cực khuyến khích DNNVV và hộ gia đình bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Đây sẽ là quá trình tốn nhiều thời gian, đối mặt với khó khăn về nguồn lực, nhất là nguồn lực vốn, tuy nhiên, với vai trị của nó, đây chắc chắn là một nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết với các cấp chính quyền hiện nay.
Về công nghệ, hệ thống thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hay hệ
thống thơng tin ln là một vấn đề khó khơng chỉ với DNNVV mà kể cả với các doanh nghiệp sở hữu tiềm lực tài chính hùng mạnh. Tuy nhiên, với vai trò quyết định chủ yếu về chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, tăng cường hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc cải thiện cơng nghệ lạc hậu hiện nay của các DNNVV là yêu cầu mang tính sống cịn. DNNVV vốn yếu về cơng nghệ, hạn chế về trình độ quản lý thì việc tính tốn, cập nhật cơng nghệ càng khó khăn. Do đó, cần thiết tổ chức các kênh thông để DNNVV nắm bắt được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, được hỗ trợ tư vấn để lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực tài chính, tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đáp ứng được nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu. Song song với đó là hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà quản lý doanh nghiệp và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy mạnh chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với các doanh nghiệp khác.
4.2.4. Về chi phí
Chi phí đầu vào là một vấn đề chiếm nhiều sự quan tâm của các DNNVV trong việc đưa ra QĐĐT. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, việc phải sử dụng một số đầu vào với chi phí cao khiến nhiều DNNVV bị ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và triển vọng gia tăng đầu tư, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị đẩy khỏi thị trường vì khơng cáng đáng nổi chi phí. Đồng thời, chi phí đầu tư, kinh doanh cao cũng đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương bị giảm sút. Những tồn tại này cũng được ghi nhận từ các khảo sát của VCCI và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới.
Như đã đề cập về hiện trạng các DNNVV tại Việt Nam ở chương trước, do xuất phát điểm từ nền kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân cơ bản còn non trẻ, đại đa số DNNVV xuất phát từ kinh doanh hộ gia đình nhỏ lẻ nên tiềm lực và khả năng huy động nguồn vốn của các DNNVV còn rất yếu. Khoảng cách về quy mơ vốn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nước rất lớn. Vì vậy, những khó khăn về chi phí khởi động đầu tư mà các DNNVV phải giải quyết sẽ càng trở nên nan giải hơn, sẽ cản trở QĐĐT của doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận diện và đưa gia các biện pháp hạ thấp chi phí là địi hỏi tất yếu với các địa phương mong muốn hỗ sự sự phát triển của các DNNVV. Cụ thể:
Trước tiên, là bài tốn về chi phí huy động vốn cho các DNNVV. Để hiện thực hóa các dự định, dự án đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp không thể thỏa mãn với chỉ nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm kiếm, huy động các nguồn vay tại địa phương. Hiện nay, việc tiếp cận các nguồn vốn vay tại địa phương đã khó, nhưng chi phí lãi vay lớn cũng đang khiến con đường phát triển của các DNNVV trở
nên chông gai hơn rất nhiều. Các thống kê hiện nay thường phản ánh, sự thiếu vắng chiến lược đầu tư kinh doanh dài hạn giống như là những hạn chế cố hữu của các DNNVV. Tuy nhiên, nguyên nhân thực chất của vấn để này một phần cũng đến từ việc lãi suất huy động được vốn của doanh nghiệp cao, đặc biệt là các nguồn vốn trung và