Khái niệm môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 50 - 52)

2.1. Môi trường đầu tư và sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư

2.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư

Khái niệm MTĐT đã được thảo luận trong nhiều nghiên cứu, mỗi nghiên cứu lại có góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu riêng nên cách hiểu và diễn đạt khái niệm MTĐT là rất phong phú. Chính vì vậy, việc tìm ra một khái niệm có tính phổ quát, đại diện chung cho mọi tình huống là rất khó khả thi. Tuy nhiên, nhìn chung thì có ba góc độ tiếp cận về MTĐT như sau:

Ở góc độ thứ nhất, các khái niệm nhấn mạnh quá trình kiểm sốt và mục tiêu của các cấp chính quyền. Với mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư, trong vai trò là chủ thể tiếp nhận đầu tư, các cấp chính quyền ban hành các chính sách nhằm điều chỉnh, cải thiện làm cho MTĐT trở lên hấp dẫn hơn. Nổi bật trong quan điểm này, Dollar (2004) quan niệm MTĐT là các yếu tố có khả năng làm thay đổi số lượng, chất lượng dòng vốn đầu tư tại một quốc gia. Theo đó, chính quyền cần tạo ra các điều kiện nhằm tăng cường lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư và và làm giảm sự không chắc chắn xung quanh lợi nhuận mong đợi đó. Các vấn đề cần cải thiện chính bao gồm: 1) Các vấn đề vĩ mô của một quốc gia như sự ổn định kinh tế, chính trị; 2) Các vấn đề về hiệu quả của các khuôn khổ pháp lý của một quốc gia; 3) Chất lượng và sự sẵn có cơ sở hạ tầng vật lý và tài chính, chẳng hạn như điện, giao thông, viễn thơng và ngân hàng. Nhìn chung các nghiên cứu theo cách tiếp cận này nhấn mạnh khả năng chính quyền có thể chủ động cải thiện MTĐT nhằm lôi kéo các nhà đầu tư ở bất cứ đâu, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Ở một góc độ khác, các nghiên cứu lại nhấn mạnh vào hành vi, động cơ của nhà đầu tư. Chẳng hạn như Dunning (1973) lại chú trọng vào việc các doanh nghiệp sẽ cân nhắc các yếu tố tại nơi đầu tư tiềm năng có khả năng tác động tới sự thành công của một công cuộc đầu tư. MTĐT khi đó sẽ đóng vai trị cung cấp những lợi thế cho tiến trình thực hiện và vận hành các khoản đầu tư, chẳng hạn như chi phí tài ngun, quy mơ cùng với khả năng tăng trưởng của thị trường, các rào cản thương mại… Tương tự là cách khái niệm của Ngân hàng Thế giới, MTĐT được cho là tập hợp nhiều yếu tố cụ thể hình thành nên các cơ hội và động cơ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và đạt được hiệu quả cao. Như vậy, theo cách tiếp cận các nhà đầu tư

được coi là những người chủ động trong cuộc chơi, chủ động trong việc xem xét, đánh giá và lựa chọn địa điểm đầu tư tối ưu nhằm chiếm lĩnh cơ hội và thực hiện đầu tư một cách hiệu quả.

Ngoài ra, cũng có nghiên cứu lại dung hòa cả hai cách tiếp cận trên, MTĐT được tiếp cận trên cả góc độ của chủ thể tiếp nhận và chủ thể thực hiện đầu tư. Theo cách hiểu của Trần Quang Lâm và An Như Hải (2006), MTĐT là tổng hịa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc kinh doanh của nhà các đầu tư và phát triển kinh tế xã hội tại nơi tiếp nhận đầu tư như chính trị, chính sách, địa lý, tự nhiên dân số và cơ sở hạ tầng do trình độ của nền kinh tế quy định.

Từ ba góc độ tiếp cận nói trên, có thể thấy rằng dù theo cách nào thì khái niệm về MTĐT vẫn hội tụ một số điểm chung nhất định, cụ thể là:

(i) MTĐT là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội tại một địa điểm cụ thể, là nơi đầu tư tiềm năng hoặc nơi mà hoạt động đầu tư đang được thực hiện.

(ii) Các yếu tố cấu thành MTĐT phải có ý nghĩa nhất định để tạo ra lợi thế cho tiến trình triển khai, vận hành hoạt động đầu tư, có thể ảnh hưởng đến lợi ích, lợi nhuận cho nhà đầu tư.

(iii) MTĐT luôn gắn với với việc thu hút nguồn vốn và thúc đẩy đầu tư

Trên góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của MTĐT tới QĐĐT của doanh nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trị là hạt nhân trong mối quan hệ Chính quyền – MTĐT – Doanh nghiệp. Do đó, cách tiếp cận MTĐT đứng trên góc độ nhìn nhận của doanh nghiệp là phù hợp hơn cả. Trong trường hợp này, để thấy rõ được tầm quan trọng của MTĐT, các dự kiến đầu tư của các doanh nghiệp được giả định là phù hợp với tình hình nội bộ của họ như về năng lực, chiến lược... khi đó việc QĐĐT sẽ phụ thuộc vào MTĐT tại địa điểm đầu tư dự kiến. Nghĩa là, MTĐT sẽ bao gồm các yếu tố được hình thành tại một địa điểm cụ thể mà doanh nghiệp đang hoặc dự kiến sẽ đầu tư, nó khơng bao gồm các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Tùy vào cảm nhận, đánh giá của doanh nghiệp, họ sẽ có những quyết định về hoạt động đầu tư của mình chẳng hạn như có đầu tư hay khơng, đầu tư ở đâu, quy mô đầu tư như thế nào. Do vậy, MTĐT sẽ được khái niệm như sau:

“MTĐT là tổng hịa các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp, tại nơi doanh nghiệp

đang hoạt động hoặc dự kiến sẽ đầu tư, có thể tạo ra lợi thế hoặc khó khăn cho tiến

trình thực hiện và vận hành hoạt động đầu tư và do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.”

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 50 - 52)