Mẫu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 41)

1.2.4.1. Nghiên cứu định tính

Các thang đo dự kiến ban đầu được xây dựng có sự kế thừa một số nghiên cứu trong và ngoài nước nên cần phải được kiểm tra để thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận án. Đồng thời, cấu trúc, từ ngữ và ý nghĩa của thang đo cũng cần được đảm bảo rằng các đối tượng điều tra hiểu chính xác, dễ dàng. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với các nội dung được chuẩn bị trước với các biến, các quan sát phát triển từ quá trình tổng quan nghiên cứụ

Mc đích:

- Kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết. - Điều chỉnh, hoàn chỉnh thang đo cho các khái niệm nghiên cứụ

Thông qua quá trình phỏng vấn sâu những đối tượng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư như giám đốc doanh nghiệp, chuyên gia nhằm xác định chính xác, đầy đủ về nội dung nghiên cứụ

- Lựa chọn mẫu (đối tượng điều tra)

Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành cẩn thận với 15 đối tượng, trong đó có 10 giám đốc DNNVV đang hoạt động tại nội thành Hà Nội và tỉnh Hải Dương và 05 đối tượng chuyên gia gồm các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư (02 người) và các đối tượng có kinh nghiệm thực tế về chính sách, chiến lược trong lĩnh vực đầu tư và MTĐT (Phụ lục 2.2 và 2.3).

- Nội dung phỏng vấn sâu:

Về cơ bản, cuộc phỏng vấn tập trung vào ba nội dung chính. Một là các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu về QĐĐT của doanh nghiệp. Hai là, các câu hỏi mở về các yếu tố thúc đẩy/cản trở việc quyết định tăng cường đầu tư. Ba là, liệt kê các thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu đểđối tượng phỏng vấn đánh giá vềđộ phù hợp với bối cảnh MTĐT tại Việt Nam (Phụ lục 2.1).

- Thu thập và xử lý thông tin:

Đểđảm bảo quá trình phỏng vấn không bị gián đoạn và tạo không khí trao đổi cởi mở, các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành tại các không gian riêng, chủ yếu tại phòng làm việc và một số ít là tại nhà riêng (3 người). Mỗi cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài trung bình 30-45 phút về các nội dung đã được soạn thảo trước.

Nội dung cuộc phỏng vấn sâu được ghi chép đầy đủ, ghi âm cẩn thận và tiến hành gỡ băng sau mỗi cuộc phỏng vấn. Sau đó, kết quả phỏng vấn của 15 đối tượng được tổng hợp theo từng nội dung. Kết quả phỏng vấn sâu sẽđược so sánh và tổng hợp thành quan điểm chung nhất đối với vấn đề nghiên cứụ

1.2.4.2. Nghiên cứu định lượng

Nội dung nghiên cứu này được tiến hành qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, thông tin và dữ liệu sơ cấp sử dụng trong cả hai giai đoạn này là kết quả từ việc khảo sát các doanh nghiệp.

i) Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mc đích: Bước đầu xem xét và có đánh giá sơ bộ vềđộ tin cậy của các thang đo và có những điều chỉnh nhằm xây dựng bộ thang đo hoàn chỉnh trước khi nghiên cứu định lượng chính thức.

Trong nghiên cứu sơ bộ, dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng công cụ bảng câu hỏi chi tiết.

Nội dung bảng hỏi:

Ngoài phần giới thiệu, nội dung chính của bảng hỏi được chia thành 3 phần chính, bao gồm:

Phần 1: Khảo sát về về MTĐT tại nơi doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm 30 ý được chia thành 5 nội dung theo 5 nhóm yếu tố MTĐT nhưđã được nêu ở trên

Phần 2: Các câu hỏi về về QĐĐT của doanh nghiệp tương ứng với 4 câu hỏị Phần 3: Thông tin chung về doanh nghiệp và đối tượng trả lời khảo sát.

