KSNB hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên theo 5 yếu tố: môi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, thơng tin và truyền thơng, hoạt động kiểm sốt, giám sát.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về KSNB hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2019 – 2020
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể và các công cụ hỗ trợ như sau:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc thiết lập bộ câu hỏi khảo sát được gửi đến Ban Giám đốc, trưởng phó các phịng ban, bộ phận kế tốn, nhân viên của các bộ phận sản xuất tồn Cơng ty. Từ các câu trả lời của đối tượng khảo sát tác giả thu thập được dữ liệu để phân tích, đánh giá và đưa ra nhận xét của mình nhằm định hướng hồn thiện KSNB hoạt động sản xuất.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tổng hơp dữ liệu thứ cấp chủ yếu là các bài báo, bài nghiên cứu, giáo trình hay các báo cáo tài chính của Cơng ty được tác giả thu thập thơng qua các tạp chí, qua internet và dữ liệu báo cáo từ phịng Kế tốn - Tài chính, bộ phận sản xuất của Công ty cổ phần Nam Liên.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát thực tế cơng tác kiểm sốt nội bộ tại công ty từ bộ máy quản lý đến chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban liên quan đến cơng tác kiểm sốt để tìm hiểu thực trạng KSNB tại Công ty.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trước và các tài liệu về quy trình KSNB của Cơng ty cổ phần Nam Liên. Luận văn cũng tham khảo thông tin, kết quả nghiên cứu của các luận văn Thạc sỹ, các bài báo khoa học. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu này.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tổng hợp, phân loại dữ liệu theo từng mục đích nghiên cứu và phân tích dữ liệu thu thập được. Sử dụng phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh để xử lý dữ liệu, trên cơ sở đó thực hiện đánh giá thực trạng KSNB tại Công ty cổ phần Nam Liên. Đưa ra các kết luận về thực trạng KSNB tại Công ty cổ phần Nam Liên. Điều tra các nguyên nhân của những hạn chế cịn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp Hồn thiện nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB tại Công ty cổ phần Nam Liên.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn là tài liệu nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về KSNB trong DNSX. Lý luận trong luận văn có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về KSNB trong các đơn vị DN nói chung và sản xuất nói riêng.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu các đặc điểm KSNB tại Công ty cổ phần Nam Liên. Kết quả đánh giá được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất được những phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm hồn thiện để nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên.
1.7. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu này kết cấu bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động sản xuất tại Cơng ty cổ phần Nam Liên
Chương 4: Thảo luận kết quả và hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như: nêu lên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, đưa ra những đặc điểm tổng quan của các cơng trình nghiên cứu liên quan. Đồng thời, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Để tiến hành thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nhất định, và luận văn có mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cuối cùng, chương I xác định kết cấu của luận văn bao gồm 4 chương.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp