Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 119)

3.3.3.1. Mẫu nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, 300 phiếu khảo sát đã được chuyển tới các đối tượng điều tra, số phiếu đã thu về hợp lệ là 231 phiếu, đạt tỷ lệ 77%. Nếu tính theo quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm điều tra, số lượng doanh nghiệp trả lời các mức quy mô vốn dao động từ 26 đến 38 doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô vốn đến dưới 0,5 tỷđồng; đến dưới 1 tỷđồng và từ 1 tỷđồng đến dưới 5 tỷđồng có số mẫu lớn nhất với 38 doanh nghiệp. Thấp nhất là nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50 đến 100 tỷđồng với 26 doanh nghiệp được điều trạ

Bảng 3.11. Mô tả mẫu nghiên cứu

Đơn vị: Doanh nghiệp

Vốn kinh doanh v1. Tốn ≤ổ 0,5 ng tỷđồng 2. Từ 0,5 - 1 tỷ đồng 3. Từ 1-5 tỷđồng 4. Từ 5 - 10 tỷ đồng 5. Từ 11 - 20 tỷ đồng 6. Từ 20 - 50 tỷ đồng 7. Từ 50- 100 tỷđồng Tổng Tỷ lệ (%) Tổng số 35 38 38 30 32 32 26 231 100% Theo lĩnh vực

Công nghiệp và xây dựng 7 9 8 10 11 11 12 68 29.4%

Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản 8 11 9 8 9 8 6 59 25.5% Dịch vụ/Thương mại 20 18 21 15 15 15 104 45.0% Theo địa phương Hà Nội 15 12 10 9 10 10 6 72 31.2% Hải Dương 5 5 7 6 10 5 4 42 18.2% Hải Phòng 6 6 8 7 6 5 3 41 17.7% Hà Giang 4 6 8 6 4 5 2 35 15.2% Quảng Ninh 5 9 5 5 5 9 3 41 17.7% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát

Trong tổng số 231 phiếu hợp lệ, phân bổ theo lĩnh vực bao gồm 104 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, chiếm tỷ lệ 45%, tiếp theo là 68 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ 29,4% và có 59 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Nông lâm nghiệp, thủy sản với tỷ lệ thấp hơn không nhiều, tương ứng với 25,5%. Nhìn chung số phiếu của các doanh nghiệp đều đảm bảo trên 50 phiếụ

Theo địa phương, Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp nên trong mẫu nghiên cứu cũng có số doanh nghiệp được khảo sát lớn hơn các tỉnh khác với 72 doanh nghiệp, chiếm 31,2% số doanh nghiệp được điều trạ Trong 4 địa phương còn lại đều có số doanh nghiệp chênh lệch không nhiều, dao động từ 35 (Hà Giang) đến 42 doanh nghiệp (Hải Dương).

3.3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Để có thang đo chính thức đảm bảo các yêu cầu phân tích định lượng, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, bộ thang đo hoàn chỉnh đã đề xuất qua bước định lượng sơ bộ (n = 72) tiếp tục được đánh giá độ tin cậy với dữ liệu của 231 phiếu trả lời quá trình điều tra chính thức. Kết quả, tất cả các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dao động từ 0.780 đến 0.875 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.

Thang đo biến độc lập chính trị-pháp luật có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.780 các hệ số tương quan biến tổng của 10 biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Thang đo chính trị pháp luật là tốt, 10 biến quan sát có tương quan chặt chẽ để đo lường biến độc lập chính trị-pháp luật.

Tương tự là thang đo của 4 biến độc lập còn lại gồm: Cơ sở hạ tầng; chi phí; thị trường và văn hóa xã hội có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần lượt là 0.862; 0,875; 0,781 và 0,804. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong mỗi thang đo đều lớn hơn 0,3.

Trong lần kiểm tra này,thang đo biến phụ thuộc cũng đạt yêu cầu với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.773 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

Như vậy, các thông số kiểm định cho thấy các thang đo hoàn chỉnh đạt yêu cầu, có thể sử dụng làm thang đo chính thức để tiến hành các nghiên cứu tiếp theọ

Bảng 3.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hoàn chỉnh

Biến quan

sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Chính trị pháp luật: Cronbach’s Alpha = .780 CTPL_1 37.684 14.008 .325 .777 CTPL_2 37.558 13.665 .472 .758 CTPL_3 37.485 13.547 .531 .752 CTPL_4 37.481 13.607 .446 .761 CTPL_5 37.593 13.895 .496 .757 CTPL_6 37.797 13.824 .338 .776 CTPL_7 37.701 13.576 .531 .752 CTPL_8 37.680 12.932 .438 .764 CTPL_9 37.515 13.616 .494 .756 CTPL_10 37.675 12.612 .486 .756 Cơ sở hạ tầng: Cronbach’s Alpha = .862 CSHT_1 15.619 5.550 .728 .821 CSHT_2 15.597 5.555 .741 .818 CSHT_3 15.515 5.799 .689 .832 CSHT_4 15.684 5.782 .673 .836 CSHT_5 15.489 6.294 .575 .859

Chi phí : Cronbach’s Alpha = .875

CP_1 12.814 2.596 .809 .821

CP_2 12.788 2.550 .804 .823

CP_3 12.918 2.998 .733 .844

CP_4 12.913 3.149 .597 .872

CP_5 12.879 3.064 .598 .873

Thị trường : Cronbach’s Alpha = .781

TT_1 16.199 4.543 .575 .734

TT_2 16.190 4.442 .704 .695

TT_3 16.416 4.479 .569 .735

TT_4 16.463 4.658 .450 .779

TT_5 16.359 4.709 .508 .755

Văn hóa: Cronbach’s Alpha = .804

VHXH_1 16.199 4.969 .555 .777

VHXH_2 16.597 3.998 .640 .751

VHXH_3 16.753 3.917 .702 .727

VHXH_4 16.394 4.535 .616 .757

VHXH_5 15.632 5.338 .456 .802

Quyết định đầu tư:Cronbach’s Alpha = .773

QDT_1 12.294 1.400 .511 .693

QDT_2 12.286 1.344 .597 .659

QDT_3 12.152 .964 .482 .728

QDT_4 12.203 .937 .644 .589

3.3.3.3. Kiểm định giá trị của thang đo chính thức bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả EFA lần thứ nhất:

Trước tiên, kiểm định KMO và Bartlett thu được kết quả KMO = 0,761, kiểm định Bartlett cho giá trị Sig là 0,000. Như vậy có thể rút ra rằng các biến có quan hệ với nhau và đủđiều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Từ 30 biến quan sát ban đầu đã trích được 7 yếu tố tại “Intitial Eigenvalues”>1, đồng thời tổng phương sai giải thích được khi nhóm nhân tố được rút ra là 67,088 (>50%) (Ph lc 8.1).

Giá trị Factor loading nhận được của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, ngoại trừ biến quan sát thứ tư của biến thị trường (TT_4) bằng 0,436, cũng đạt tiêu chuẩn như yêu cầu là lớn hơn 0.3. Kết quả cụ thể như sau:

Riêng đối với biến Chính trị-pháp luật, nghiên cứu có phát hiện đáng chú ý là, 10 tiêu chí đo lường chính trị - pháp luật được tải vào 2 nhân tố khác nhaụ Nhóm một gồm các biến quan sát theo thứ tự: CTPL3, CTPL2, CTPL5, CTPL1, CTPL4 và nhóm nhân tố hai gồm: CTPL10, CTPL8, CTPL7, CTPL9, CTPL6. Như vậy về mặt lý thuyết đã dự kiến 10 biến quan sát này đo lường khái niệm Chính trị-pháp luật, nhưng thực tế tại Việt Nam, chúng được tách thành hai khái niệm riêng. Về cơ bản các quan sát CTPL10, CTPL8, CTPL7, CTPL9, CTPL6 phản ánh thái độ của cơ quan công quyền, thời gian thự hiện các thủ tục đầu tư, cung cấp thông tin, đảm bảo sự công bằng và có hiện tượng nhũng nhiễu, đòi hỏi doanh nghiệp hay không. Tham chiếu một số các nghiên cứu trước đây như Thuy & Dijk (2008); Lu và cộng sự (2006); Dollar và cộng sự (2005); Wei (2000), tác giả đặt tên cho biến mới này “hiệu quả quản trị hành chính”. Nó không phản ánh các vấn đề trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật và chính sách, mà nội hàm chính là quá trình triển khai, thực hiện có đúng bản chất, đúng như cam kết các văn bản đó hay không.