Quy trình xây dựng bảng hỏi:

- Tham khảo các biến quan sát đểđo lường các khái niệm nghiên cứu Chính trị- pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và văn hóa xã hội từ các nghiên cứu trước đâỵ Các biến quan sát được rà soát cẩn thận, đảm bảo việc chuyển đổi về ngôn ngữ là hoàn toàn chính xác, không làm thay đổi ý nghĩa của những thang đọ

- Sử dụng thang đo Likert với thang điểm 5 (Từ “1” tương ứng với “Rất không đồng ý” cho đến “5” tương ứng với “Rất đồng ý”) cho các biến quan sát.

- Bảng hỏi nháp được gửi cho 15 đối tượng điều tra là những người đang là giám đốc, phó giám đốc, những người này có phụ trách đầu tư của doanh nghiệp và

các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tưđểđảm bảo nội dung của bảng hỏi không bị hiểu sai, hiểu lầm gây sai lệch cho kết quảđiều trạ

- Bảng hỏi được điều chỉnh, hoàn thiện theo những góp ý của 15 đối tượng trên (Phụ lục 3).

La chn mu cho nghiên cu định lượngsơ b.

Trong bước nghiên cứu này có sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, theo các nhà nghiên cứu trước đây thì kích thước mẫu cần đạt tối thiểu là 30 đơn vị. Như vậy, kích thước mẫu thực tếđược tác giả sử dụng trong giai đoạn này là n = 72 đã đảm bảo yêu cầụ

Về cách chọn mẫu trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ, với điều kiện và khả năng có hạn của NCS cũng nhưđiều kiện của Việt Nam, các đơn vị mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, phi xác suất thông qua sự trợ giúp của các đồng nghiệp. Các đồng nghiệp tiến hành tiếp xúc với các đơn vị mẫu tại tại tỉnh Hải Dương và thành phố Hà Nộị

Phương pháp phân tích d liu cho nghiên cu định lượng sơ b

Đểđánh giá sơ bộ các thang đo, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được lựa chọn để phân tích dữ liệụ Hệ số tin cậy cho biết độ tin cậy hay mối liên hệ giữa các thang đo của các yếu tố MTĐT và QĐĐT của DNNVV.

Việc đánh giá và chấp nhận các thang đo dựa trên nguyên tắc thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha tương ứng không nhỏ hơn 0,6. Đồng thời, khi một thang đo có giá trị Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,8 đến gần 1 được coi là tốt (Joseph và cộng sự, 1998).

Ngoài ra, các biến quan sát dùng để đo cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhaụ Vì vậy, bước này tiến hành kiểm tra từng biến quan sát thông qua hệ số tương quan biến tổng (Hệ số Item-Total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến quan sát xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét). Một biến quan sát được coi là đạt yêu cầu nếu có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,30, ngược lại biến quan sát sẽđược coi là biến rác và bị loại khi hệ số này < 0,30 (Joseph và cộng sự, 1998).

Sau bước phân tích này, nghiên cứu sẽ lựa chọn được các biến quan sát có độ tin cậy đạt yêu cầu (thang đo hoàn chỉnh), sẽđược sử dụng để xây dựng bảng hỏi phục vụ cho quá trình khảo sát chính thức.

ii) Nghiên cứu định lượng chính thức

Mc đích: Cung cấp các bằng chứng và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các nội dung cụ thể bao gồm:

- Đánh giá chính thức bộ thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hệ số tin cậy Cronbach’s Alphạ

- Đánh giá xu hướng, mức độ tác động giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như là các giả thuyết nghiên cứu của mô hình.

