Hạn chế của luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 157 - 169)

Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu, mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được luận án cũng còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, về phạm vi khảo sát: Về cơ bản mẫu nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu cho việc nghiên cứu định lượng, đồng thời các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp được khảo sát thuộc có đủ đại diện theo thứ hạng năng lực cạnh tranh, mức độ phát triển kinh tế, tình hình phát triển các DNNVV. Tuy nhiên do tổng thể điều tra là các DNNVV với số lượng rất lớn, nên sau khi tham vấn chuyên gia tác giả chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện. 231 DNNVV đã trả lời khảo sát chỉ thuộc 5 tỉnh ở phía Bắc Việt Nam mà chưa có các tỉnh thuộc các khu vực miền Trung và miền Nam, điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu định lượng có thể cịn có những tranh luận. Thứ hai, về mặt nội dung, luận án hướng tới QĐĐT của DNNVV tuy nhiên giới hạn phạm vi nội dung và kết quả nghiên cứu mới tập trung làm rõ ảnh hưởng của MTĐT mà thực chất là các yếu tố bên ngồi. Trên thực tế, giống như q trình tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu đã cho thấy, QĐĐT của doanh nghiệp hồn tồn có thể bị ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp như chiến lược, trình độ quản lý, tài chính,…

Các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến đề tài này có thể phát triển theo các hướng: (i) Mở rộng phạm vi khảo sát để có tỉnh đại diện tốt hơn, có thể khảo sát cả các tỉnh thành phố tại miền Trung và miền Nam

(ii) Các nghiên cứu sau cũng có thể làm rõ hơn QĐĐT của DNNVV bằng cách mở rộng nội dung, nghiên cứu cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

(iii) Ngồi ra, các chính sách về đầu tư hướng tới một đối tượng doanh nghiệp bất kỳ bao giờ cũng có tác động tới các đối tượng doanh nghiệp còn lại. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu các DNNVV, các đề xuất từ phát hiện của nó chưa liên hệ hay thể hiện được đối các doanh nghiệp lớn. Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này đến các doanh nghiệp lớn trong cùng bối cảnh có thể tăng cường nhận thức sự khác biệt trong nhu cầu hỗ trợ thúc đẩy đầu tư của DNNVV so với các doanh nghiệp lớn, sẽ tạo cơ sở để phối hợp các chính sách hỗ trợ, nâng cao hiệu quả nguồn lực trên phương diện toàn nền kinh tế. Cuối cùng, nghiên cứu trong tương lai cũng cần sẽ triển khai trong các nền kinh tế khác với phương pháp luận tương tự để xem xét liệu mối quan hệ đã được đưa ra trong nghiên cứu có khác biệt gì với Việt Nam hay khơng.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở kết quả thảo luận, nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý chính sách hướng tới một MTĐT tốt hơn, tích cực hơn cho quyết định đầu của DNNVV. Về tổng thể và lâu dài, việc cải thiện để tốt hơn với bất kỳ khía cạnh nào đều cần thiết. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hiện trạng MTĐT và các DNNVV tại Việt Nam cho thấy rằng, để đạt tới mục tiêu là thúc đẩy đầu tư của các DNNVV hiệu quả hiện nay cần có sự lựa chọn và ưu tiên các yếu tố giữ vai trò trọng yếu. Cụ thể, cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng là địi hỏi quan trọng trước tiên, liền theo đó theo đó là các yếu tố hiệu quả quản trị hành chính, chi phí, chính trị-pháp luật và thị trường.

Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tế từ một số quốc gia và đặc biệt là kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã đề xuất một số định hướng, giải pháp cho từng yếu tố kể trên. Một số nội dung chính trong việc tạo dựng một MTĐT tốt cho đầu tư của DNNVV đáng chú ý là, việc tạo ra mơi trường pháp lý, hành chính thuận lợi, không chỉ đơn thuần là việc ban hành các điều luật, chính sách mà đặc biệt là phải đảm bảo khả năng thực thi, cam kết trên thực tế của các cấp chính quyền. Khơng những thế, ngồi việc chú trọng đáp ứng tốt các nhu cầu cơ sở hạ tầng của DNNVV, cần phải đặc biệt ưu tiên việc cải thiện khả năng tiếp cận dễ dàng, sử dụng ổn định với chi phí thấp đối với nguồn vốn. Ngoài ra, cũng cần loại bỏ những ràng buộc, rào cản đối với thị trường đầu ra của DNNVV, xây dựng lợi thế cạnh tranh trước hết là ở thị trường trong nước và sau đó là phải nỗ lực hội nhập, xâm nhập vào thị trường quốc tế.

Kết quả nghiên cứu cũng minh chứng một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là, song song với việc chính sách, pháp luật được bổ sung đầy đủ và ngày càng hồn thiện, thì vấn đề triển khai vào thực tế sao cho hiệu quả, đúng với cam kết mà không phát sinh phiền toái cho doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa với QĐĐT của các DNNVV. Do đó, tăng cường hiệu quả quản trị hành chính của các cấp chính quyền là hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

Bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát ở cấp độ doanh nghiệp, dựa trên mẫu 231 doanh nghiệp thuộc 03 lĩnh vực kinh tế Công nghiệp và Xây dựng, Dịch vụ/Thương mại và Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản, đây là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên phân tích ảnh hưởng của MTĐT tới quyết định đầu tư của các DNNVV tại Việt Nam. Ban đầu, nghiên cứu trình bày khung khái niệm về MTĐT, được sử dụng như một quan điểm lý thuyết cơ bản để kiểm tra các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp ra quyết định đầu tư. Tiếp đến, kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đã khẳng định quyết định đầu tư của các DNNVV có thể được giải thích bởi các khái niệm thành phần của MTĐT.

Luận án đã có sự kế thừa các nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích những khía cạnh cơ bản nhất về MTĐT và tình hình đầu tư của các DNNVV tại Việt Nam. Một mặt MTĐT ngày càng được cải thiện kéo theo sự phát triển, đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhưng ở mặt còn lại còn rất nhiều hạn chế nếu khơng được giải quyết thì hồn tồn có thể gây ra các hiệu ứng tiêu cực, cản trở lớn tới khả năng đầu tư. Một trong hạn chế lớn nhất chính là việc đưa các chính sách, pháp luật vào thực tế đời sống của doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn, gây hệ lụy cho việc phát động các quyết định đầu tư.

Qua nghiên cứu thực nghiệm, ngoài việc đã xác định rõ được mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành MTĐT đã chứng minh nhận định trên, yếu tố hiệu quả quản trị hành chính hay khả năng thực thi chính sách pháp luật về đầu tư đúng như cam kết đã trở thành một khái niệm riêng trong MTĐT đối với DNNVV. Điều này cho thấy việc tạo ra một khuôn khổ cho các hoạt động đầu tư dù tốt đến mấy thì việc triển khai chúng vẫn là mấu chốt quyết định cuối cùng.

Từ những kết quả chính, luận án đã đề xuất được một số hướng giải pháp MTĐT thúc đẩy quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nó là chuỗi các hoạt động liên quan đến nhiều khía cạnh, nhưng dựa trên quan điểm chung là một môi trường tốt phải tạo được sự thuận lợi để DNNVV quyết định đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh, tăng cường hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Do đó, chính sách thúc đẩy đầu tư của các DNNVV cần được lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế cả ở cấp độ quốc gia, cấp độ địa phương và các ngành nghề cụ thể. Q trình đó sẽ phải đối mặt với nhiều khó nên nên địi hỏi sự thay đổi có tổ chức và khoa học trên nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể liên quan, đồng thời yêu cầu có sự phối hợp của cả khu vực công và khu vực tư. Các DNNVV, chính quyền các cấp và hệ thống các tổ chức hỗ trợ công và tư

đều là nhân tố cần thiết, đóng góp quan trọng vào quá trình này. Sự chia sẻ trách nhiệm và hợp tác hiệu quả có thể giúp đẩy nhanh q trình nhận diện và xử lý chính xác các rào cản, tăng cường khả năng thành công và do đó sẽ thúc đẩy DNNVV đầu tư mạnh mẽ.

