2.2.1. Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc xác định rõ loại hình DNNVV giúp các quốc gia có thể thống kê và đánh giá sự phát triển của chúng theo thời gian, qua đó có thể thu được nhiều thơng tin hữu ích nhằm xây dựng chính sách cũng như cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho loại hình doanh nghiệp này có thể phát triển tốt hơn. Quan niệm về DNNVV có sự khác biệt ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức hoặc mỗi học giả, theo thống kê của Gentrit and Justina (2015) có tới trên 50 khái niệm khác nhau đã được đưa ra. Tuy nhiên, về cơ bản để xác định DNNVV, các tiêu chí được phân thành hai nhóm bao gồm nhóm các tiêu chí định lượng và nhóm các tiêu chí định tính: (1) Tiêu chí định lượng: Thơng thường, số lượng lao động toàn thời gian được đề cập như là tiêu chí chính, đồng thời nó cũng được bổ sung một số tiêu chí hỗ trợ cần thiết khác để phân biệt rõ DNNVV với các doanh nghiệp lớn như tổng tài sản, tổng doanh thu. (2) Các tiêu chí định tính: (i) Chiếm phần thị trường tương đối nhỏ; (ii) Sử dụng "nguyên tắc cá nhân" về sở hữu và quản lý, nghĩa là chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp là cùng một người, đóng vai trị trung tâm trong mọi quá trình ra QĐĐT, kinh doanh; (iii) Có tính độc lập, nghĩa là doanh nghiệp không phải là “một phần” của doanh nghiệp lớn hoặc tương đối độc lập với sự kiểm sốt bên ngồi của một doanh nghiệp lớn khác (Gentrit and Justina, 2015).
Có thể thấy rằng các tiêu chí định tính như trên tương đối khó xác định, khó vận dụng trong thực tế và nghiên cứu. Với tiêu chí định lượng, mặc dù cũng gặp những khó khăn khi so sánh tổng quát trong nhiều lĩnh vực, lĩnh vực kinh doanh. Chẳng hạn như quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn theo tiêu chuẩn lao động, tài sản hay doanh thu khác nhau tùy theo doanh nghiệp đó hoạt động trong ngành nào: xây dựng, sản xuất, khai thác, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ hay dịch vụ. Một doanh nghiệp ở một thị trường lớn, nhiều đối thủ cạnh tranh có thể được xem là nhỏ, trong khi một doanh nghiệp với cùng quy mô trong một thị trường nhỏ khác có thể được coi là doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ lý do này tiêu chí ngành được xem như một trong những tiêu chí yếu tố bổ sung trong các định nghĩa DNNVV. Do đó, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng các tiêu chí định lượng. Lý do là cách phân định này dễ dàng hơn và cũng khách quan hơn.
Việc phân định loại hình DNNVV tại Việt Nam hiện nay cơ bản dựa trên hai tiêu chí chính là quy mô nguồn vốn và số lượng lao động bình quân năm của mỗi doanh nghiệp, có bổ sung tiêu chí về ngành. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, các
DNNVV trong lĩnh vực “Nông, lâm nghiệp và thủy sản”, “Công nghiệp và xây dựng” là các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn khơng quá 100 tỷ đồng và số lao động không vượt quá 300 người. Riêng các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ thì tổng nguồn vốn không vượt quá 50 tỷ đồng và tổng số lao động không vượt quá 100 người. Gần đây hơn, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã cụ thể hóa bằng việc bổ sung tiêu chí tổng doanh thu, sử dụng số “lao động tham gia bảo hiểm xã hội” thay vì số lao động đăng ký. Theo đó, DNNVV trong lĩnh vực “nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản” và “lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng” có khơng q 200 “lao động tham gia bảo hiểm xã hội”, tổng doanh thu tới 200 tỷ đồng/năm hoặc “tổng nguồn vốn” tới 100 tỷ đồng. Với “lĩnh vực thương mại, dịch vụ” thì quy định về “tổng nguồn vốn” vẫn giữ nguyên nhưng “số lao động tham gia bảo hiểm xã hội” và “tổng doanh thu” được quy định thấp hơn tương ứng với 100 lao động và 300 tỷ đồng doanh thu năm.