Trong nghiên cứu định lượng chính thức, dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp tiếp xúc trực tiếp với người được điều tra với công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏị Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được dùng để tiến hành điều tra số lớn với quy mô mẫu n = 231. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích hồi quy bộị

Chn mu và thu thp d liu

Quy mô mẫu:

Tổng thể nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam. Đểđảm bảo tính đại diện, quy mô mẫu nghiên cứu phải đủ lớn. Có một số quan điểm phổ biến về quy mô mẫu như của Slovin (1960), Joseph và cộng sự (1998). Kích thước mẫu theo cách chọn của Slovin (1960) thường lớn hơn Joseph và cộng sự, tuy nhiên quan điểm của Slovin (1960) thường được sử dụng với tổng thể nhỏ (dưới 10.000 đơn vị). Trong trường hợp tổng thể lớn hơn, giống như tổng thể nghiên cứu là các DNNVV tại Việt Nam với số lượng xấp xỉ 600 nghìn đơn vị thì quan điểm Joseph và cộng sự (1998) được chấp nhận rộng rãi và nhiều nghiên cứu sử dụng.

Theo quan điểm này, cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA phải gấp năm lần tổng số biến quan sát trong các thang đo. Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 30 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố. Do vậy, yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu là: 30*5 = 150 đơn vị. Đối với hồi quy bội thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (m là số biến độc lập). Với 5 biến độc lập trong nghiên cứu này, mẫu tối thiểu sẽ là 50 + 8*5 = 90 đơn vị. Tổng hợp cả hai yêu cầu trên, kích thước mẫu tối thiểu được yêu cầu là 150 đơn vị. Luận án dự kiến mẫu được xây dựng là 250 đơn vị.

Phương pháp chọn mẫu:

Với tổng thể nghiên cứu là các DNNVV tại Việt Nam với số lượng rất lớn phân bốở tất cả các tỉnh thành. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện

khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợị Các DNNVV được điều tra nằm ở các tỉnh thành thuận lợi cho việc tiếp cận và thuộc Miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và tin cậy, trước tiên nghiên cứu tiến hành phân nhóm các tỉnh thành theo tiêu chí Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (bao gồm các nhóm xếp hạng từ rất tốt đến tốt, khá và tương đối thấp), sau đó các tỉnh/thành phố được chọn cũng đảm bảo có đại diện theo mức độ phát triển, đầu tư của DNNVV (số lượng doanh nghiệp và đầu tư của DNNVV hàng năm cao, trung bình, thấp), các điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau (Đồng bằng, miền núi) và điều kiện phát triển kinh tế. Mặc dù cách lựa chọn mẫu đảm bảo tính hướng đích và giảm tối đa tính chủ quan, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định nhưđược thừa nhận ở mục 4.3 của luận án.

Có tất cả 05 tỉnh/thành phố được đưa vào khảo sát bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Giang. Tỷ lệ số doanh nghiệp và tổng vốn đầu tư DNNVV của 05 tỉnh thành này so với cả nước cũng tương đối lớn với xấp xỉ 30% trong những năm gần đâỵ Về năng lực cạnh tranh, có 01 địa phương được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mức “rất tốt”, được đánh giá là “tốt” gồm 02 địa phương, ở mức “khá” và mức “tương đối thấp” mỗi mức có 01 địa phương.

Bảng 1.3. Mô tả chọn mẫu nghiên cứu định lượng Tỉnh, thành phố Nhóm xếp hạng PCI năm 2016 Tổng số DNNVV của tỉnh Năm 2015 Tỷ trọng so với cả nước năm 2015 Hải Phòng Tốt 9.484 2.19% Hà Giang Tương đối thấp 713 0.16% Hà Nội Tốt 102.020 23.54% Hải Dương Khá 4.437 1.02% Quảng Ninh Rất tốt 4.227 0.98% Tổng số 120.881 27,98%

Nguồn: Theo VCCI và Cục PTDN Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phương thức thu thập dữ liệu:

Do các địa bàn lẫy mẫu khá rộng, việc tiến hành thu thập các dữ liệu nghiên cứu có sự hỗ trợ của một sốđiều tra viên thực hiện tại các tỉnh đã được lựa chọn ở trên thông qua việc phát và điền trực tiếp.

