Một số đề xuất đối với các DNNVV

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 155 - 157)

Như đã trình bày ở trên, việc cải thiện MTĐT bao gồm một loạt vấn đề rất rộng, tiêu tốn nhiều nguồn lực. Nỗ lực để kiến tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của DNNVV không chỉ là trách nhiệm riêng của chính phủ và chính quyền các cấp, bởi mọi chính sách hỗ trợ sẽ khó phát huy hiệu quả nếu các DNNVV không tự nhận thức các điều kiện thuận lợi, khó khăn và có những quyết sách phù hợp. Vì vậy, các DNNVV cần thực hiện trách nhiệm của mình với những đóng góp cụ thể hơn là chỉ nêu ra những khó khăn hay những nhu cầu trợ giúp đơn thuần, ngoài việc phải thực hiện các hoạt động kinh doanh đúng đắn thì mỗi DNNVV phải liên tục đầu tư khắc phục khó khăn và phát triển sức mạnh nội bộ. Trên cơ sở một số những hạn chế hiện nay, nghiên cứu kiến nghị một số vấn đề đối với các DNNVV Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần có chiến lược đầu tư, kinh doanh dài hạn và bài bản. Nếu muốn doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển thì khơng thể chỉ đầu tư theo tình huống, manh mún mà trước hết phải tự và dám nhận thức các mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp. Điều này đảm bảo tính định hướng, sự ổn định và chủ động trước những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh. Không những tăng cường năng lực vượt qua những khó khăn tức thời mà cịn mở rộng các cơ hội đón nhận các chính sách hỗ trợ hiện nay ví dụ như chính sách vốn từ các tổ chức tín dụng. Để làm được điều này, nhiều DNNVV chắc chắn sẽ phải đánh giá và cơ cấu lại tổ chức hoạt động kinh doanh theo hướng minh bạch, ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Thứ hai, DNNVV cần xác định và khẳng định được giá trị cốt lõi của mình, của sản phẩm mà mình cung cấp cho thị trường. Để thành cơng thì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về giá mà phải cạnh tranh cả về tiêu chuẩn chất lượng và các giá trị gia tăng.

Thứ ba, yêu cầu mang tính đột phá hiện nay là các DNNVV cần từng bước cập nhật cơng nghệ cao cũng như hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất và phục vụ khách hàng, gia tăng lợi suất tiêu dùng. Cần loại bỏ cách nhìn nhận công nghệ chỉ là cuộc đua của các doanh nghiệp lớn nhiều lợi thế về nguồn lực, bởi chỉ khi làm chủ cơng nghệ mới có các cơ hội để các DNNVV bứt phá.

Thứ tư, DNNVV phải đổi mới chính mình, loại bỏ sự bị động trong q nghiên cứu, thu thập thông tin về các sản phẩm hay các ngành hàng tiềm năng cùng với các chuẩn mực nhu cầu tương xứng của khách hàng và thị trường mục tiêu để xây dựng kế hoạch phát triển thị trường dài hạn. Thêm vào đó, phải chủ động thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp khác, mặc dù mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược riêng, nhưng việc chia sẻ mục tiêu chung để cùng nhau tham gia vào một chuỗi giá trị là hữu ích cho việc giải quyết khó khăn thị trường hiện nay. Bởi vì, nó giúp các DNNVV hợp tác với nhau và tận dụng được các nguồn lực từ khách hàng thúc đẩy tham gia vào chuỗi giá trị lớn hơn.

Ngoài ra, cần tích cực hịa nhập và tận dụng lợi thế của xu hướng công nghệ thông tin, mạng xã hội …để lan tỏa thơng điệp mong muốn một cách nhanh chóng đến nhiều đối tượng như khách hàng, đối tác cung ứng. Điều này có ý nghĩa thực tế và hữu dụng với các DNNNV có khả năng tài chính hạn hẹp vì có thể tạo ra kênh giao tiếp với chi phí rất thấp. Thực tế là với các công cụ, tiện ích của mạng xã hội không chỉ giúp cho mọi doanh nghiệp đểu có thể dễ dàng thực hiện khảo sát thị trường, quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp mà còn giảm thiểu các đòi hỏi về mặt bằng, đó là những ưu việt lớn khơng thể có được trong phương thức kinh doanh truyền thống. Do vậy, DNNVV cần sẵn sàng đổi mới tư duy kinh doanh, lựa chọn đầu tư xây dựng các kênh thông tin phù hợp cho việc xây dựng thông điệp và truyền bá đến các đối tác và khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 155 - 157)