Về thị trường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 151 - 155)

Mặc dù, Việt Nam có lực lượng người tiêu dùng tiềm năng rất đông đảo, song với những đặc trưng riêng biệt, loại hình DNNVV đang gặp khó khăn, bất lợi trong việc tiếp cận và khai thác thị trường mục tiêu so với các doanh nghiệp lớn. Với lợi thế đa dạng về sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao các DNNVV vẫn thất thế trong cạnh tranh do không tiếp cận và thu hút được các thị trường mới. Cụ thể, theo kết quả khảo sát của VCCI gần đây, có khoảng 65% các doanh nghiệp này chỉ quan tâm khai thác thị trường trong nước và chỉ có dưới 10% tổng số doanh nghiệp có khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngồi. Khi cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đã chính thức bắt đầu, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng những thách thức trong cạnh tranh cũng lớn hơn rất nhiều. Do đó, nếu muốn các doanh nghiệp đầu tư phát triển tận dụng được các cơ hội mới, rất cần những chính sách nhằm hỗ trợ về thị trường cho đối tượng doanh nghiệp này.

Thúc đẩy mối liên kết giữa các DNNVV, cả theo chiều ngang và chiều dọc:

Mục đích là giúp các DNNVV bị bất lợi về năng lực tài chính, cơng nghệ, thiếu năng lực hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing dài hạn có thể phối hợp cùng nhau nhằm chia sẻ mục tiêu chung, phát huy thế mạnh riêng trong quá trình tham gia cùng vào một chuỗi giá trị, nâng cao khả năng cung ứng và chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, cũng là điều kiện để doanh nghiệp gắn kết với các tổ chức tài chính nhằm

tạo nguồn vốn nâng cấp công nghệ và chất lượng nhân sự, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm cả về giá cả và chất lượng. Vấn đề quan trọng là các địa phương cần tăng cường cải thiện chất lượng hệ thống thông tin pháp luật, kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu những thông tin cần thiết về thị trường, đối tác trong kinh doanh để quyết định tham gia và các chuỗi giá trị. Chính sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra những kênh phân phối hiệu quả, thúc đẩy các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các tổ chức, hiệp hội thương mại cần thiết cho quá trình đầu tư phát triển của họ.

Khơi thơng và gắn kết quan hệ cùng có lợi giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.

Lợi ích của việc thu hút FDI đối với nền kinh tế được thừa nhận ở nhiều mặt, từ việc có thêm nguồn vốn từ bên ngồi, chuyển giao cơng nghệ, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực nó cũng là cơ hội để phát triển hệ thống DNNVV thông qua các mối liên kết. Nhiều năm qua, việc thu hút FDI của Việt Nam có thể nói là thành cơng trên phương diện kêu gọi vốn, nhưng những đóng góp của nó trong việc phát triển với hệ thống doanh nghiệp trong nước là chưa đúng với tiềm năng. Đặc biệt là Việt Nam cũng chưa có được một bộ phận DNNVV thực sự là những nhà cung cấp đáng tin cậy cho các doanh nghiệp FDI. Hầu hết các DNNVV trong nước không thể trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, hoặc nếu có thì giá trị gia tăng rất thấp chủ yếu là lắp ráp sản phẩm vì bị lệ thuộc vào nguyên liệu, công nghệ mà thiếu khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, chi phí. Lý do có thể xuất phát từ tất cả các bên nhưng vấn đề đáng quan tâm chính là thiếu sự liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp này. Nếu giải quyết được vấn đề này, sẽ có các nhóm DNNVV trở thành các nhà cung cấp lâu dài cho doanh nghiệp FDI, giải quyết được phần nào về thị trường đầu ra.

Để cải thiện mối liên hệ nhìn chung cịn yếu này, cần có giải pháp giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về lợi thế của mỗi bên, DNNVV thấy được cần làm gì, thay đổi gì để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI và ngược lại. Cụ thể:

Thứ nhất là cần tăng cường các kênh giao tiếp, cải thiện lưu lượng thông tin về các DNNVV cho những doanh nghiệp lớn, những người mua tiềm năng. Đồng thời, qua các kênh giao tiếp này, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI giúp các DNNVV thấu hiểu các yêu cầu cung cấp của họ như việc xác định các lĩnh vực mà DNNVV có cơ hội tốt nhất, những hạn chế nào phải vượt qua,… giúp xây dựng sự

hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, tạo ra quan hệ đối tác bền vững trong tương lai. Các tổ chức chính quyền hoặc tư nhân đều có thể góp sức trong vấn đề này qua nhiều cách thức khác nhau như tạo lập các chức năng hỗ trợ riêng, tổ chức các sự kiện gặp gỡ, thiết lập trang web cung cấp thông tin…

Thứ hai là phải tích cực đổi mới nâng cấp kỹ thuật và năng lực quản lý trong các DNNVV. Đây là một trong những điểm yếu mà các DNNVV hiện chưa thể vượt qua để trở thành các nhà cung cấp thành công, ngay cả khi họ nắm được các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên để nâng cấp kỹ thuật và năng lực quản lý cần một thời gian dài và địi hỏi chi phí lớn, do đó cần xác định các bộ phận DNNVV có triển vọng để được ưu tiên trợ giúp. Sau đó là áp dụng các biện pháp hỗ trợ như nâng cấp, mở rộng các dịch vụ đào tạo, tư vấn nâng cao năng lực quản lý, trợ giúp tài chính trung và dài hạn để nâng cấp công nghệ.