Việc bổ sung các tiêu chí xác định DNVVN bám sát với tình hình thực tế là cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả chính sách và các chương trình hỗ trợ, tạo ra sự dễ dàng hơn trong việc cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho đối tượng doanh nghiệp này. Qua đó hạn chế nguy cơ bóp méo cạnh tranh trong thị trường.
Như vậy, các DNNVV tại Việt Nam được xác định trên các tiêu chí định lượng, có sự tương đồng với cách phân loại của nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu. Với bối cảnh và phạm vi nghiên cứu đã xác định, luận án sẽ lựa chọn phân định loại DNNVV theo các tiêu chí định lượng này.
2.2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Là khởi đầu của hầu hết các doanh nghiệp, DNNVV là chủ thể có đóng góp lớn trong việc sản xuất và cung cấp các hàng hóa cho xã hội. Nếu thiếu các doanh nghiệp này, nền kinh tế chỉ với các doanh nghiệp lớn thì khó có khả năng sản xuất và đáp ứng đủ nhu cầu khổng lồ về các sản phẩm và dịch vụ (Ngui, 2014). Gần đây, vai trò của các DNVVN ngày càng dành được nhiều sự quan tâm tại các cuộc thảo luận của các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu. Mặc dù tranh luận cịn xảy ra ở nhiều khía cạnh cụ thể khác nhau nhưng có sự đồng thuận cao qua các cuộc thảo luận khi thừa nhận vai trò, ý nghĩa quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn thế giới. Vai trị đó càng nổi bật tại các nền kinh tế đang phát triển, bởi vì với khả năng tích tụ nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trình độ quản lý, trình độ khoa học kém phát triển là bối cảnh phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho việc phát triển các DNNVV.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
DNNVV có thể mang những đặc trưng và phải đối diện với những khó khăn và trở ngại khác nhau tùy theo mỗi quốc gia, tuy nhiên vai trò của chúng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là không thể chối bỏ, dù ở bất cứ thể chế kinh tế nào. DNNVV có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì tạo ra việc làm mới, tăng nguồn thu ngân sách và tăng cường tính cạnh tranh (Ngui, 2014).
Vai trò của các DNNVV đối với mỗi quốc gia có thể khác nhau vì nhiều nguyên do, chẳng hạn như do quy phạm pháp luật, thể chế, văn hóa, xã hội hoặc tuy theo các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, ghi nhận chung là các DNNVV ln có sự đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội với tỷ lệ là trên 30%. Cụ thể, nếu tính bình qn trên tồn bộ liên minh Châu Âu, các DNNVV hiện đang tạo ra 56,2% doanh thu khu vực tư nhân. Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Nhật Bản các DNNVV cũng đóng góp trên 50% GDP (Indarti & Langenberg, 2004). Hay tại một số quốc gia Đông Nam Á như tại Malaysia các DNNVV đóng góp đến 32% vào GDP, (SMIDEC, 2008; Omar, Arokiasamy & Ismail, 2009). Tại Indonesia, tỷ lệ này cịn lớn hơn khi các DNNVV đóng góp tới 56,7% GDP (Indarti, & Langenberg, 2004)
Nhìn chung, với lợi thế có thể hình thành với chi phí ban đầu thấp, DNNVV đã liên tục có tỷ lệ tăng trưởng cao ở mọi quốc gia. Chính sự hình thành liên tục các doanh nghiệp mới đã minh chứng và nhấn mạnh thêm vai trị và khả năng ảnh hưởng của loại hình DNNVV tới năng lực phục vụ và sự phát triển của nền kinh tế.
Tạo việc làm
Các DNVVN chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp của một nền kinh tế, cho dù là nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Thông thường, các DNNVV chiếm trên 90% về số lượng doanh nghiệp và không ngừng gia tăng, tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết hiệu quả vấn đề thất nghiệp.
Lao động trong DNNVV chủ yếu được tuyển dụng tại địa phương, đồng thời khả năng đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, năng lực cho người lao động cũng dễ dàng và thuận lợi hơn so với các khu vực kinh tế khác do đó chi phí đào tạo khơng q lớn. Điều này cũng góp phần giúp phát triển và khai thác tốt hơn các ngành nghề truyền thống, thế mạnh của địa phương. Các DNNVV với sự hiện diện áp đảo về số lượng trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề và tại mọi địa phương, do đó việc huy động lao động của các doanh nghiệp này tạo ra cơ hội phân công lại lao động trong nền kinh tế, và q trình đơ thị hố phi tập trung. Nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển, DNNVV là chủ thể then chốt góp phần dịch chuyển lao động từ các ngành đang
sử dụng nhiều lao động nhưng có năng suất, thu nhập thấp như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao và thu nhập cao hơn. Sự hiện diện của DNNVV ở nông thôn không chỉ tạo thêm việc làm cho một bộ phận dân cư mà cịn thu hút số lượng lớn lao động nơng nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ tại địa phương, giúp các thành phố lớn giảm bớt sức ép di dân.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy các DNVVV là chủ thể tạo ra khối lượng việc làm lớn ở hầu hết các quốc gia. Tại quốc gia có lực lượng lao động dồi dào nhất thế giới, các DNNVV Trung Quốc chiếm một vị trí then chốt trong việc giải bài toán về áp lực việc làm khi đang cung cấp 75% của tổng số việc làm trong các đô thị. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng đang có khoảng 23 triệu doanh nghiệp nhỏ sử dụng hơn 50% lực lượng lao động. Theo Muragia (2008), một trong những lý do khiến các DNNVV tại Mỹ được xã hội coi trọng là vì vai trị của chúng trong việc tạo ra cơng ăn việc làm mới. Một ví dụ khác là tại Liên minh châu Âu, trong tổng số 122 triệu việc làm mới được tạo ra hàng năm thì có tới hai phần ba số công việc được tạo ra bởi các DNVVN. Do vậy, có thể nhận định rằng, để có được sự phát triển như hiện nay, các nền kinh tế đều phải thừa nhận sự đóng góp của DNNVV trong tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp.
Là chủ thể chính trong việc tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ
Các nguồn vốn nhỏ lẻ phân bố rộng trong dân cư có thể khơng phải là sự lựa chọn ưu tiên với các doanh nghiệp lớn, nhưng với các DNNVV lại là vấn đề khác. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các DNNVV đang tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp vô cùng đa dạng về lĩnh vực hoạt động, phong phú về loại hình, hiện diện ở hầu hết các khu vực địa lý của mỗi quốc gia. Đồng thời, khi tạo lập cũng như khi có nhu cầu đầu tư phát triển thì DNNVV có các kênh huy động vốn rất đa dạng. Không chỉ sử dụng các kênh huy động vốn thông thường như các doanh nghiệp lớn, các DNNVV cịn có các kênh khá đặc thù như từ các quan hệ cá nhân hay mối quan hệ gia đình, trong khi đó số lượng cá nhân hay gia đình có sở hữu các khoản vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ này thường rất lớn.
Tại các quốc gia đang phát triển, thiếu hụt nguồn vốn thì việc hỗ trợ DNNVV phát triển mạnh mẽ càng có vai trị lớn hơn. Đó là tiền đề để khai thác và phát huy hiệu quả tất cả các nguồn vốn tiềm năng vào các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Điều này góp phần khắc phục được một nghịch lý tại các nền kinh tế đang phát triển đó là, trong khi các doanh nghiệp thiếu
vốn đầu tư thì lượng vốn nhàn rỗi nằm rải rác trong dân cư còn nhiều lại chưa được khai thác. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV khơng chỉ cần thiết ở góc độ tạo ra động lực và cơ hội cho mọi tầng lớp nhà đầu tư, mà quan trọng hơn là tối ưu hóa được các nguồn vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh, hạn chế sự lãng phí và thu được lợi ích lớn hơn.
2.2.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Xuất phát từ tiêu chí phân loại, các DNNVV có một số đặc trưng cả về khía cạnh ưu thế và hạn chế.
Về mặt ưu thế, các DNNVV có một số đặc trưng như được tạo lập tương đối dễ dàng, lĩnh vực hoạt động đa dạng, linh hoạt và phân bố rộng khắp các khu vực của nền kinh tế. Các doanh nghiệp này có thể được thành lập mà khơng địi hỏi một lượng vốn ban đầu cũng như quy mô mặt bằng, nhà xưởng quá lớn. Điều này đã giúp doanh nghiệp tiết giảm được các khoản chi phí ban đầu trong quá trình khởi tạo, một trong những rào cản đầu tiên và cũng rất thách thức đối với nhiều nhà đầu tư. Không những thế, khi cần thiết các doanh nghiệp này có thể tận dụng lao động giá rẻ thay thế cho vốn để triển khai cơ hội kinh doanh mà vẫn đạt được các mục tiêu kinh tế. Chính vì thế, các DNNVV thường được tạo lập khá dễ dàng. Các DNNVV cũng thể hiện tính linh hoạt, đa dạng về lĩnh vực sản phẩm, thị trường. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp này hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công đến sản phẩm phần mềm công nghệ hiện đại, các sản phẩm công nghiệp với kỹ thuật tinh vi phục vụ thị trường đa quốc gia. Thị trường có mặt các DNNVV cũng rất đa dạng, từ thị trường nông thôn đến đô thị, từ thị trường địa phương, quốc gia đến thị trường khu vực và quốc tế. Chính sự hiện diện ở khắp các lĩnh vực kinh doanh, khắp các khu vực địa lý là điều kiện cần thiết giúp nền kinh tế được cân bằng, phát huy tốt các nguồn lực vốn phân bổ rộng khắp lãnh thổ của mỗi quốc gia. Ngoài ra, do thường sử dụng kênh giao tiếp, phân phối trực tiếp với khách hàng, các DNNVV cũng vơ cùng linh hoạt, thích ứng nhanh chóng trước những biến đổi của thị trường. Cùng với đặc thù là cấu trúc doanh nghiệp nhỏ, trong những tình thế cần thiết, doanh nghiệp có thể thay đổi danh mục sản phẩm, quy mô sản xuất, thậm chí chuyển hướng kinh doanh hay thay đổi địa điểm mà khơng gặp q nhiều khó khăn. Về cơ bản, DNNVV cũng là chủ thể khơng có sức mạnh thị trường đáng kể, họ luôn là người chấp nhận và góp phần đẩy mạnh sự cạnh tranh trong nền kinh tế. Nhìn chung, DNNVV là chủ thể quan trọng khiến cho các nền kinh tế trở nên sống động hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn (Ngui, 2014).
Đối lập với những đặc trưng trên, DNNVV cũng có những hạn chế riêng, nổi bật là việc bị bó buộc và khó khăn về nguồn lực, nhất là nguồn vốn. Không những thế, việc kết nối với các tổ chức tài chính của DNNVV thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn. Trong khi nguồn vốn luôn là vấn đề mấu chốt trong đầu tư, kinh doanh, các DNNVV bắt buộc phải dựa nhiều vào q trình tự tích lũy hoặc huy động từ các kênh khơng chính thức với chi phí cao. Những khó khăn về nguồn lực cũng làm cho các doanh nghiệp khó có điều kiện đầu tư nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển cao so với tổng tổng chi phí chính là rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ hiện đại (Karadag, 2015). Từ đó, tình trạng thiếu bí quyết kinh doanh và sử dụng cơng nghệ trình độ thấp xảy ra phổ biến ở các DNNVV, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Phần lớn các DNNVV hiện sử dụng máy móc thiết bị có trình độ cơng nghệ lạc hậu, trong khi công nghệ được coi là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong việc quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm. Do đó, các DNNVV gặp trở ngại lớn trong việc triển khai chính sách chất lượng, mẫu mã và