Phân tích d liu

Sau khi bảng câu hỏi được thu về, bước tiến hành tiếp theo bao gồm lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu với công cụ SPSS phiên bản 23.0. Các bước phân tích chính bao gồm:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo được đánh giá thông qua hệ số “Cronbach’s Alpha” và hệ số “tương quan biến tổng” (Item Total correclation).

Về mặt lý thuyết, hệ số “Cronbach’s Alpha” được chạy riêng cho từng nhân tố độc lập và đo lường tính nhất quán giữa các biến trong cùng một nhân tố nên hệ số này càng cao thì chứng tỏ rằng thang đo càng tin cậỵ Theo Joseph và cộng sự (1998) thì Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên mới được xem là chấp nhận được, nếu đạt giá trị từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo sử dụng được và nếu đạt từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo là tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn (> 0,95) mang hàm ý nhiều câu trong thang đo không có sự khác biệt hoặc chúng có thể đo lường cùng một nội dung, khái niệm nghiên cứu, khi đó được gọi là hiện tượng đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, ngoài việc phản ánh các đo lường có liên kết với nhau không thì hệ số này không cho biết nên giữ lại hay bỏ đi một biến quan sát nào đó. Do đó, hệ số tương quan biến tổng được sẽ giúp cho thêm cơ sở để đưa ra quyết định nàỵ Hệ số này phản ánh sự tương quan giữa một biến với điểm trung bình các biến còn lại trong cùng thang đo, khi hệ số tương quan biến tổng càng cao sẽ thể hiện sự tương quan với các biến còn lại trong nhóm càng lớn. Các biến sẽ được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo trong trường hợp hệ số tương quan biến tổng có giá trị < 0,3.

- Kiểm định giá trị của thang đo (Sử dụng phương pháp EFA)

“Phân tích nhân tố khám phá” (EFA) là phương pháp phân tích nhiều biến phụ thuộc lẫn nhau, chỉ dựa vào mối tương quan giữa các biến mà không xét các biến là biến phụ thuộc hay biến độc lập. Mục đích là đánh giá và rút gọn một tập hợp biến quan sát để có được 1 tập biến có ý nghĩa hơn mà vẫn có thể chứa đựng hầu hết các thông tin ban đầụ

Tiến hành phân tích nhân tố nhằm kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm bằng độ giá trị hội tụ (convergence validity) đồng thời đo lường độ giá trị phân biệt giúp đảm bảo sự khác biệt, không có mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố sử dụng để đo lường các nhân tố bằng độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Theo Hair và cộng sự (1998), với mẫu lớn hơn 200 thì hệ số tải (factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0,4 là đạt giá trị hội tụ và hệ số tải của nhân tố này lớn hơn hệ số tải của nhân tố khác cho thấy tính đảm bảo độ giá trị phân biệt.

Phương pháp trích “Principal Component Analysis” được sử dụng cùng phép xoay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues”>1.

- Phân tích hi quy bi: Sau khi thang đo đã được đánh giá độ tin cậy và kiểm định EFA, tác giả thực hiện phân tích hồi quy bội (Multiple Linear Regression) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thu được thông tin về mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Do phương pháp hồi quy không được áp dụng với các câu hỏi cụ thể nên giá trị của các nhân tố sử dụng trong phân tích hồi quy được đo bằng giá trị trung bình (mean) của các biến quan sát. Để kiểm định các giả thuyết, mô hình theo ba bước gồm, trong đó bước 1 sẽ là mô hình không có biến kiểm soát, bước 2 sẽ lần được đưa các biến kiểm soát vào mô hình và bước 3 là mô hình tổng quát gồm tất cả các biến độc lập và tất cả các biến kiểm soát.

Sau khi có kết luận về các mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, nghiên cứu có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của các biến này bằng mô hình hồi quy tuyến tính để làm rõ sựảnh hưởng của các biến kiểm soát và các

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)