Tăng cường hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại cho DNNVV.

Không chỉ đối mặt với nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc, q trình này muốn hiệu quả địi hỏi phải thấu hiểu các DNNVV, kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của các cộng đồng mà các cấp chính quyền đóng vai trị là người điều khiển. Sự kết hợp này bắt đầu ngay từ khi xây dựng các chương trình kêu gọi đầu tư theo các lĩnh vực mà địa phương xác định là thế mạnh hay tiềm năng, thì đồng thời các địa phương cũng cần có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ cốt lõi đó. Đây chính là trách nhiệm của địa phương trong việc phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ tại địa phương và tìm kiếm liên kết, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

Thúc đẩy ứng dụng và phát triển hạ tầng thương mại điện tử cho DNNVV.

Trong xu hướng tự động hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DNNVV vẫn bị coi là người yếu thế. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ứng dụng, tiện ích, các cơng cụ thương mại điện tử đã khiến cho việc sử dụng kênh bán hàng truyền thống trở nên thua thiệt về chi phí bán hàng so với các kênh bán hàng tự động, giao dịch điện tử. Tuy nhiên các DNNVV khó có đủ năng lực để thúc đẩy kênh giao dịch này nếu khơng có sự hỗ trợ phù hợp từ chính quyền. Do vậy, việc các địa phương chủ động thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, đẩy nhanh vận dụng hạ tầng thương mại điện tử sẽ giúp DNNVV giảm chi phí về mặt bằng, kể cả chi phí marketing đồng thời giúp thương hiệu của doanh nghiệp và địa phương lan tỏa rộng rãi và mạnh mẽ hơn. Đây chính là giúp cho loại hình DNNVV có thể cải thiện tình trạng kinh doanh hiện tại và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới để bứt phá.

Hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Giống như một xu thế tất yếu, tồn cầu hóa đã và đang diễn ra khơng có ngoại lệ với bất kỳ quốc gia nào, sản phẩm của nó là tạo ra một thị trường quốc tế mà các hàng hóa dễ dàng lưu thơng qua lại biên giới giữa các quốc gia. Với những hạn chế đã đề cập, DNNVV tại Việt Nam có lẽ chưa tận dụng và thu được lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế thì đã phải đối mặt với quá nhiều thách thức. Họ không những phải dồn lực cạnh tranh tại thị trường ngày càng khốc liệt trong nước, mà cũng phải tính tới việc tiếp cận thị trường quốc tế tiềm năng. Vấn đề là cần nhận thức và hỗ trợ làm sao để các DNNVV có thể hiểu chính mình, biết được mình mạnh ở điểm nào để tận dụng, phát huy và có hạn chế nào phải khắc phục mới mong đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Ở khía cạnh này cần tích cực nghiên cứu xây dựng một một chế độ thương mại hướng ngoại, gần gũi với thị trường quốc tế cho các DNNVV như việc hiện đại hóa và đơn giản thủ tục quy trình trong xuất nhập khẩu, quản lý hải quan và thuế, có chính sách tỷ giá hối đoái cạnh tranh, ổn định để tạo thuận lợi cho xuất khẩu của các DNNVV. Đồng thời, cần tăng cường các kênh tiếp cận thông tin rõ ràng cho các DNNVV về thủ tục, quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia tiếp nhận hàng hóa, chẳng hạn tiêu chuẩn về quy cách bao bì, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm… Trong đó, các thơng tin về thị trường quốc tế có thể giúp các DNNVV thiết kế được chiến lược đầu tư nâng cấp sản phẩm và chiến lược tiếp thị phù hợp.

Để hỗ trợ các DNNVV trong việc tiếp cận thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam có thể đẩy mạnh thành lập hệ thống các tổ chức phát triển và xúc tiến xuất khẩu DNNVV, với mục tiêu là gia tăng khối lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu và số lượng các DNNVV tham gia. Nhiệm vụ chính của hệ thống là thực hiện các chính sách, chiến lược xuất nhập khẩu mà khơng phải là hoạch định chính sách, bởi chức năng này đã có nhiều đơn vị, tổ chức thực hiện. Hệ thống tổ chức này sẽ hỗ trợ những khó khăn nhất của DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu như: Hỗ trợ thăm dò thị trường; Cung cấp thông tin về thị trường cụ thể và khách hàng tiềm năng như yêu cầu của doanh nghiệp; Hỗ trợ pháp lý, hợp đồng; Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng tiềm năng; là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh quốc tế;…Nếu được hỗ trợ về cơ chế pháp lý, có nhân sự có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế bao gồm cả đại diện của khu vực doanh nghiệp theo từng lĩnh vực thì các tổ chức này hồn tồn có thể vận hành theo cơ chế thu chi mà không tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)