Thứ tự Quốc gia Thuế thu nhập doanh nghiệp (%) Thuế giá trị gia tăng (%)
1 Việt Nam 20 0-10 2 Nhật Bản 23.4 8 3 Trung Quốc 25 0-17 4 Singapore 17 7 5 Thái Lan 20 10 6 Ấn Độ 25-40 5-15 7 Malaysia 24 8 Nguồn: PWC, 2017
Vào thời điểm năm 2017, so với một số quốc gia Châu Á, ngoài trừ Singapore chi phí liên quan đến thuế của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức trung bình thấp, thậm chí thấp hơn một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia.
Về thị trường.
Với một lực lượng dân số khá đông đảo, các doanh nghiệp Việt Nam có một thị trường tiềm năng được đánh giá là có quy mơ lớn, hấp dẫn. Sức mua, tốc độ tăng trưởng thị trường phần nào cũng được đảm bảo thông qua sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Liên tục 10 năm gần đây, GDP duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 5%/năm đến gần 7%/năm, cùng với tỷ lệ dân số tăng thấp, tỷ giá tiền đồng Việt Nam so với đồng Đơ la mỹ tăng khơng cao, GDP bình quân đầu người nhìn chung được cải thiện đã làm tăng sức mua trong nước.
Tác động từ quá trình mở cửa nền kinh tế cũng đã thực sự lan tỏa tới các DNNVV, mở ra khả năng tiếp cận với các thị trường mới cho các doanh nghiệp này. Mặc dù ở mặt trái của nó, những khó khăn, thách thức về thị trường dành cho các doanh nghiệp này cũng trở nên lớn hơn, phức tạp hơn. Sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài khiến các thị trường truyền thống của các DNNVV chủ yếu là ở địa phương đang bị cạnh tranh gay gắt. Chính vì các rào cản thương mại từng bước được gỡ bỏ, chi phí vận chuyển và truyền thơng xun biên giới giảm, hàng hóa nhập khẩu từ các hãng ở nước ngồi có chi phí thấp hơn xuất hiện, tạo thêm áp lực cho DNNVV trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, chính phủ, các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ và bản thân các DNNVV đã có những phải điều chỉnh và cách tiếp cận mới để thúc đẩy khả năng cạnh tranh, duy trì và phát triển thị trường của DNNVV. Đáng chú ý trong đó, là các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với sự tham gia của hàng chục nghìn lượt DNNVV hàng năm. Trong đó giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam đã thực hiện 669 đề án với tổng kinh phí gần 620 tỷ đồng với sự tham gia của trên
18 nghìn lượt doanh nghiệp. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, Việt Nam cũng có hơn 500 đề án được nhà nước hỗ trợ với kinh phí gần 500 tỷ đồng. Nhìn chung, hàng năm các địa phương, các tỉnh, thành phố cũng liên tục triển khai hỗ trợ về thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó 90% các doanh nghiệp tham gia là các DNNVV. Đây là những chính sách cụ thể giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường, mở rộng cơ hội truyền tải thương hiệu, thơng tin sản phẩm tới khách hàng. Nó có ý nghĩa đặc biệt với các DNNVV, vốn khơng có sẵn các chiến lược truyền thơng chun nghiệp với kinh phí lớn.
3.2.2. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dựa trên QĐĐT đã lựa chọn, các DNNVV tiến hành triển khai các hoạt động đầu tư phát triển, nhờ đó đã góp phần làm gia tăng quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế nói chung và của các DNNVV nói riêng. Trong điều kiện giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình đầu tư của các DNNVV để giải thích và minh chứng cho việc thực hiện các QĐĐT của DNNVV.
3.2.2.1. Quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
i) Tổng vốn đầu tư thực hiện hàng năm của DNNVV:
Bảng 3.5. Quy mô vốn đầu tư hàng năm của các DNNVV giai đoạn 2006-2017 Năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội