.Bản chất về kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên (Trang 31 - 33)

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.[Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thay thế chuẩn mực 400].

Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (American Institute of Certificated Public Accountant – AICPA) định nghĩa KSNB như sau : “KSNB bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong DN để bảo đảm an tồn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế tốn, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”.

Theo COSO 2013, KSNB là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị (HĐQT) và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu dưới đây:

- Đảm bảo sự tin cậy của BCTC;

- Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật pháp; - Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.

KSNB bao gồm 5 thành phần: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát.

Từ năm 1992 đến 2013, quan điểm của COSO đã có những điểm thay đổi cơ bản: - Ngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu các gian lận;

- Đáp ứng các nhu cầu, quy định, chuẩn mực;

- Sự thay đổi trong mơ hình kinh doanh phù hợp với sự biến động của thế giới; - Hướng đến sự tồn cầu hóa thị trường và hoạt động tiêu thụ mở rộng; - Tăng cường các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội; - Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị kinh doanh ở tầm vĩ mô. Dựa vào 7 khía cạnh chính đã được điều chỉnh, COSO 2013 đã đưa ra 17 nguyên tắc mở rộng theo mơ hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO 2013:

Mơi trường kiểm sốt

(1) Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá trị đạo đức

(2) Thực hiện trách nhiệm tổng thể

(3) Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm (4) Thực thi cam kết về năng lực

(5) Đảm bảo trách nhiệm giải trình Đánh giá rủi ro

(6) Các mục tiêu phù hợp và cụ thể (7) Xác định và phân tích rủi ro (8) Đánh giá rủi ro gian lận

(9) Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng Hoạt động kiểm soát

(10) Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát (11) Lựa chọn và các phát triển các kiểm sốt chung (12) Ứng dụng chính xác và thủ tục

Thông tin và truyền thông

(13) Sử dụng thông tin phù hợp (14) Truyền thông nội bộ

(15) Truyền thơng bên ngồi đơn vị

Hoạt động giám sát (16) Thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt

(17) Đánh giá và tính truyền thơng giữa các nội dung Những nguyên tắc trên là kim chỉ nam để hướng dẫn các DN thiết kế một hệ thống KSNB hiệu quả nhằm mang lại tối đa lợi ích cho DN.

Tóm lại, theo Coso 2013:

- KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn vị.

- Ban lãnh đạo và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho KSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w