Mặc dù nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế và có thể phát triển thêm những hướng nghiên cứu tiếp theo để bổ sung thêm các phát hiện mới như đã thừa nhận ở trên, tuy nhiên nghiên cứu đã dựa trên quy trình, phương pháp nghiên cứu có đủ độ tin cậy cần thiết. Do đó kết quả của nghiên cứu là những thơng tin có giá trị nhất định trong việc xây dựng các chính sách hiện thực hóa triển vọng phát triển và vai trò của các DNNVV Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Mạnh Cường, Đỗ Hải Hưng (2018), “Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng và chi phí đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Quý 2/2018, trang 75-82

2. Nguyễn Mạnh Cường (2018), “Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị-pháp luật tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Tạp chí Cơng

Thương, Số 5+6, tháng 4/2018, trang 270-275.

3. Nguyễn Mạnh Cường (2018), “Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Tạp chí Cơng Thương, Số 2, tháng 2/2018, trang 94-100

4. Nguyễn Bạch Nguyệt, Nguyễn Mạnh Cường (2018), “Đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017 và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí

Cơng Thương, Số 1, tháng 1/2018, trang 122-131

5. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Bạch Nguyệt (2017), “Ảnh hưởng của chi phí khơng chính thức đến thu hút FDI tại một số tỉnh thành Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học HaUI lần thứ nhất, Tạp chí khoa học & cơng nghệ, Số 38, tháng

2/2017, trang 188-197

6. Nguyễn Mạnh Cường, Hồ Văn Long (2016), “Ảnh hưởng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 2012-2016”, Tạp chí khoa học & cơng nghệ, Số 37, tháng 12/2016, trang 98-106.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. M. Alcántara and M. Woolcock (2014), ‘Integrating Qualitative Methods into Investment Climate Impact Evaluations Subtitle’, Policy Research Working Paper, WPS7145, WB Group

2. Altenburg, Tilman; Hubert Schmitz and Andreas Stamm (2008), ‘Breakthrough China's and India's Transition from Production to Innovation’, World Development, Vol 36, Issue 2, PP 325-344

3. Cao Sỹ Kiêm (2013), ‘Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013’, Tạp chí Tài chính, Số 2.

4. Chetan Ghate, Quan Vu Le and Paul J. Zak (2002), Optimal Fiscal Policy in an

Economy Facing Socio-Political Instability, Discussion Papers, German Institute

for Economic Research, No.308.

5. Chiara Franco at al (2015), ‘What makes linkages good linkages? Firms, the investment climate and business support services in Vietnam’, IOB Working Papers 09, Universiteit Antwerpen, Institute of Development Policy.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, “Về trợ giúp phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa”

7. Chin-Shan Lu and Ching-Chiao Yang (2007), ‘An evaluation of the investment environment in international logistics zones, A Taiwanese manufacturer’s perspective’, Int. J. Production Economics, Vol. 107, issue 1, P 279-300

8. Christian M Rogerson and Jayne M Rogerson (2010), ‘Improving the local business environment of Johannesburg’, Development Southern Africa. Vol. 27(4), pp. 577-593

9. Christian M. Rogerson (2009), ‘Local Investment Incentives for Urban Economic Development: Recent Debates in South African Cities’, Urban Forum, Vol. 4, pp 481-495

10. Christian Von Luebke Christian von Luebke et al (2009), ‘Heterodox Reform Symbioses_ Them Political Economy of investment Climate Reforms in Solo, Indonesia’, Asian Economic Journal 2009, Vol.3, PP 269-296

11. Christos Georgiou, Lida P. Kyrgidoub, Fragiskos Archontakis & Eugenia Petridou (2015), ‘The Role of Location as a Selection Criterion in FDI: The Case of SMEs in Greece’, Journal of East-West Business, Vol.8.

12. Clifford J. Shultz, II và các cộng sự (2000), ‘The Evolving Investment Climate in Vietnam and Subsequent Challenges to Foreign Investors’, Thunderbird International Business Review, Voi. 42(6), pp.735-753

13. Cull, Robert and Lixin Colin Xu (2003), ‘Contract enforcement, ownership and finance: Determinants of Investment in China’, Working paper, the World Bank. 14. Curran, J. & Blackburn, RA (2001), ‘Researching the small Enterprise’, London:

SAGE Publications.

15. Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Massimo Mastruzzi (2007), ‘Governance Matters VI: Aggregate and Individual Governance Indicators 1996-2006’, World Bank Policy Research Working Paper.

16. Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Massimo Mastruzzi (2008), ‘Governance Matters VII: Aggregate and Individual Governance Indicators 1996-2007’,

The World Bank, Vol. 4978.

17. Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Pablo Zoido-Lobaton, (1999); ‘Aggregating governance indicators’, Policy Research Working Paper, Vol. 2, 195.

18. David Dollar, Mary Hallward‐Driemeier, Taye Mengistae (2005) ‘Investment Climate and Firm Performance in Developing Economies’, Economic Development and Cultural Change, 54(1), pp. 1-31

19. David Dollar, Shuilin Wang, Lixin Colin Xu, Anqing Shi (2004), ‘Improving City Competitiveness through the Investment Climate: Ranking 23 Chinese Cities’, The Finance and Economics Publishing House.

20. Đỗ Hải Hồ (2011), Cải thiện MTĐT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam,

Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Doug Hindson, Jörg Meyer-Stamer (2007), ‘The Local Business Environment and Local Economic Development: Comparing Approaches’, Mesopartner working paper.

22. Dunning, J.H. (1973), ‘The Determinants of International Production’, Oxford Economic Papers, Vol. 25, Issue 3, 289-336

23. Dunning, J.H. (1977), ‘Trade, Location of Economic Activity and the MNE: A Search for an Eclectic Approach’, International Allocation of Economic Activity. 24. Galan, Benito and Vincente (2007), ‘Factors determining the location decisions of Spanish MNEs: an analysis based on the investment development path’,

Journal of International Business Studies, Vol.38, No.6, pp. 975-997.

25. Gentrit and Justina (2015), ‘Defining Small and Medium Enterprises: a critical review’, Academic Journal of Business, Administration, Law and Social Sciences, Vol. 1, No. 1 March 2015

26. Gill, Sharma and Mathur (2012), ‘The Impact of Debt Policy on the Investment Decision of Small Business Owners in India’, International Research Journal of

27. Hà Dũng (2018), ‘Cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh’, Báo điện

tử chính phủ Việt Nam.

28. Hair, William, Barry and Rolph (2013), ‘Multivariate Data Analysis’, Pearson Education Limited.

29. Hana Scholleova et al (2010), ‘Investment decision making criterions in practice’, Economics and Management, ISSN 1822-6515.

30. Hashim & Abdullah (2000), ‘Developing SMEs taxonomies in Malaysia’,

Malaysian Management Journal, 5 (1), pp.65-79.

31. Hồ Sỹ Ngọc (2015), Cải thiện MTĐT trong điều kiện hội nhập - nghiên cứu điển

hình tại tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

32. Hoa, Doan Thi Thanh & Lin, Jan-Yan (2016), ‘Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam: An empirical study at sub-nation level’,

International Journal of Research in Finance and Marketing, Vol.1, No.2.

33. Hugh Begg and Stuart McDowall (2006), ‘The Effect of Regional Investment Incentives on Company Decisions’, Regional Studies, Vol.21, pp.459-470.

34. Indarti & Langenberg (2004), ‘Factors affecting business success among SMEs, Empirical evidences from Indonesia’, Proceedings of the Second Bi-Annual European Summer University 2004, (19) 20 & 21.

35. International Bank for Reconstruction and Development (2003), ‘Productivity and Investment Climate Survey (PICS): Implementation Manual’, Working Paper, Vol.1.

36. Jakob Vesterlund Olsen and Mogens Lund (2011) ‘The impact of socio-economic factors and incentives on farmers’ investment behaviour’, Food Economics _ Acta Agricult Scand, Section C. Food economics, Vol. 6, Issue 3, pp.173-195

37. Khadarool A.J. and Seetanah.B (2010), “Transport infrastructure and foreign direct investment’, Journal of International Development’, Vol. 22, Issue 1. 38. Khalid Sekkat and Marie-Ange Veganzones-Varoudakis (2007), ‘Openness,

Investment Climate, and FDI in Developing Countries’, Review of Development Economics, Vol. 11, Issue 4.

39. Kiridaran Kanagaretnam và cộng sự (2013), ‘Transparency, Empowerment, Disempowerment and Trust in an Investment Environment’, Department of economics working paper series, McMaster University

40. Lauren M. Phillips (2006), ‘Growth and the Investment Climate: Progress and Challenges for Asian Economies’, Institute of Development Studies and Overseas

41. Lê Hoằng Bá Huyền (2013), Causes and effects of foreign direct investment:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 157 - 169)