Đối với 3 biến độc lập gồm Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường thì các biến quan sát dự kiến đều được tải vào một nhân tố, đồng thời hệ số tải của mỗi biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn để kết luận các biến quan sát có quan hệ với biến độc lập tương ứng.

Đối với nhóm biến quan sát của biến độc lập Văn hóa xã hội, 4 biến quan sát gồm VHXH1, VHXH2, VHXH3 và VHXH4 được tải vào một nhân tố, riêng biến quan sát VHXH5 được tải riêng vào một nhân tố duy nhất. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và một số giám đốc doanh

nghiệp, các ý kiến thống nhất rằng, yếu tố này chỉ có một biến quan sát duy nhất nên xét thấy không cần thiết phải thành lập một khái niệm mớị Việc loại bỏ biến này không ảnh hưởng nhiều đến khái niệm văn hóa xã hội và tổng thể MTĐT. Vì vậy, nghiên cứu sẽ quyết định loại bỏ biến quan sát này khi chạy lại EFẠ

Tóm lại, sau khi “phân tích nhân tố khám phá” lần thứ nhất, từ 30 biến quan sát ban đầu sẽ được rút lược còn 29 biến quan sát. Được chia thành 6 nhóm gồm: Chính trị-pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường và Văn hóa xã hộị

Kết quả chạy lại EFA lần thứ 2:

Sau biến quan sát VHXH5 được loại bỏ, kết quả “kiểm định KMO và Bartlett”

vẫn đảm bảo các biến có quan hệ với nhau và đủđiều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá với kết quả KMO = 0,759, kiểm định Bartlett cho giá trị Sig là 0,000.

Từ 29 biến quan sát ban đầu đã trích được 6 nhân tố, tổng phương sai giải thích được khi nhóm nhân tố được rút ra là 64,788 (>50%) (Phụ lục số 8.2). Các giá trị Factor loading thấp nhất là 0.425 (TT_4) nên đạt tiêu chuẩn như yêu cầụ Cụ thể là:

1) Kết quả EFA cho biến Chính trị-pháp luật gồm 5 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố, hệ số tải về nhân tố tương ứng sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,852; 0,840; 0,816; 0,757 và 0,745 Các hệ số đều thỏa mãn tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) nên có thể kết luận 5 biến quan sát này có quan hệ ý nghĩa với biến Chính trị-pháp luật.

2) Kết quả EFA cho Hiệu quả quản trị hành chính gồm 5 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố. Các hệ số tải về nhân tố tương ứng đều đạt yêu cầu vì đều lớn hơn 0,7. Hệ số tương ứng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,841; 0,839; 0,778; 0,705 và 0,697. Như vậy có thể kết luận 5 biến quan sát này có quan hệ ý nghĩa với biến Hiệu quả quản trị hành chính.

3) Kết quả EFA cho Cơ sở hạ tầng gồm 5 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố, hệ số tải tương ứng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,821; 0,807; 0,763; 0,757 và 0,609. Như vậy các hệ số tải về nhân tố tương ứng đều lớn hơn 0,3 nên có thể kết luận 5 biến quan sát này có quan hệ ý nghĩa với biến Cơ sở hạ tầng.

4) Kết quả EFA cho chi phí gồm 5 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố, hệ số tải tương ứng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,884; 0,883; 0,834; 0,727 và 0,726. Như vậy các hệ số tải về nhân tố tương ứng đều lớn hơn 0,3 nên có thể kết luận 5 biến quan sát này có quan hệ ý nghĩa với biến Chi phí.

5) Kết quả EFA cho Thị trường gồm 5 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố, hệ số tải tương ứng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,749; 0,725; 0,724; 0,617 và

0,425, tất cảđều lớn hơn 0,3 đạt tiêu chuẩn để kết luận các biến quan sát là có quan hệ ý nghĩa với biến Thị trường.

6. Kết quả EFA cho Văn hóa xã hội gồm 4 tiêu chí đo lường được tải vào một nhân tố, hệ số tải tương ứng được sắp xếp từ lớn đến nhỏ là: 0,842; 0,796; 0,731 và 0,685, tất cảđều lớn hơn 0,3, đạt tiêu chuẩn để kết luận các biến quan sát là có quan hệ ý nghĩa với biến Văn hóa xã hộị

Bảng 3.13. Ma trận xoay nhân tố - EFA lần 2

Quan sát Các nhóm 1 2 3 4 5 6 CSHT_2 .821 CSHT_1 .807 CSHT_4 .763 CSHT_3 .757 CSHT_5 .609 CP_1 .884 CP_2 .883 CP_3 .834 CP_4 .727 CP_5 .726 CTPL_3 .852 CTPL_2 .840 CTPL_5 .816 CTPL_4 .757 CTPL_1 .745 HQQTHC_5 .841 HQQTHC_3 .839 HQQTHC_2 .778 HQQTHC_4 .705 HQQTHC_1 .697 TT_3 .749 TT_5 .725 TT_2 .724 TT_1 .617 TT_4 .411 .425 VHXH_3 .842 VHXH_2 .796 VHXH_4 .731 VHXH_1 .685 Nguồn: Kết quả kiểm định của tác giả

Như vậy, các nhân tố Chính trị - pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Chi phí, Thị trường và Văn hóa xã hội đều có các biến quan sát tải về một một nhân tố độc lập tương ứng với các hệ số tải đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0,3. Do đó thang đo cho 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đều có giá trị sử dụng cho các phân tích tiếp theo

3.3.3.4. Kết quả kiểm định ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừạ

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đã có sự thay đổi nhỏ so với mô hình nghiên cứu dự kiến. Lý do là yếu tố chính trị pháp luật đã được tách thành 2 nhóm yếu tố riêng bao gồm Chính trị-pháp luật và Hiệu quả quản trị hành chính, đây là kết quả của bước nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ. Nghĩa là thay vì 5 biến độc lập, mô hình sẽ bao gồm 6 biến độc lập: Chính trị-pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường và văn hóa xã hộị Đối với nhóm yếu tố phản ánh hiệu quả quản trị hành chính, qua tổng quan nghiên cứu thì hiệu quả quản trị hành chính giúp tăng cường việc thực thi các cam kết của chính quyền đối với lĩnh vực đầu tư. Từđó, có thể giả định rằng hiệu quả quản trị hành chính có ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các doanh nghiệp. Do đó, các bước tiếp theo luận án sẽ đi kiểm định 06 giả thuyết về ảnh hưởng của MTĐT đến QĐĐT của DNNVV gồm: Giả thuyết H01: Chính trị, pháp luật ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV. Giả thuyết H02: Hiệu quả quản trị hành chính ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV. Giả thuyết H03: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV.

Giả thuyết H04: Chi phí ảnh hưởng tiêu cực tới QĐĐT của các DNNVV.

Giả thuyết H05: Thị trường ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV.

Giả thuyết H06: Văn hóa xã hội ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của các DNNVV.

i) Kết qu kim định các gi thuyết

Ở phần này, nghiên cứu tiến hành chạy tất cả 05 mô hình hồi quỵ Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra quan hệ của 6 biến độc lập với biến phụ thuộc là MTĐT mà không có sự tham gia của các biến kiểm soát. Sau đó, nghiên cứu tiếp tục xem xét vai trò của các biến kiểm soát khi tham gia vào mô hình. Có tất cả ba biến kiểm soát

Tiến hành xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về tín dụng cho DNNVV. Cơ sở hạ tầng thông tin tín dụng cần được hoàn thiện và minh bạch cả về phía các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động truyền thông, các tổ chức tín dụng công khai các quy định, chính sách cung cấp tín dụng cho các DNNVV, giúp các DNNVV có được các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về qui trình, thủ tục vay, thủ tục bảo lãnh, các điều kiện vay và lãi suất vay… Đồng thời các DNNVV cũng phải minh bạch hóa thông tin nhằm trợ giúp việc thẩm định và ra quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng.

Hỗ trợ DNNVV tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh: Việt Nam tiếp nhận một lượng rất lớn DNNVV ra đời hàng năm, điều này cũng làm nảy sinh khó khăn cho các DNNVV khi phải đối mặt với sự gia tăng liên tục về nhu cầu vềđất đai, gây áp lực lớn khi các doanh nghiệp tìm kiếm đất đai phục vụ xây dựng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, cửa hàng... Các báo cáo khảo sát về khả năng tiếp cận đất đai của DNNVV của VCCI cho thấy, chỉ có ¼ các doanh nghiệp được giao đất hay thuê đất trực tiếp từ chính quyền, điều này cũng có nghĩa là khoảng 75% doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thiếu đất. Rõ ràng, đây là một rào cản lớn dành cho các doanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)